Đặc điểm tự nhiên của hai điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thủy sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của hai điểm nghiên cứu

Xã Quảng Công

Quảng Công là một xã nằm ở phía Đông của huyện Quảng Điền, cách trung tâm huyện 6 km và cách thành phố Huế 12 km, là vùng đất nằm giữa biển và đầm Phá Tam Giang. Phía Bắc giáp xã Quảng Ngạn và Biển Đông; phía Nam giáp xã Hải Dương, huyện Hương Trà và phá Tam Giang; phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp với phá Tam Giang.

Hình 3.2. Bản đồ huyện Quảng Điền và xã Quảng Công

Xã Quảng Công có tổng diện tích tự nhiên là 1290 ha, gồm 9 thôn: Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 14, thôn An Lộc, thôn Tân Thành, thôn Hải Thành, thôn Cương Gián. Trong đó, 4 thôn tham gia vào hoạt động khai thác thuỷ sản gần bờ và chịu ảnh hưởng lớn từ sự cố ô nhiễm MTB là thôn An Lộc, Tân Thành, Hải Thành và Cương Gián và có 1 thôn đánh bắt thuỷ hải sản chủ yếu trên đầm phá Tam Giang (thôn 14).

Xã Phú Diên

Xã Phú Diên là một xã ven Biển và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nằm về phía Đông huyện Phú Vang, với diện tích tự nhiên là 1.396,66 ha, có quốc lộ 49B đi qua, giao thông đi lại khá thuận tiện kể cả đường bộ và đường thuỷ, cách thành phố Huế khoảng 25 km về hướng Đông, nằm trong toạ độ địa lý 108,681o kinh độ Đông và 17,526o đến 17,557o vĩ độ Bắc, xã Phú Diên có địa giới hành chính: phía Bắc giáp xã Phú Hải và biển Đông; phía Nam giáp xã Vĩnh Xuân và Phá Tam Giang; phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp phá Tam Giang.

Xã Phú Diên gồm 7 thôn: Thôn Diên Lộc, thôn Kế Sung, thôn Kế Sung Thượng, thôn Mỹ Khánh, thôn Phương Diên, thôn Thanh Dương, thôn Thanh Mỹ. Trong đó, trong nghiên cứu này, tập trung vào các thôn: Phương Diên, Diên Lộc, Kế Sung Thượng, Thanh Mỹ, Mỹ Khánh là các thôn chịu ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm MTB.

Hình 3.3. Bản đồ huyện Phú Vang và xã Phú Diên

Xã Phú Diên có điều kiện thuận lợi phía đông giáp biển Đông với chiều dài 7,5 km và phía tây giáp phá Tam Giang do đó có nguồn thủy hải sản dồi dào, sinh vật đa dạng có tiềm năng lớn để khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển và phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản trên đầm phá. Số hộ tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu tập trung 3 thôn: Phương Diên, Mỹ Khánh, Diên Lộc. Có thể nói ngành khai thác thủy sản là ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của xã Phú Diên. Như vậy, nhìn chung xã có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thủy hải sản của vùng. Bên cạnh đó, xã Phú Diên có quốc lộ 49B đi qua, giao thông đi lại khá thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc lưu thông hàng hóa.

Với vị trí địa lý như vậy, xã Phú Diên có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trải dọc ven biển và phá Tam Giang, thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam, phía Tây là vùng trũng gồm ruộng lúa, các ao đầm nuôi trồng thủy sản, phía Đông Bắc là vùng đất cát ven biển, nhìn chung địa hình địa mạo cũng khá thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng khu dân cư cũng như sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết tại địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết tại địa bàn nghiên cứu

Đặc điểm Xã Quảng Công Xã Phú Diên

Nhiệt độ trung bình 25 oC 25oC

Nhiệt độ cao nhất 38 – 40.1 oC 38 - 40 oC

Nhiệt độ thấp nhất 10.2 oC 10 oC

Giờ nắng trung bình 2,075 giờ/năm 1,800 – 2,000 giờ/năm

Lượng mưa 2,550 mm/năm 2,500 mm/năm

Mùa

2 mùa chính:

Mùa khô: 2 – 8 Mùa mưa: 9 – 1

2 mùa chính:

Mùa khô: tháng 2 – 7 Mùa mưa: tháng 8 - 1

Gió

2 hướng gió chính:

Gió mùa ĐB: tháng 9 – 3 Gió mùa TN: tháng 4 - 8

2 hướng gió chính:

Gió mùa ĐB: tháng 9 – 2 Gió mùa TN: tháng 3 - 8 (Nguồn: UBND xã Phú Diên và xã Quảng Công, 2017) Dựa vào bảng 3.1 ta có thể thấy được, 2 xã nghiên cứu là 2 xã có vị trí giáp biển, tương đối đồng đều về mặt địa hình và tự nhiên, nên có sự tương đồng về điều kiện thời tiết khí hậu:

Xã Quảng Công và xã Phú Diên là các xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm 25 oC, nhiệt độ cao nhất khoảng 38 ~ 40,1

oC, thấp nhất là khoảng 10 – 10,2 oC. Nắng trung bình có từ 1.800 – 2.000 giờ nắng/năm cao nhất tháng 5 – tháng 7. Lượng mưa: Từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau lượng mưa chiếm 78% cả năm, riêng tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm 30%

lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất là tháng 10, 11 trung bình 580 – 765 mm/tháng, đây cũng là mùa lụt chính ở Thừa Thiên Huế. Mùa khô nóng ẩm, từ tháng 2 đến tháng 8 chiếm 22% lượng mưa cả năm, ít mưa nhất là tháng 4, 5. Chịu ảnh hưởng của 02 loại gió chính, gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 thường xuất hiện những cơn bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng của bão, lốc và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió có thể đạt trên 15m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30m/s trong khi lốc bão.

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa nắng, mưa rõ rệt nên hoạt động khai thác thủy sản cũng mang tính mùa vụ từ tháng 3 đến tháng 8 thời tiết khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đi biển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến hoạt đông khai thác thủy sản của ngư dân.

3.1.1.3. Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai tại hai xã nghiên cứu

STT

Chỉ tiêu

Xã Quảng Công Xã Phú Diên Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.260,00 100,00 1.394,66 100,00 1 Đất nông nghiệp 484,83 38,48 451,76 32,40

1.1 Đất trồng trọt 115,24 9,21 249,10 17,86

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 167,0 13,25 52,79 3,79

1.3 Đất lâm nghiệp 201,90 16,02 149,87 10,75

2 Đất phi nông nghiệp 737,63 58,54 898,13 64,39

2.1 Đất ở 121,13 9,61 65,28 4,68

2.2 Đất mặt nước 495,0 39,29 666,06 47,76

2.3 Đất nghĩa địa 67,54 5,36 63,95 4,59

2.4 Đất khác 53,96 4,28 102,84 7,36

3 Đất chưa sử dụng 37,54 2,98 44,77 3,21

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội UBND xã Phú Diên và xã Quảng Công, 2017)

ĐVT: %

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất tại 2 xã nghiên cứu

Dựa vào bảng 3.2 và hình 3.4 cho ta thấy cơ cấu sử dụng đất tại 2 xã Quảng Công và Phú Diên là tương đối giống nhau, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm hơn 50% của cả 2 xã, tiếp theo là đất nông nghiệp và cuối cùng là đất chưa sử dụng với tỷ lệ rơi vào khoảng 3%

Xã Quảng Công: Có diện tích đất tự nhiên là 1.260 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 484,83 ha, chiếm 38,48% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm ba loại:

Đất cho trồng trọt và chăn nuôi chiếm 9,21% tổng diện tích đất tự nhiên; đất cho nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 13,25% và đất lâm nghiệp chiếm 16,02% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các loại đất: Đất ở, đất mặt nước, đất nghĩa địa và đất khác có tổng diện tích là 737,63 ha chiếm 58,54% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Còn lại là diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2,9% tổng diện tích đất tự nhiên.

Với đặc điểm tự nhiên có trên 2,7 km bờ ven đầm phá Tam Giang và rộng trên 200 ha, Tài nguyên sinh vật thuỷ sinh đầm phá: Vùng đầm phá của xã có hệ sinh vật thuỷ sinh phong phú, là nguồn thức ăn đa dạng, tốt cho NTTS và tài nguyên biển.

Diện tích mặt nước toàn xã có 662 ha, trong đó diện tích sử dụng nuôi trồng thuỷ sản:

167 ha và diện tích mặt nước chưa sử dụng 495 ha.

Quảng Công là xã ven biển không có rừng tự nhiên. Tổng diện tích trồng rừng 201,9 ha; trong đó, rừng phi lao 156 ha, rừng keo 45,9 ha và chủ yếu là trồng cây phân tán tại dãi cát ven biển với mục đích phòng hộ chống cát bay, hiện nay giao cho hộ nông dân quản lý bảo vệ.

38.48 58.54

2.9

XÃ QUẢNG CÔNG

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

32.4 64.39

3.21

XÃ PHÚ DIÊN

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Xã Phú Diên: Là xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.394,66 ha, trong đó, diện tích đất cho nông nghiệp là 451,76 ha, chiếm 32,4% bao gồm các loại đất phục vụ:

trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản và đất lâm nghiệp. Đất phi nông nghiệp chiếm 64,39%

tổng diện tích đất tự nhiên với diện tích 898,13 ha gồm: đất ở, đất mặt nước, đất nghĩa địa, đất khác. Còn lại là đất chưa sử dụng chiếm 3,21%.

Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất mặt nước chiếm diện tích nhiều nhất với 47,76%. Chiếm diện tích ít nhất là đất nuôi trồng thủy sản với 3,79%. Là vùng ven biển nên chủ yếu đất ở đây là đất cát và đất cát pha. Đất nông nghiệp chủ yếu trồng các loại cây như lúa, khoai, sắn, ớt, dưa dấu, mía, các loại rau màu, diện tích dành cho trồng trọt của xã là 249,1 ha, tương ứng với 17,86%.

Trong diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở tại xã chỉ chiếm 4,68%, trong khi đó, diện tích đất mặt nước là 47,76%. Bên cạnh đó, các diện tích đất như đất nghĩa địa hay đất khác ở xã cũng tương đối ít, chỉ chiếm tương ứng là 4,59% và 7,36%.

Đối với tài nguyên khoáng sản: khoáng sản Titan là tài nguyên lớn của địa phương phân bổ dọc theo chiều dài của xã có nhiều ở khu vực ven biển và khu dân cư các thôn Kế Sung Thượng, Thanh Mỹ, Kế Sung, Mỹ Khánh, Phương Diên, Diên Lộc, nằm xen trong lòng đất ở khu vực nghĩa địa. Tổng diện tích có chứa khoáng sản này là 109,6 ha. Khai thác khoáng sản Titan một mặt đem lại lợi ích kinh tế nhất định nhưng cũng phát sinh việc tầng nước ngầm bị hạ thấp. Hoạt động khai thác khoáng sản tại xã Phú Diên làm xuất lộ di tích Tháp Chăm cổ của người ChămPa hiện nay đang được Nhà nước bảo vệ.

Nguồn nước ngọt chủ yếu trên địa bàn xã Phú Diên được cung cấp từ hai nguồn chính đó là nước mưa và nước ngầm. Nước mưa được giữ lại trên mặt đất tự nhiên và tích tụ tại các ao, hồ, ô trủng. Mạch nước ngầm khá lớn được tích tụ dưới dạng thấu kinh, khai thác khá đơn giản đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Xã Phú Diên có bờ biển dài 7,5 km và ngư trường rộng lớn do đó có nguồn thủy hải sản dồi dào, phong phú về loài, trong đó loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Cá dìa, cá kình, cá hanh, tôm, cua, ghẹ, mực nang... Với lợi thế có đường bờ biển dài, hiện nay trên toàn địa bàn xã đã hình thành một số điểm du lịch, dịch vụ như: Khu du lịch tắm biển Phú Diên với hệ thống nhà hàng phục vụ ăn uống đa dạng, bên cạnh đó có di tích tháp chàm được phát hiện năm 2001 trong lòng cồn cát ven biển thuộc thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Biển là nguồn tài nguyên đem lại nguồn lợi thủy sản phong phú và có vai trò rất quan trọng đối với đời sống, kinh tế hộ ngư dân xã Phú Diên. Tuy nhiên sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra đã ảnh trực tiếp lên nguồn tài nguyên biển dẫn đến sinh kế người dân cũng bị ảnh hưởng theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thủy sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)