CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3.2. Tiêu chí lựa chọn địa điểm
Để xác định địa điểm nghĩa trang cần đánh giá sự phù hợp của các địa điểm dự kiến với các tiêu chí lựa chọn địa điểm, bao gồm 05 tiêu chí lớn:
Nhóm tiêu chí 1: Phù hợp với các điều kiện tự nhiên
(1.1) Điều kiện địa hình, địa chất: tránh vùng kast, lún sụt tự nhiên, rạn nứt địa hình, trượt lở
(1.2) Điều kiện thủy văn: xa nguồn nước mặt, nước ngầm, ít bão lụt
Nhóm tiêu chí 2: Phù hợp với sự phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật
(2.1) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị hoặc dân cư nông thôn, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(2.2) Nghĩa trang có hình thức mai táng là hung táng và chôn cất 01 lần tuyệt đối không được đặt trong khu vực nội thị.
(2.3) Nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là cát táng có thể đặt trong nội thị nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất dành cho chôn cất không vượt quá 35% và cho cây xanh không nhỏ hơn 50% tổng diện tích nghĩa trang.
Nhóm tiêu chí 3: Đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của khu vực lập quy hoạch
(3.1) Địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng lâu dài, quỹ đất đủ lớn hoặc có khả năng mở rộng đối với các nghĩa trang có sẵn để đáp ứng nhu cầu táng cần thiết dựa trên dự báo tới năm 2025.
(3.2) Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị.
Nhóm tiêu chí 4: Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật
Quy định khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường nghĩa trang theo bảng bưới đây:
Bảng 3.8. Quy định khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường nghĩa trang
TT Nội dung
Nghĩa trang hung
táng
Nghĩa trang cát
táng
Chôn cất
01 lần Hỏa táng
4.1
Khoảng cách an toàn về môi trường từ
nghĩa trang đến đường bao khu dân cư, trường học, bệnh
viện, công sở…
được quy định như sau
Vùng đồng bằng:
100m
500m -
Chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tự mộ hung táng
1.500m Có hệ thống thu
gom, xử lý nước thải từ mộ hung táng
500m Vùng trung du, miền
núi:
100m Chưa có hệ thống
thu gom, xử lý nước thải tự mộ hung táng
2.000m Có hệ thống thu
gom, xử lý nước thải từ mộ hung táng
500m
4.2
Khoảng cách an toàn về môi trường tối thiểu từ nghĩa trang hung táng đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung
5.000m 3.000m - -
TT Nội dung
Nghĩa trang hung
táng
Nghĩa trang cát
táng
Chôn cất
01 lần Hỏa táng
4.3
Khoảng cách an toàn về môi trường tối thiểu từ nghĩa trang
đến mép nước gần nhất của mặt nước (sông, suối, hồ) không dùng cho mục
đích cấp sinh hoạt
500m 100m - -
4.4
Khoảng cách an toàn về môi trường tối thiểu từ nghĩa trang tới đường giao thông
vành đai đô thị, đường sắt là 200m và phải có cây xanh
bao quanh nghĩa trang
300m - - -
4.5
Khoảng an toàn cách về môi trường nhỏ
nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và dân dụng gần nhất
- - - 500m
(Nguồn: QCVN 07:2010/BXD của Bộ Xây dựng) Chú thích:
- Khoảng cách trong bảng nêu trên được tính từ bên ngoài công trình đến hàng rào nghĩa trang.
- Nghĩa trang đa hình táng thì lấy khoảng cách ly lớn nhất của loại hình táng ô nhiễm cao nhất.
- Trong vùng an toàn về môi trường của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông nghiệp, được xây dựng các công trình hạn tầng kỹ thuật
như giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, truyền tải xăng dầu, hệ thống thoát nước.
Nhóm tiêu chí 5: Các tiêu chí kinh tế - xã hội khác như hiện trạng sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và sự chấp thuận của cộng đồng
(5.1) Nằm xa khu dân cư tập trung, không gần khu di tích lịch sử, tôn giáo, văn hóa có giá trị cao, khu nghỉ dưỡng lớn, nguồn nước cấp lớn và các địa điểm, công trình nhạy cảm khác.
(5.2) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, không ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng trong khu vực và được sự chấp thuận của cộng đồng.