Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN
4.2.1. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng
Công tác PCCCR được coi là nhiệm vụ cấp bách và luôn được chú trọng đặt lên hàng đầu. Để thực hiện tốt công tác PCCCR, hàng năm, Hạt Kiểm Lâm Ba Đồn đã chủ động tham mưu cho UBND thị xã Ba Đồn tổ chức tổng kết công tác BVR - PCCCR, ban hành các văn bản, chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, cũng cố lại BCĐ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của thị xã, bổ sung quy chế, phân công nhiệm vụ và bổ sung phương án tổng thể của thị xã về BVR - PCCCR.
Bên cạnh đó, đã tổ chức các đợt diễn tập PCCCR để phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân, sức mạnh của phương châm 4 tại chỗ của địa phương trong công tác chuẩn bị PCCCR; năng cao năng lực chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền địa phương và BCĐ, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng trong công tác PCCCR.
Trước các thời điểm dễ xảy ra cháy rừng (từ tháng 6 đến tháng 9) UBND thị xã đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm thị xã Ba Đồn triển khai ký cam kết với 298 hộ gia đình, 04 tổ chức (chủ rừng) lớn và 04 trường trung học cơ sở trên địa bàn trong công tác PCCCR [10].
Tích cực tuần tra canh gác, duy trì chế độ trực ban, trực nhật chặt chẽ, đặc biệt là các tháng cao điểm của mùa khô dễ xảy ra cháy rừng.
Hạt Kiểm lâm Ba Đồn đã mua sắm trang bị bổ sung dụng cụ PCCC cho các trạm, các xã, phường có rừng để đảm bảo tính cơ động cho việc chữa cháy khi xảy ra cháy rừng [10]. Được thể hiện qua bảng 4.4:
Bảng 4.4. Thống kê dụng cụ, phương tiện PCCCR thị xã Ba Đồn năm 2018
Dụng cụ PCCCR
Máy bơm nước (cái)
Máy cắt cỏ
(cái) Máy
cưa xăng (cái)
Bình cứu hỏa (bình)
Bình phun nước (bình)
Bàn dập lửa (cái)
Loa PCCCR
(cái)
Xẻng (cái)
Cuốc, cào (cái)
Rựa (cây)
Thùng đựng nước (cái)
Can đựng nước (cái)
Bi đông (cái)
Xô (cái)
2 4 6 42 0 3 4 22 25 56 7 26 18 12
(Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm thị xã Ba Đồn năm 2018) So với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng trên địa bàn thị xã thì trang thiết bị, phương tiện PCCCR đang còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí đầu tư vì vậy công tác dập lửa, chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra còn gặp khó khăn.
Vào thời gian nắng nóng cao điểm, UBND thị xã và Hạt Kiểm lâm Ba Đồn đã phân công tổ chức trực 24/24h, kể cả ban đêm và ngày thứ 7, chủ nhật, đảm bảo trực 100% con số.
Qua các số liệu điều tra thực tế ngẫu nhiên một số người dân, cán bộ trên địa bàn 02 xã Quảng Sơn, Quảng Minh có đến 15,1% phiếu chấm điểm khá cho rằng công tác phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi các vụ cháy rừng xảy ra, 32,7% phiếu đánh giá tốt cho công tác này. Cho thấy công tác PCCCR tại thị xã đã được triển khai và thực hiện khá tốt.
Mặc dù đã có những hoạt động triển khai công tác PCCCR hàng năm kịp thời nhưng trên địa bàn thị xã Ba Đồn tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra. Ta có số liệu thống kê các vụ cháy rừng trên địa bàn thị xã Ba Đồn các năm qua bảng 4.5 [10]
Bảng 4.5. Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn thị xã Ba Đồn
Năm Số vụ Diện tích
(ha) Thời điểm Loại rừng Nguyên nhân
2014 01 0,5 Tháng 5 Rừng
trồng Đốt ong
2015 02 5,6 Tháng 5 Rừng
trồng
Sử dụng lữa trong rừng không có kiểm soát và vệ sinh rừng
2016 02 0,71 Tháng 6 Rừng
trồng
Sử dụng lữa trong rừng vô ý thức gây cháy rừng 2017 0
2018 01 0,44 Tháng 5 Rừng
trồng Xử lý thực bì sau khai thác Tổng 06 7,25
(Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm thị xã Ba Đồn các năm 2014 - 2018) Qua bảng số liệu thể hiện số vụ cháy và diện tích cháy của thị xã Ba Đồn cho ta thấy do làm tốt công tác PCCCR hàng năm, nên số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy đã được hạn chế đến mức thấp nhất. Số vụ cháy và diện tích cháy cao nhất vào năm 2015 với diện tích 5,6ha - 02 vụ, đặc biệt năm 2017 không có vụ cháy rừng nào xảy ra.
Năm 2014 trên địa bàn thị xã Ba Đồn tại khoảnh 5, tiểu khu 212A, thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn xảy 01 vụ cháy rừng trồng Thông nhựa thuộc lâm phần của Chi nhánh Lâm trường Quảng Trạch (giao cho hộ gia đình bà Lê thị Hoa quản lý) với diện tích 0,5ha; nguyên nhân là người dân sử dụng lửa để đốt ong gây cháy rừng.
Năm 2015, trên địa bàn thị xã xảy ra 02 vụ cháy với tổng diện tích thiệt hại 5,6ha rừng trồng Thông nhựa từ dự án Việt Đức đã tạm giao cho các hộ gia đình quản lý, sử dụng và cháy rừng trồng Bạch đàn, Keo lai; nguyên nhân là do trong khi thắp hương, đốt vàng mã tại khu lăng mộ và xử lý thực bì không có kiểm soát gặp thời điểm nắng nóng và có gió Tây nam thổi mạnh gây nên cháy rừng. Cụ thể: ngày 17/5/2015, tại tiểu khu 202B thôn Biểu lệ, xã Quảng Trung xảy ra cháy rừng trồng
Thông nhựa của 02 hộ gia đình thuộc nguồn vốn Dự án 661 với diện tích 3,2ha;
ngày 19/5/2015, cũng tại tiểu khu 202B thôn Biểu lệ, xã Quảng Trung lại xảy ra cháy rừng trồng Bạch đàn tái sinh chồi và Keo lai 3 năm tuổi của 04 hộ gia đình với diện tích 2,4 ha, mức độ thiệt hại từ 10 - 25; tuy nhiên với diện tích rừng bị cháy ít nhưng đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng, gây thiệt hại về kinh tế người dân và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.
Hình 4.1. Cháy rừng Thông nhựa ở xã Quảng Minh - Ảnh: Phạm Anh Tuấn
Hình 4.2. Phối hợp chữa cháy rừng tại lâm phần của CN LT Quảng Trạch - Ảnh: Phạm Anh Tuấn
Năm 2016, trên địa bàn thị xã Ba Đồn tiếp tục xảy ra 02 vụ cháy rừng tại hai xã Quảng Minh và Quảng Trung với diện tích cháy là 0,71ha.
Năm 2018, trên địa bàn thị xã Ba Đồn xảy ra 01 vụ cháy rừng trồng Thông nhựa dự án PAM tại thôn Minh Tiến, xã Quảng Minh với diện tích 0,44ha. [9]
Trong vòng hơn 5 năm, trên địa bàn thị xã Ba Đồn xảy ra 06 vụ cháy lớn, nhỏ và đối tượng chủ yếu là cháy các loại rừng trồng, thời điểm phát lửa từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, mà nguyên nhân cháy xuất phát từ sự thiếu ý thức trong sử dụng lữa của người dân trong vấn đề xử lý thực bì và vệ sinh rừng. Ngoài ra, khi xảy ra cháy rừng, Hạt Kiểm lâm cùng các cơ quan có chức năng chưa thực sự kiên quyết điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý theo đúng pháp luật.
Hệ thống đường băng cản lửa so với yêu cầu PCCCR vẫn còn thiếu, đặc biệt có khu vực nếu xảy ra cháy lớn sẽ rất khó tiếp cận, tổ chức lực lượng và phương tiện để cứu chữa kịp thời. Hệ thống hồ, đập dự trữ nước phân bố không đều, địa hình phức tạp, phương tiện chữa cháy chủ yếu là thủ công, còn phương tiện cứu hỏa cơ giới không tiếp cận được đến hiện trường. Công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật chưa được thường xuyên và chưa thực sự sâu rộng. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR cũng như dụng cụ chữa cháy còn thô sơ, bảo hộ lao động cho người chữa cháy chưa được trang bị đầy đủ.
Toàn thị xã có 01 chòi canh lửa rừng, hơn 24 km đường băng cản lửa, 04 bảng tuyên truyền về bảo vệ rừng và trên 10 biển niêm yết cấm lửa, được bố trí tại các trục đường người dân hay vào, ra rừng. Đặc biệt là những khu vực có diện tích rừng trồng Thông tập trung, gần khu dân cư, khu lăng mộ nằm ven rừng nơi có nhiều người qua lại. Thực tế cho thấy điểm đặt chòi canh chưa phát huy tác dụng với lý do: Chòi canh ở tiểu khu 212B nằm trong lâm phần của Chi lâm trường Quảng Trạch có chiều cao thấp, tầm quan sát hạn chế.
Nhìn chung, Công tác PCCCR của thị xã Ba Đồn trong các năm qua đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn cần phải phát huy những việc đã làm được và khắc phục điểm chưa làm được để đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa như:
công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về PCCCR cho người dân, tổ chức diễn tập nâng cao kiến thức cho người dân về chữa cháy rừng, công tác xử lý thực bì trước thời điểm nắng nóng, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện chữa cháy.