ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA THỊ XÃ BA ĐỒN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã ba đồn tỉnh quảng bình (Trang 35 - 38)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA THỊ XÃ BA ĐỒN

Ba Đồn có 6.438,27 ha đất Lâm nghiệp chiếm 39,6% tổng diện tích tự nhiên.

Rừng phòng hộ: 1.895,42 ha; rừng sản xuất: 4.587,85 ha. Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên: 1.929,90ha, diện tích rừng trồng: 3.397,4 ha, diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp: 1.110,97 ha, độ che phủ toàn thị xã 29,4%.

Rừng ở Ba Đồn thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh nửa rụng lá, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như Lim xanh, Sến, Táu, Đinh, Gụ, Trai… và nhiều loại thú như Hươu đen, Trĩ sao, Gà rừng, Chồn,...

Rừng trồng phần lớn là Thông nhựa, Phi lao, Bạch đàn và Keo các loại. Nhìn chung diện tích lâm nghiệp của địa bàn thị xã hầu hết đã được sử dụng, trong đó diện tích bãi cát phòng hộ chống cát lấn, cát bay đã được trồng rừng phi lao tương đối đầy đủ. [9]

Bng 4.1. Diện tích rừng qua các năm của thị xã Ba Đồn ( ha)

Năm

Diện tích 2014 2015 2016 2017 2018

Rừng tự nhiên 2.277,30 2.277,30 2.201,46 2.089,10 1.929,90 Rừng trồng 1.798,70 1.804,7 3.171,81 3.285,50 3.397,40

Độ che phủ (%) 22,17 22,10 33,10 29,52 29,4

(Nguồn: Báo cáo Hạt kiểm lâm thị xã Ba Đồn, 2018) Theo bảng diễn biến rừng ở trên trong những năm qua diện tích rừng của thị xã Ba Đồn có xu hướng tăng so với các năm trước, nhưng thực trạng cho thấy diện tích, chất lượng rừng tự nhiên của thị xã ngày càng giảm, thay vào đó diện tích rừng trồng liên tục tăng qua các năm. Phân bố diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và đất trống chưa quy hoạch được thể hiện qua bảng 4.2 [9]

Bng 4.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp các xã/ phường thị xã Ba Đồn

TT

Tổng diện tích tự

nhiên

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Đất trống đồi núi chưa sử

dụng Tổng cộng

Diện tích rừng trồng chưa thành

rừng

1 Quảng Sơn 5.373,1 1.857,0 2.237,0 426,4

2 Quảng Minh 1.818,5 24,5 696,3 72,7

3 Quảng Trung 679,2 47,4

4 Quảng Tiên 1.009,6 21,5 138,6 8,4

5 Quảng Thủy 277,2 6,8 21,3

6 Quảng Phong 474,1 1,9 1,0

7 Quảng Long 964,3 12,6 6,4

8 Quảng Phúc 1.417,8 20,2 161,1 14,4

9 Quảng Thọ 921,9 81,2 26,3

Tổng 12.935,7 1.930 3.397,4 555,6

(Nguồn:Báo cáo Hạt Kiểm lâm thị xã Ba Đồn năm 2018) Từ bảng 4.2 ta thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp của thị xã phân bố không đều. Diện tích rừng tập trung ở một số xã như: xã Quảng Sơn, Quảng Minh, Quảng Tiên và phường Quảng Phúc. Đây cũng là nơi thường xuất hiện các điểm nóng về tình hình khai thác lâm sản trái phép, phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp.

Ta có hiện trạng trữ lượng rừng thị xã Ba Đồn cụ thể qua bảng 4.3[9] như sau:

Bng 4.3. Hiện trạng trữ lượng rừng thị xã Ba Đồn

Loại rừng Tổng diện tích (ha) Trữ lượng (m3)

Gỗ 4.771,70 220.704,8

I. Rừng tự nhiên 1.929,87

1.Rừng gỗ lá rộng:

- Rừng giàu - Rừng trung bình

- Rừng phục hồi 1.099,29 49.314,6

- Rừng nghèo 785,64 65.376,7

- Rừng nghèo kiệt 44,94 1.751,3

2. Rừng hỗn giao

3.Rừng tre, nứa thuần loài II. Rừng trồng

1. Rừng trồng có trữ lượng 2.841,8 104.262,2

2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 555,6

(Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm thị xã Ba Đồn năm 2018) Từ bảng 4.3 cho thấy tổng trữ lượng các loại rừng 220.704,8m3; rừng trồng 104.262,2m3; diện tích rừng lá rộng là 1.929,87 ha, với tổng khối lượng gỗ khoảng 116.442,6 m3 chiếm 52,7% tổng trữ lượng của thị xã, bình quân khoảng 60,33 m3/ha, trong đó rừng phục hồi chiếm 56,9% trữ lượng diện tích rừng lá rộng tập trung ở xã Quảng Sơn; rừng nghèo chiếm 40,7% và rừng nghèo kiệt chiếm 2,3%.

Diện tích rừng trồng là 2.841,8 có trữ lượng 104.262,2 chiếm 47,3% tổng trữ lượng của thị xã...

Nhìn chung trữ lượng rừng của thị xã Ba Đồn ít hơn so với các huyện và thành phố khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị xã. Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích rừng phục hồi và rừng nghèo chiếm tỷ lệ lớn, diện tích phân bố không đều giữa các xã, trữ lượng rừng tự nhiên và rừng trồng tương đối bằng nhau. Nếu biết phát huy các lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, chủng loại cây đa dạng phong phú, thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai sẽ cùng với các chính sách khuyến khích phát triển

nông lâm nghiệp thì đây sẽ là cơ hội tốt để phát triển sản xuất, kinh doanh nghề rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã ba đồn tỉnh quảng bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)