CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ÐỒNG NAI
3.1.6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
3.1.6.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2011 - 2016, kinh tế thành phố phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao so với mức tăng bình quân trong toàn tỉnh, tăng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 12,63% (tốc độ tăng trưởng năm 2016 của tỉnh là 8,18%).
Bảng3.1.Tăng trưởngtổng sản phẩm (GDP)giai đoạn 2011 - 2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011
Năm 2015
Năm 2016
Tăng trưởng bình quân 2011-2016
(%) 1. GDP (giá cố
định 2010)
Triệu
đồng 48.228.544 77.884.002 87.372.457 12,62 - Công nghiệp
- Xây dựng
Triệu
đồng 29.113.694 44.757.144 49.456.644 11,18 - Thương mại - Dịch vụ Triệu
đồng 19.007.125 33.060.286 37.854.027 14,77 - Nông, lâm, thủy sản Triệu
đồng 107.725 66.572 61.785 -10,52 2. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm % 14,46 12,65 12,18
3. GDP/người (giá hiện hành)
1000
đồng 63.546 104.360 109.805 11,56 Nguồn: Báo cáo số tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa năm 2016.
Biểu đồ 3.1.Tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) giai đoạn 2011 - 2016 GDP bình quân đầu người năm 2016 (khoảng 109 triệu) tăng 1,7 lần so với năm 2011 (khoảng 63 triệu). So với toàn tỉnh, GDP bình quân của thành phố cao gấp 1,36 lần (bình quân GDP của tỉnh 80 triệu đồng/người, trong khi của thành phố Biên Hòa 109 triệu đồng/người).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ từ 39,4% năm 2011 lên 43,3% năm 2016; ngành Công nghiệp giảm từ 60,4% năm 2011xuống 56,6% vào năm 2016; ngành Nông - Lâm - Thủy sản giảm từ 0,22%
năm 2011 còn 0,07% năm 2016.
3.1.6.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số năm 2016 khoảng 1.066 ngàn người, tăng 199.000 người so với năm 2011, giai đoạn 2011-2016 bình quân dân số tăng 40 ngàn người/năm. Mật độ dân số trung bình là 4.044,53 người/km2 cao gấp gần 8 lần so với toàn tỉnh (toàn tỉnh là 493,41 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011- 2016 là 4,6%/năm, chủ yếu là tăng dân số cơ học. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 01%, dân số cơ học tăng mạnh, bình quân tăng 3,6%/năm, phù hợp với sự phát triển của công nghiệp và đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số nhanh cũng tác động rất lớn đến nhu cầu sử dụng đất (nhu cầu đất ở tăng) và việc đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh.
Bảng3.2.Dân số, lao động và việc làm giai đoạn 2011 - 2016
Chỉ tiêu dân cư
Đơn vị tính
Năm 2011
Năm 2015
Năm 2016 1. Dân số Người 867.049 1.065.820 1.066.097 2. Tỷ lệ phát triển dân số % 5,72 2,21 1,0 3. Số lao động được giải quyết việc làm Người 24.675 24.910 24.550 - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % 49,01 68,00 70,0
4. Tỷ lệ hộ nghèo % 0,71 0,2 0,33
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa năm 2016) Giải quyết việc làm cho 125/118 ngàn người, đạt 107% kế hoạch (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 24 ngàn lao động); trong đó giải
quyết việc làm thông qua chương trìnhkinh tế xã hội 44 ngàn người, đưa vào các doanh nghiệp 81 ngàn người, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2% vào năm 2016.
3.1.6.3. Thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và các khu công nghiệp tại thành phố Biên Hòa
a)Về phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn các khu đô thị
Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là sự phát triểnvề công nghiệp và dịch vụ, làm tăng dân số cơ học dẫn đến việc đô thị hóa, cũng như hình thành các khu dân cư đô thị mới lan tỏa về các vùng ven. Bên cạnh đó, thành phố đầu tư nhiều công trình phục vụ chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, cấp điện, cấp nước, viễn thông) tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân.
Năm 2010, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ, thành phố Biên Hòa mở rộng ranh giới hành chính thêm 04 xã của huyện Long Thành, đưa tổng diện tích tự nhiên lên 26.354,82 ha, với 30 đơn vị hành chính (gồm 23 phường và 7 xã). Tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư đô thị mới tại địa bàn các xã rất mạnh, góp phần mở rộng quy mô và diện tích sử dụng đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng, hầu hết diện tích đã được giới thiệu cho các dự án hoặc kêu gọi đầu tư.
Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai cũng như thành phố Biên Hòa đã rất quan tâm đến vấn đề cải tạo chỉnh trang đô thị như quan tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu tái đinh cư phục vụ cho việc thu hồi giải phóng mặt bằng chỉnh trang đô thị, gồm: Khu dân cư phục vụ tái định cư 9,2 ha phường Tân Biên; Khu dân cư phục vụ tái định cư và công viên cây xanh tại phường Bửu Long 6,2 ha, Khu tái định cư 4,8 ha tại Hiệp Hòa; khu tái định cư dọc theo đường Võ Nguyên Giáp tại xã Phước Tân;…. Từ đó, tạo thuận lợi cho cải tạo chỉnh trang đô thị, nhiều công trình, dự án đã được triển khai thực hiện. Kết quả là ngày 30 tháng 12 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Biên Hòa là đô thị lại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số dự án xây dựng nhà và chung cư trong khu vực đô thị đã được triển khai nhưng tốc độ còn chậm; việc quản lý xây dựng đã cơ bản trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng đô thị nhưng còn chưa
thật sự chặt chẽ dẫn đến tình trạng xây dựng tự phát, không đồng bộ và tập trung chủ yếu dọc theo các đường phố chính, phần diện tích bên trong ít được quan tâm phát triển, do thiếu các hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp, thoát nước,... làm cho cảnh quan đô thị chưa được khang trang theo kiến trúc quy hoạch. Vấn đề này cần được nhìn nhận khách quan và quan tâm giải quyết trong quá trình đầu tư phát triển đô thị, một mặt cải tạo chỉnh trang đô thị hiện đại, một mặt giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp để kết hợp hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Hạn chế lớn nhất là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chưa đảm bảo do đã xây dựng từ lâu, đến nay đã quá tải và xuống cấp; một số khu vực đã được cải tạo, xây dựng mở rộng nhưng chưa đồng bộ, liên hoàn nên tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa vẫn còn xảy ra trong khu vực nội ô.
b)Về phát tiển các khu, cụm công nghiệp
Hiện tại thành phố Biên Hòa có 5 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 1.640,12 ha đã ổn định diện tích cho thuê sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: khu công nghiệp Biên Hòa I (337,51 ha), khu công nghiệp Biên Hòa II (393,32 ha), khu công nghiệp AMATA (423,10 ha), khu công nghiệp Tam Phước (323,18 ha) và khu công nghiệp LOTECO (100 ha); ngoài ra còn có khu công nghiệp Hố Nai (29,02 ha) đang được đầu tư mở rộng và khu công nghiệp Agtex Long Bình (33,99 ha).Các khu công nghiệp đã phát huy được vai trò tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn, thu hút lao động và đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa ở tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 2 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Gốm sứ Tân Hạnh (54,83 ha) và cụm công nghiệp Dốc 47 (66,46 ha) đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đang từng bước di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong khu dân cư về nơi tập trung; góp phần giúp các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường, trả lại cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp hơn.
Việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp có vai trò cơ bản trong quá trình hình thành các khu đô thị mới, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần to lớn vào tốc độ tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho lực lượng
lao động tham gia một cách tốt nhất vào sự phân công và phân công lại lao động xã hội.
3.1.6.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông của thành phố phát triển tương đối đa dạng với đủ các loại hình: đường sắt (đường sắt Bắc Nam qua địa bàn thành phố 17km, với 2 ga: ga Hố Nai và Gia Biên Hòa), đường bộ (gồm nhiều tuyến giao thông huyết mạnh hội tụ của cả nước và vùng Đông Nam Bộ), đường thủy (Sông Đồng Nai với nhiều cảng biển, cảng nội địa), đường hàng không (có sân bay quân sự Biên Hòa).Do đặc điểm về vị trí và sự phân bố mạng lưới giao thông đã tạo cho Biên Hòa khả năng giao lưu thương mại và vận chuyển hàng hóa rất thuận lới đến các khu vực và các vùng trong cả nước. Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông nội bộ đã tạo sự kết nối lưu thông và khả năng phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu đô thị.