Hiện trạng đất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Biên Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 65 - 75)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ÐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ÐỒNG NAI

3.2.1. Hiện trạng đất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Biên Hòa

Diện tích đất nghĩa trang toàn thành phố Biên Hòa hiện trên 300ha, trong đó có 47,05ha đất nghĩa trang đang hoạt động, bao gồm 04 nghĩa trang đang hoạt động, 01 lò hỏa táng, 01 nghĩa trang cũ đã đóng cửa và 01 nghĩa trang liệt sĩ (chi tiết theo bảng 3.4). Diện tích còn lại là các nghĩa địa nhỏ lẻ tự phát: khu chôn cất của gia đình, giòng họ, cộng đồng dân cư; nghĩa trang giáo xứ, chùa...

nằm xen kẽ trong khu dân cư, đã dừng hoạt động.

Bng 3.4. Thống kê nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Biên Hòa

TT Địa phương Diện tích (m2) Đối tượng sử dụng

1 An Hòa 44.788,7 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ

2 An Bình 206 Hộ gia đình

3 Bình Đa - -

4 Bửu Long 104.294 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ

5 Bửu Hòa 102.177 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ

6 Hòa Bình 1594 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ

7 Hiệp Hòa 104.919 Hộ gia đình

8 Hố Nai 106.806 Giáo xứ

9 Hóa An 382.916 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ

10 Long Bình 330.685 Công ty TNHH MTV môi trường Đô thị Đồng Nai

11 Long Bình Tân 24.784 Hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ

12 Long Hưng - -

13 Thanh Bình - -

14 Phước Tân 95.238,3 Cộng đồng dân cư, giòng họ, giáo xứ 15 Quyết Thắng 43 Hộ gia đình

16 Quang Vinh 7.485 Hộ gia đình

TT Địa phương Diện tích (m2) Đối tượng sử dụng

17 Tam Hiệp 74.258 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ, chùa

18 Tân Hòa 109.059 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ

19 Tân Biên 512.655 Nghĩa trang Biên Hòa (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đồng Nai); Nghĩa trang liệt sĩ (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội), giáo xứ

20 Trảng Dài 25.294 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ

21 Trung Dũng 2.558 Hộ gia đình, giòng họ 22 Tân Mai 23.472 Hộ gia đình, giòng họ

23 Tam Hòa 91.779 Hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ 24 Tân Hạnh 51.955 Hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ 25 Thống Nhất 16.022 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình 26 Tân Hiệp 14.266 Hộ gia đình, chùa, giáo xứ 27 Tân Phong 26.070 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình 28 Tam Phước 92.687 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng

họ, giáo xứ

29 Tân Tiến 22.729 Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, giòng họ, giáo xứ, chùa

30 Tân Vạn 31.503 Hộ gia đình, giòng họ

(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai tỉnh Đồng Nai năm 2015)

Bng 3.5. Một số nghĩa trang tiêu biểu tại thành phố Biên Hòa

TT Nghĩa trang

Diện tích (ha)

Tỷ lệ diện tích còn lại (%)

Hệ thống hạ

tầng kỹ thuật Hình thức mai táng (%)

Chưa xây dựng

Đã xây dựng

Chôn cất 1 lần

Mai táng có cải táng

Cát táng

Hỏa táng

1

Nghĩa trang TP Biên Hòa cũ (P. Tân Biên)

5,5

Đã đóng

cửa

X 100 - - -

2

Nghĩa trang TP Biên Hòa mở rộng (P.

Tân Biên)

01

Diện tích còn lại rất ít

X 100 - - -

3

Nghĩa trang Long Bình (P. Long Bình)

33

Sử dụng

đến 2030

X 90 - - 250

4 Nhà hỏa

táng hiện đại 0,5 - X - - - -

5

Nghĩa trang Liệt sĩ (P.

Tân Biên)

4.100

mộ - X - - 100 -

6

Nghĩa trang cán bộ (P.

Tân Biên)

- - X - - - -

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý đô thị thành phố Biên Hòa năm 2016)

Ghi chú: Diện tích trên không bao gồm diện tích nghĩa trang, nghĩa địa nhỏ lẻ tự phát và nghĩa trang giáo xứ.

Hệ thống các nghĩa trang thành phố Biên Hòa hiện do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đồng Nai quản lý. Hiện nay, nghĩa trang Long Bình với quy mô 33ha đã được quy hoạch chi tiết là nghĩa trang tập trung của thành phố, dự kiến sử dụng đến năm 2030 với hình thức cải táng và chôn cất 1 lần (chôn cất vĩnh viễn). Tuy nhiên, theo thống kê từ năm 2015 trở về đây cho thấy tỷ lệ hỏa táng ngày càng tăng. Vì vậy tuổi thọ của nghĩa trang này có thể kéo dài hơn dự kiến.

Ngoài hình thức cải táng và chôn cất 1 lần, tại Biên Hòa còn tồn tại hình thức hỏa táng. Nhà hỏa táng được xây dựng ở nghĩa trang nhân dân phường Tân Biên mở rộng. Theo quy hoạch sẽ lắp đặt 04 lò hỏa táng nhưng hiện tại mới lắp đặt 03 lò sử dụng gas (01 lò được lắp đặt từ năm 2003; 02 lò được lắp đặt năm 2012). Theo thống kê những năm gần đây tỷ lệ hỏa táng tăng lên khá nhanh, hiện đã đạt tới 70%.

Ngoài hệ thống nghĩa trang nhân dân, trên địa bàn thành phố còn có rất nhiều nghĩa trang giáo xứ nằm rải rác trong thành phố thuộc sự quản lý của các giáo xứ, người dân theo đạo được chôn cất tại những nghĩa trang này.

Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Biên Hòa qua các năm gần đây được triển khai thực hiện theo Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND tỉnh về duyệt địa điểm quy hoạch nghĩa trang tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2050, theo đó:

- Khai thác nghĩa trang Long Bình quy mô 33 ha phục vụ nhu cầu táng cho thành phố Biên Hòa và các xã ngoại thị đến năm 2030-2035. Sau năm 2035 chuyển về nghĩa trang Tân An huyện Vĩnh Cửu.

- Nghĩa trang Biên Hòa và nghĩa trang Biên Hòa mở rộng đóng cửa cải tạo theo quy hoạch xây dựng của địa phương.

- Tiếp tục sử dụng nghĩa trang cán bộ theo quy hoạch đã được duyệt và giữ nguyên hiện trạng nghĩa trang liệt sĩ, chỉnh trang cải tạo.

- Các nghĩa trang tôn giáo nằm trong khu vực nội thị: khống chế quy mô chôn mới, tiến tới đóng cửa và thực hiện theo quy hoạch xây dựng của địa phương.

- Di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ nằm trong khu vực nội thị về nghĩa trang Long Bình.

Việc quản lý quỹ đất nghĩa địa của các địa phương còn lỏng lẻo, hiện tượng sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch thường xuyên xảy ra. Đa số các phường còn coi nhẹ vấn đề này, để các gia đình, dòng họ tự khoanh bao lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công làm đất nghĩa trang, nghĩa địa riêng cho dòng họ mình, thậm chí còn có trường hợp còn làm mộ giả chiếm đất, giữ đất. Bên cạnh đó, thành phố vẫn chưa quản lý được về hạn mức mai táng, người dân xây dựng một cách tùy tiện tùy theo điều kiện kinh tế và tập quán riêng, không tuân thủ quy định của nhà nước.

3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Thời gian qua, công tác quản lý đất NTD chưa được thành phố quan tâm đúng mức, công tác ban hành các văn bản pháp luật để quản lý đất NTD còn hạn chế, thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền đã dẫn đến tình trạng người chôn cất tự phát, việc chôn cất tùy tiện, xen kẽ trong đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sát với khu dân cư ảnh hưởng đến môi trường và phần lớn việc chôn cất, xây dựng lăng mộ thiếu khoa học, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Một số phường, xã vẫn chưa thực hiện hoàn chỉnh khoanh vùng, lập quy hoạch xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa.Vì vậy, chưa xác định cụ thể từng khu vực nghĩa địa ổn định, khu vực tạm thời, việc mai táng chưa tuân theo quy chuẩn, hạn mức quy định. Bên cạnh đó, việc còn chậm trong việc hình thành các nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch và chậm ban hành quy chế quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố.

Để đánh giá sâu hơn về tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Biên Hòa, tác giả đã tiến hành trao đổi ý kiến với30 cán bộ địa chính của 30 phường, xã và tham vấn ý kiến của 96 của các hộ gia đình, cá nhân và các nhà quản lý thuộc phạm vị lĩnh vực có liên quan của đề tài. Kết quả cho thấy, vấn đề đáng quan tâm hiện nay về đất NTD ở các phường, xã đó là thực trạng chôn cất trái quy định; thực trạng khoanh vùng, cắm mốc cấm chôn cất;

thực trạng di dời giải tỏa.

Bng 3.6. Tổng hợp ý kiến của cán bộ địa chính phường về một số nội dung quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa

STT Nội dung

Có thực hiện Không thực hiện Số phiếu Tỷ lệ

(%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tình hình di dời, giải

tỏa 21 70 09 30

2

Tình hình chôn cất thêm người ở các nghĩa trang,

nghĩa địa

06 20 24 80

3

Tình hình cắm mốc, khoanh vùng khu chôn

cất và cấm chôn cất

21 70 09 30

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiến của cán bộ địa chính phường về một số nội dung quản lý đất nghĩa trang

Qua kết quả tổng hợp từ bảng 3.6, cho thấy 70% các phường, xã đã có các dự án di dời giải tỏa đất NTD như các phường Bửu Long, Tân Biên, Tam Hiệp, Tân Hiệp, Tân Mai, Long Bình Tân, Long Bình…, các dự án giải tỏa đất NTD ở đây chủ yếu là các dự án dân sinh nên buộc phải thực hiện di dời, giải tỏa nghĩa trang, nghĩa địa để tạo quỹ đất sạch. Trên thực tế, từ năm 2013, UBND tỉnh Đồng Nai đã lập quy hoạch tổng thể hệ thống nghĩa trang trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, chưa có dự án quy hoạch đất NTD tách biệt nào được lập chi tiết vàđưa ra thực hiện.

Nhìn chung, các ý kiến từ phía cán bộ thành phố cho thấy, hiện nay vấn đề quản lý đất NTD vẫn chưa được thành phố quan tâm. Chưa có các phương án quản lý phù hợp. Đã đưa ra đề án di dời mồ mả ra khỏi địa bàn thành phố, song đề án chỉ là những phương án lâu dài, chưa giải quyết được những vấn đề trước mắt. Do đó, vấn đề quản lý nghĩa tang, nghĩa địa chưa thật sự có hiệu quả.

Các vụ vi phạm về việc chôn cất diễn ra ở hầu hết các phường có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn (trên 40ha), song biện pháp ngăn chặn chủ yếu của các phường đó là tuyên truyền trong các cuộc họp, một số phường có cắm mốc nghiêm cấm và biện pháp xử lý vi phạm chủ yếu là lập biên bản, bắt làm bản cam kết không chôn cất, chưa có các biện pháp xử phạt cụ thể của pháp luật, do đó hiệu quả quản lý chưa cao.

Bng 3.7. Điều tra, phỏng vấn một số thực trạng đang tồn tại trong quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa tại các phường, xã

STT Phường

Thực trạng Chôn cất trái

quy định

Khoanh vùng

cắm mốc Di dời giải tỏa

1 An Hòa   -

2 An Bình   -

3 Bình Đa  - -

4 Bửu Long   

5 Bửu Hòa -  

6 Hòa Bình -  

7 Hiệp Hòa   

STT Phường

Thực trạng Chôn cất trái

quy định

Khoanh vùng

cắm mốc Di dời giải tỏa

8 Hố Nai  - -

9 Hóa An - -

10 Long Bình -  

11 Long Bình Tân   

12 Long Hưng  - -

13 Thanh Bình -  

14 Phước Tân -  

15 Quyết Thắng - -

16 Quang Vinh   

17 Tam Hiệp  - -

18 Tân Hòa - -

19 Tân Biên   

20 Trảng Dài   -

21 Trung Dũng - -

22 Tân Mai -  

23 Tam Hòa -  

24 Tân Hạnh  -

25 Thống Nhất -  

26 Tân Hiệp - -

27 Tân Phong - -

28 Tam Phước  -

29 Tân Tiến - -

30 Tân Vạn - -

a) Thực trạng chôn cất trái quy định

Đây là vấn đề bức bách từ trước đến nay mà cán bộ địa chính các phường cho rằng rất khó quản lý sao cho phù hợp.

Tình trạng này diễn ra phần lớn ở các phường được tiến hành điều tra.

Một số nguyên nhân hiện nay được cán bộ địa phương cho biết là do người dân tiến hành đào huyệt và chôn cất vào ban đêm nên rất khó nắm bắt và có biện pháp xử lý tức thời, do lối chôn cất hình thành từ lâu đời nên giờ đã trở thành tập tục, các văn bản pháp lý chưa có quy định cụ thể nào về việc xử phạt các hành vi chôn cất trái phép. Do đó, chính quyền địa phương chỉ xử lý bằng hình thức bắt lấp huyệt khi chưa được chôn cất, lập biên bản đình chỉ việc chôn cất khi phát hiện người dân đang đào huyệt mộ, chứ khi đã người dân đưa linh cửu tới mai táng thì đành bỏ qua.

Kết quả điều tra cán bộ địa chính cho thấy, còn nhiều phường, xã xảy ra tình trạng chôn cất trái quy định.Khảo sát thực tế cho thấy số khu vực mồ mả ở các phường Trung Dũng, Tân Mai, Tân Biên… cho thấy số khu vực mồ mả tương đối ít, và đang trong tình trang chật kín nên hiện tượng người dân tự ý chôn cất thêm ở các khu vực này là ít xảy ra. Qua bảng 3.7 nêu trên cho thấy, có 45% số phường,xã khảo sát là diễn ra tình trạng chôn cất trái quy định, chủ yếu các phường này là vùng ven đô, diện tích đất nông nghiệp và rừng phòng hộ xen lẫn với dân cư nên dẫn đến khó khăn trong quản lý của các cấp liên quan.

b) Thực trạng khoanh vùng, cắm mốc chôn cất

Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về duyệt địa điểm quy hoạch nghĩa trang tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 có quy địnhvề việc tổ chức khoanh vùng và từng bước hoàn thành quy hoạch hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòacăn cứ ý kiến tham gia các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương và hệ thống luật pháp hiện hành, phân công cụ thể cho các phòng, ban trực thuộc có kế hoạch triển khai chặt chẽ đến cuối năm 2020 cơ bản hoàn thành việc khoanh vùng, quy hoạch các nghĩa trang, nghĩa địa ở cấp xã, hoàn thành quy hoạch chi tiết một số khu nghĩa trang, nghĩa địa tập trung ở các khu vực trọng điểm.

Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định của UBND tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua chưa được triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả trên diện rộng. Đã qua 05 năm có hiệu lực thi hành và triển khai thực hiện nhưng kết quả phỏng vấn cho thấy, UBND các phường, xã chưa chỉ ra cho nhân dân biết chính xác trên thực địa cũng như trên bản đồ khu đất nào là khu đất nghĩa địa chính thức, khu nào là nghĩa địa tạm thời, khu đất nào không thể tồn tại nghĩa địa. Vì vậy, còn xảy ra tình trạng người dân còn xây cất mộ trái quy định.

Qua biểu thống kê ý kiến của cán bộ địa chính các phường, xã trên địa bàn thành phố qua bảng 3.7 nêu trên cho thấy, có 24/30 phường, xã có tiến hành cắm mốc được toàn bộ khu đất chôn cất, cấm chôn cấp và có tiến hành xây dựng bảng cấm chôn cất ở một số điểm.Còn 06/30 phường, xã còn lại mặc dù sự phân bố của đất NTD đang diễn ra khá phức tạp, song phường vẫn chưa coi trọng vấn đề này.

c) Thực trạng di dời giải tỏa

Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về duyệt địa điểm quy hoạch nghĩa trang tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 có quy định việc thực hiện quy tập, di dời các khu vực có mồ mả trong nội thị và các khu nghĩa địa nhỏ lẻ xen lẫn trong đất canh tác, khu dân cư vào các nghĩa địa đã được khoanh vùng và nghĩa trang theo quy hoạch.

Đến nay, mặc dù đã có hiệu lực thi hành được hơn 05 năm nhưng trên thực tế thành phố hiện nay, các khu mồ mả được di dời hầu hết là nằm trong khu vực thuộc các dự án phát triển, chưa có quy hoạch chi tiết di dời mồ mả cho mỗi phường.

Theo kết quả thống kê ở bảng 3.7 thì 50% các phường khảo sát chưa tiến hành di dời giải tỏa đất NTD.Bên cạnh đó, vẫn tồn tại thực trạng chôn cất trái phép nên công tác quản lý về đất nghĩa trang, nghĩa địa càng trở nên phức tạp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)