CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là đề tài rất thiết thực và có ý nghĩa. Đối với nhiều địa phương trên cả nước, đề tài này không còn là vấn đề mới mẻ nhưng việc tổ chức nghiên cứu, đánh giá trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là một việc làm hết sức cần thiết vì trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Trong bối cảnh hiện nay, Đồng Nai là một trong số các tỉnh có tốc độ tăng dân số cơ học rất cao, tôn giáo cũng rất đa dạng nên việc tổ chức đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Biên Hòa, từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý, sử dụng hiệu quả trong thời gian tới là việc làm hết sức cần thiết và có tính thực tiễn cao. Để việc triển khai đạt hiệu quả cao, việc nghiên cứu các đề tài có liên quan để kế thừa các kết quả sẽ rút ngắn được thời gian nghiên cứu và hạn chế các sai sót trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
Theo Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thành Quốc, thực trạng sử dụng đất NTD trên địa bàn thành phố Huế là do lịch sử để lại lâu đời nên hiện nay đất NTD không tập trung theo từng nghĩa trang, nghĩa địa chung mà phân bố rãi rác khắp ở 20 phường. Toàn thành phố có 449 khu nghĩa trang, nghĩa địa với 4 loại hình sử dụng đất NDT, tổng diện tích là 696,64 ha. Có 3 khu nghĩa trang phù hợp với quy hoạch, 64 khu nghĩa địa đang thực hiện dự án hoặc giao cho chủ đầu tư, 228 khu nghĩa địa chưa có dự án nhưng nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, 204 khu nghĩa địa nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết. Vấn đề hạn mức đất sử dụng cho nghĩa trang, nghĩa địa vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Người dân vẫn chôn cất một cách tùy tiện, không theo quy định về diện tích cho từng phần mộ. Do không quản lý chặt chẽ nên một số đối tượng “đầu nậu” vẫn tiến hành tạo mộ gió, gây khó khăn trong việc xác định hiện trạng quỹ đất NTD. Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất NTD tuy đã được chính quyền tỉnh và thành phố bước đầu quan tâm, song vẫn chưa toàn diện. Công tác ban hành các văn bản pháp luật để quản lý đất NTD còn hạn chế, thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất NTD chưa có các kế hoạch cụ thể cho từng vị trí,
theo thời kỳ hay theo các năm. Hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa không có quy hoạch chi tiết thống nhất. Do đó, vấn đề quản lý đất NTD không đảm bảo hiệu quả. Vấn đề xây dựng nhà hỏa táng đến nay là rất cần thiết. Song kết quả điều tra, thăm dò ý kiến người dân về việc xây dựng nhà hỏa táng trên địa bàn thành phố Huế cho thấy, người dân còn e dè khi lựa chọn phương thức đưa tiễn người thân đến tượng đài hỏa thiêu.
Theo Lã Kim Ngân, là một đất nước có 54 dân tộc sinh sống và có tốc độ phát triển đô thị thuộc loại rất cao, vấn đề chôn cất người chết tại các đô thị và nông thôn Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên toàn quốc. Mỗi vùng miền lại có những phong tục tập quán và quan niệm xã hội về nơi cư trú cho người đã khuất rất khác nhau, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Nguyên... và các khu dân cư nông thôn, quan niệm này còn hết sức bảo thủ, xu hướng chôn ba năm mới bốc mộ còn phổ biến, thậm chí một số nơi còn chôn vĩnh viễn. Vì thế, đất giành cho các khu nghĩa trang đang chiếm một tỷ lệ đáng kể, gây cản trở cho việc phát triển mở rộng đô thị, ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và làm trở ngại đến công tác quản lý sử dụng đất.
Thực tế, đa số các nghĩa trang xây dựng tự phát không có quy hoạch và các hướng dẫn cụ thể về hình thức kiến trúc mộ trí, cách sắp đặt và bố cục khuôn viên khu mộ như cảnh quan cây xanh, kiến trúc cho các công trình phụ trợ... Do vậy, tình trạng xây dựng các khu nghĩa trang không có sự thống nhất về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiến trúc và cảnh quan nghĩa trang, chưa tạo ra được bản sắc riêng của từng vùng miền, chưa tham gia đóng góp vào việc tạo dựng mỹ quan của khu vực.
Xây dựng và quản lý các khu nghĩa trang là một trong những nội dung của công tác quản lý đô thị, có ảnh hưởng rất lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự hướng dẫn một cách khoa học để việc chôn cất người chết ở Việt Nam vừa đảm bảo nét thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng dân cư.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Ban hành Hướng dẫn Quy hoạch xây dựng và quản lý nghĩa trang trong quy hoạch phát triển đô thị sẽ làm cơ sở khoa học cho công tác thiết kế quy hoạch xây dựng và tạo ra cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đô thị ở Việt Nam có hiệu quả. Hướng dẫn Quy hoạch xây dựng và quản lý nghĩa trang trong quy hoạch phát triển đô thị sẽ hoàn thiện một
bước hệ thống các vấn đề cơ sở lý luận khoa học trong quy hoạch xây dựng nghĩa trang tại các khu đô thị ở Việt Nam.
Tạo cơ sở cho việc tổ chức xây dựng các nghĩa trang vừa mang tính khoa học, vừa mang tính văn hoá, phù hợp với phong tục tập quán lành mạnh của các cộng đồng dân cư, đảm bảo môi trường cảnh quan đô thị và thẩm mỹ kiến trúc.
Theo Vũ Thị Hiền, quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là một vấn đề khá mới nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đời sống tâm linh con người. Nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần để xuất các giải pháp để quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong việc táng của dân tộc.
Qua nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số kết luận như sau: Người Hà Nội có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, luôn chăm lo đến mồ mả ông bà, tổ tiên và thể hiện lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành dưỡng dục và rất coi trọng đời sống tâm linh. Hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân được hình thành tự phát, phân tán nhỏ lẻ, xây dựng mộ lộn xộn, ô nhiễm môi trường do không có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết và thiếu sự quản lý trong một thời gian dài. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang trong đó có quy định mức sử dụng đất đối với một phần mộ. Đây chính là cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng đất tại các nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời giúp các nghĩa trang xây dựng quy chế và đưa vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang dần đi vào nề nếp và ngày càng tiết kiệm đất. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang chưa được tốt, hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cấp thành phố đến cấp cơ sở đã cơ bản xác định vị trí và diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa nhưng chưa mang tính chất liên vùng, chưa sát với thực tế, quy hoạch nghĩa trang quy mô nhỏ còn nhiều và manh mún, chưa giải quyết được bài toàn tiết kiệm đất và đảm bảo vệ sinh môi trường. Tình trạng táng tùy tiện, tự ý xây tường bao, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng nghĩa trang dòng họ đang diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các huyện ngoại thành. Quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa nông thôn đang trở thành vấn đề nhức nhối cần sớm có biện pháp quản lý hiệu quả nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm vệ sinh môi trường và giữ được nét văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Mặc dù đã bị cấm nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn diễn ra, hình thành một “thị trường bất động sản ngầm” về loại đất này, điều đó cho thấy nếu đi ngược lại quy luật thị trường thì Nhà quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, nhiều vấn đề xã hội phức tạp phát sinh. Những giải pháp tác giả đề xuất tại Luận văn sẽ góp phần giúp Hà Nội quản lý tốt hơn quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng như sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả hơn, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân trong việc táng, giúp đời sống tinh thần, tâm linh của người dân ngày càng phong phú hơn.
CHƯƠNG 2