CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.2.2. Ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển đến các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu
3.2.2.1. Hoạt động khi sự cố ô nhiễm môi trường biển diễn ra tại hai điểm nghiên cứu
Đối với các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ, sự cố ô nhiễm MTB diễn ra mang lại tác động rất lớn đến đời sống kinh tế và các hoạt động thường ngày. Nhìn chung, nó ảnh hưởng một cách bao quát cuộc sống của những hộ dân sống phụ thuộc vào nghề biển.
Trong khoảng thời gian từ tháng 04/2016 đến tháng 1/2017. Các hộ khai thác được nghiên cứu đã tiến hành 2 hoạt động chính: Ngừng khai thác và Giảm khai thác, được thể hiện tại bảng 3.8:
Bảng 3.8. Hoạt động trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB của các hộ phỏng vấn tại địa phương nghiên cứu
Xã Đặc điểm ĐVT Ngừng khai
thác
Giảm khai thác
Quảng Công
% hộ thực hiện % 93,33 6,67
Thời gian thực hiện bình quân Tháng 7,18 5,0 Lý
do thực hiện
Sản lượng khai thác thấp
%
83,33 6,67
Không tiêu thụ được 20,00 3,33
Giá bán thấp 3,33 3,33
Phú Diên
% hộ thực hiện % 53,33 83,33
Thời gian thực hiện bình quân Tháng 2,75 5,44 Lý
do thực hiện
Sản lượng khai thác thấp
%
3,33 3,33
Không tiêu thụ được 50,00 56,67
Giá bán thấp - 23,33
(Nguồn: Thảo luận nhóm và phỏng vấn hộ, 2018) Trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB, từ khi bắt đầu (tháng 4/2016) đến khi được thông báo môi trường biển an toàn (tháng 4/2017), đối với ngành nghề thuỷ sản, có 2 hoạt động được người dân thực hiện là ngừng khai thác hoàn toàn và
giảm khai thác.
Tại xã Quảng Công: 93,33% số hộ được phỏng vấn ngừng khai thác trong thời gian xảy ra sự cố, thời gian ngừng trung bình là 7,18 tháng. Trong khi đó, chỉ có 6,67% hộ phỏng vấn thực hiện giảm khai thác, có nghĩa là trong thời gian xảy ra sự cố, họ vẫn khai thác, chỉ giảm về các chuyến và số giờ đi khai thác…thời gian thực hiện bình quân của hoạt động này là 5 tháng. Theo đánh giá của người dân tại đây, có 83,33% số hộ được phỏng vấn cho rằng việc ngừng khai thác là do sản lượng khai thác thấp, 20% là do không tiêu thụ được nông sản và 3,33% là do giá bán thấp. Đối với hoạt động giảm khai thác, có 6,67% các hộ giảm khai thác cho rằng hoạt động giảm khai thác là do sản lượng khai thác thấp và có 3,33% do không tiêu thụ được và giá bán thấp.
Tại xã Phú Diên, có 53,33% hộ phỏng vấn ngừng khai thác và thời gian bình quân chỉ là 2,75 tháng, có nghĩa là chỉ ngừng khai thác trong thời gian vừa phát hiện sự cố ô nhiễm MTB, và giảm khai thác có 83,33% hoạt động với thời gian khoảng 5,44 tháng.
Tại đây, một số hộ trong thời gian đầu dừng khai thác, song chỉ khoảng từ 2 – 4 tháng rồi sau đó trở lại với nghề và tiến hành giảm khai thác. Trong 53,33% các hộ ngừng khai thác có 3,33% hộ cho rằng ngừng khai thác là do sản lượng khai thác thấp, 50% cho rằng do sản lượng không tiêu thụ được. Đối với 83,33% các hộ giảm khai thác, thì việc giảm khai thác chủ yếu là do hải sản khai thác không tiêu thụ được, chiếm 56,67%; giá bán thấp chiếm 23,33% và lý do sản lượng khai thác thấp chỉ chiếm 3,33%.
Qua đó, tại xã Quảng Công, các hộ ngừng khai thác xuyên suốt trong một thời gian dài, tuy nhiên đối với xã Phú Diên, việc ngừng khai thác chỉ xảy ra trong thời gian ban đầu, ở các tháng sau đa phần các hộ trở lại đi biển nhưng vẫn thực hiện các hoạt động giảm khai thác. Lý do dẫn đến việc ngừng khai thác, theo phần lớn ý kiến tại xã Quảng Công và Phú Diên là do sản lượng khai thác thấp, trong khi đó các yếu tố thuỷ hải sản khai thác được có giá bán thấp không mang lại lợi nhuận hay thậm chí không bán được vẫn được người dân lựa chọn. Tương tự với lý do giảm khai thác, tuy nhiên đa phần người giảm khai thác là do không bán được hải sản vì ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm MTB đến chất lượng hải sản và nhiều tin đồn về hải sản khiến người tiêu dùng e ngại không dám sử dụng.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm MTB đến khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu
Theo đánh giá của người dân địa phương tại đây, vào tháng 4/2016 các hiện tượng do ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm MTB bắt đầu xảy ra như việc: nước biển hôi tanh, cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ…Trước đó khoảng 3 ngày, sản lượng cá thu hoạch được của các hộ khai thác đột nhiên tăng mạnh đạt từ 1,5 đến gần 2 tấn trên 1 chuyến đi.
Tại địa bàn nghiên cứu, có 3 loại hải sản được đánh bắt chủ yếu là cá, mực và ghẹ. Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra sự cố này, theo số liệu thu thập được của người dân khai thác thuỷ sản gần bờ thì lượng hải sản đã tụt giảm nghiêm trọng.
(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2018) Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác 3 loại hải sản trong giai đoạn xảy ra
sự cố ô nhiễm môi trường biển của các hộ nghiên cứu
Nhìn vào hình 3.8, ta thấy được sự thay đổi khác biệt trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB. Cả 3 loại hải sản được khai thác chủ yếu đều có chiều hướng giảm xuống mạnh trong giai đoạn này:
Cá trước sự cố, 1 năm trung bình thu được về 15.996,67 kg cá, tuy nhiên trong những tháng xảy ra sự cố lượng cá thu về chỉ đạt 811,67 kg, mặc dù đang trong giai đoạn phục hồi trở lại, nhưng hiện nay sản lượng chỉ đạt 11.412,5 kg, chưa đạt mức ban đầu. Sau sự cố, nhiều loại cá biến mất, sản lượng cá cũng tụt giảm nghiêm trọng.
Mực tuy được khai thác tương đối ít trước sự cố là 643,56 kg, nhưng vào giai đoạn sự cố chỉ khai thác được 63,42 kg, và sau khi phục hồi sản lượng mực trở lại là 354,05 kg. Tuy nhiên, trước khi sự cố xảy ra, có 39 trên tổng số 60 hộ được phỏng vấn tham gia vào hoạt động đánh bắt loại hải sản này, sau sự cố, số lượng này giảm xuống còn 29 hộ.
Tương tự với 2 loại hải sản trên, ghẹ cũng bị tụt giảm về sản lượng đánh bắt được từ 5.667,67 kg xuống còn 1.666,67 kg, và đang phục hồi trở lại trong giai đoạn hiện tại với số lượng là 4.666,67 kg.
Trong giai đoạn khi sự cố ô nhiễm MTB xảy ra (4/2016) cho đến khi nhận được thông báo sự cố ô nhiễm MTB đã kết thúc (4/2017) nhiều hộ dân sống nhờ biển đã phải giảm hoặc dừng khai thác, việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập
Trước sự cố Sự cố Hiện tại
Cá 15996.67 811.67 11412.5
Mực 643.56 63.42 354.05
Ghẹ 5666.67 1666.67 4666.67
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000
ĐVT: kg
Cá Mực Ghẹ
nói riêng và sinh kế nói chung trong giai đoạn này.
Bảng 3.9. Sự thay đổi hoạt động khai thác thuỷ sản tại 2 xã nghiên cứu
Chỉ số ĐVT
Xã Quảng Công Xã Phú Diên
Trước
sự cố Sự cố Hiện tại Trước sự
cố Sự cố Hiện tại Ngày khai
thác
ngày/
tháng
18,43 0,43 15,90 21,33 12,67 21,63
Thời gian khai thác
Giờ/
ngày
12,97 1,5 13,30 13,80 8,43 13,80
Sản lượng khai thác
Kg 1740,72 10,81 1180,89 1053,06 145,58 801,39
Thu
nhập/tháng
Ngàn đồng
14322,2 2
699,71 12778,78 10297,22 788,06 7355,56
Tổn thất Kg 9130,0 3560,0
(Nguồn: Phỏng vấn hộ,2018) Bảng 3.9 cho ta thấy rõ được sự thay đổi về thời gian, sản lượng, thu nhập…của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ, thông qua đó, ta có thể thấy rõ được ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm MTB đến hoạt động khai thác thuỷ sản gần bờ. Nhìn vào bảng ta có thể thấy rõ được sự khác nhau giữa 2 xã nghiên cứu:
Tại xã Quảng Công việc khai thác hầu như dừng hẳn vào thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB, trong thời gian này, bình quân các hộ chỉ khai thác 0,43 ngày trên 1 tháng, với thời gian khai thác cũng rất ít chỉ khoảng 1 đến 3 tiếng đối với các hộ thực hiện, bình quân họ chỉ thực hiện 1,5 giờ trên ngày khai thác, sản lượng khai thác cũng như thu nhập trong thời gian này cũng bị ảnh hưởng rất mạnh. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại so với trước sự cố các chỉ tiêu đang dần phục hồi lại, thậm chí số giờ khai thác tăng lên, song sản lượng khai thác vẫn chưa phục hồi, từ đó thu nhập cũng bị ảnh hưởng. Theo đánh giá của người dân ở đây thì tổn thất bình quân do sự cố ô nhiễm MTB gây ra là 9130 kg.
Tại xã Phú Diên, các hoạt động khai thác trong thời gian xảy ra sự cố vẫn còn, tuy nhiên cũng đã giảm đáng kể, trong thời gian này, các hộ phỏng vấn tại xã bình quân đi khai thác 12,67 ngày/tháng với thời gian khai thác là 8,43 giờ/ ngày tuy nhiên,
sản lượng khai thác chỉ là 145,58 kg/tháng và thu nhập mang lại chưa đáng kể. Trong thời điểm hiện tại, dấu hiệu phục hồi ngày càng tốt, khi ngày khai thác và thời gian khai thác phục hồi 100% thì sản lượng và thu nhập/tháng của hộ cũng phục hồi khoảng 75% so với giai đoạn trước khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra.
(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2018) Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chung các chỉ tiêu sản xuất qua từng giai đoạn
Nhìn vào hình 3.9, ta có thể thấy được sự thay đổi rõ ràng về các chỉ tiêu trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB (từ tháng 4/2016 – tháng 4/2017). Trong thời gian xảy ra sự cố, mọi chỉ số liên quan đều giảm xuống một cách nhanh chóng. Giờ khai thác giảm từ 13,4 giờ/ngày xuống 4,25 giờ, trong đó, cao nhất vẫn có một số hộ khai thác 10 giờ/ngày, tuy nhiên có nhiều hộ thì dừng hẳn không khai thác. Ngày khác thác của các hộ cũng có sự thay đổi qua 3 giai đoạn, từ bình quân 19,9 ngày/tháng giảm xuống còn 6,5 ngày/tháng trong thời gian xảy ra sự cố; thời điểm hiện tại, số ngày khai thác đang phục hồi và đã tăng lên bình quân 18,8 ngày/tháng. Đối với sản lượng, với việc giảm thời gian khai thác trong ngày và ngày khai thác trong tháng, bên cạnh đó việc tài nguyên thuỷ sản đang có những dấu hiệu mạnh suy giảm về số lượng nên sản lượng cũng tụt giảm mạnh từ 1.397,0 kg/tháng giảm xuống còn 78,0 kg/tháng và đang phục hồi ở hiện tại với mức 991,0 kg/tháng. Từ việc tụt giảm sản lượng khai thác và việc cá khai thác không thể bán thì thu nhập cũng giảm theo, từ 12,31 triệu đồng/tháng xuống còn 1,63 triệu đồng/tháng, và thu nhập cũng đang phục hồi vào thời điểm hiện tại là 13,74 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, sau khi sự cố kết thúc, sinh kế phụ thuộc vào biển đang từng bước phục hồi, khai thác thuỷ sản gần bờ cũng vậy. Mọi chỉ số đang được phục hồi trở lại và hầu như trở lại như trước sự cố xảy ra. Tuy nhiên, với lượng lớn hải sản chết và biến
19.9
6.5
18.8
13.4
4.25
13.6 12309.72
1625.76
13741.67
1397
78
991
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
0 5 10 15 20 25
Trước sự cố Sự cố Hiện tại
Ngày khai thác Giờ khai thác Thu nhập Sản lượng khai thác
mất thì sản lượng phục hồi vẫn đạt từ khoảng 50 – 75%.
Trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB 2016, ngoài các chỉ số liên quan đến khai thác, thì nhân lực và các nguồn lực khác cũng thay đổi.
Bảng 3.10. Sự thay đổi các chỉ số trước và sau sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016 của các hộ phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT
Xã Quảng Công Xã Phú Diên
Trước
sự cố Sự cố Hiện tại Trước sự cố
Sự cố Hiện tại Lao động của
hộ tham gia khai thác thuỷ sản
Người 1,10 0,07 1,17 1,07 0,87 1,07
Lao động/
chuyến khai thác
Người 2,93 0,2 2,9 2,09 1,88 2,12
Chuyến trên
năm chuyến 150,83 3,79 176,83 247,00 71,33 247,00 Chi phí/
chuyến
Nghìn
đồng 235,75 10,17 224,58 108,17 81,17 103,83 Chi phí lưu
động/chuyến
Nghìn
đồng 186,16 6,67 174,0 52,17 40,17 49,83 Thu
nhập/người/
chuyến
Nghìn
đồng 380,17 163,79 558,87 348,33 105,33 488,33
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018) Nhìn vào bảng 3.10 ta có thể thấy được sự thay đổi về các chỉ số lao động hay các chỉ số thực hiện khai thác thuỷ sản qua cả 3 giai đoạn của sự cố.
Đối với các hộ nghiên cứu, có sự thay đổi lớn trong số lượng lao động tham gia vào hoạt động vào khai thác thuỷ sản thuộc địa bàn 2 xã. Tại xã Quảng Công do hoạt động khai thác trong thời gian này chỉ thực hiện rất ít, nên bình quân chỉ còn 0,07 lao động của hộ tham gia vào hoạt động khai thác thuỷ sản và xã Phú Diên là 0,87 lao
động. Thời gian hiện tại, các chỉ số đã được phục hồi hầu như hoàn toàn về số lượng trên cả 2 xã. Đối với lao động trên chuyến đi, trong thời gian sự cố, lao động trên chuyến của xã Quảng Công chỉ đạt 0,2 người tuy nhiên trước đó là 2,93 người, thời gian hiện tại mặc dù tăng giảm nhân lực để phục hồi và phát triển sản xuất, tuy nhiên số lượng vẫn phục hồi hầu như ban đầu. Tại xã Phú Diên, phần lớn các hoạt động khai thác chỉ bị giảm trong thời gian này, nên số lượng lao động giảm xuống cũng không đáng kể, từ 2,09 người thời gian trước sự cố xuống còn 1,88 người trong thời gian xảy ra sự cố, tuy vậy tại thời điểm hiện tại, sau khi sự cố kết thúc đã được phát triển tốt hơn.
Số lượng chuyến theo năm đều giảm trên cả 2 xã, tại xã Quảng Công chỉ còn bình quân 3,79 chuyến trên thời gian xảy ra sự cố. Tuy nhiên, tại xã Phú Diên có đến 71,33 chuyến được thực hiện trong thời gian này. Số chuyến trung bình năm của 2 xã này cũng khác nhau tại 2 thời điểm còn lại, xã Phú Diên đạt 247 chuyến/năm trước và sau thời gian xảy ra sự cố, xã Quảng Công chỉ vào khoảng gần 180 chuyến/ năm tính đến thời điểm hiện tại. Tương tự đối với các hộ nghiên cứu tại xã Phú Diên chi phí cố định chỉ khoảng 110 ngàn đồng/ chuyến đi và chỉ khoảng 50 ngàn chi phí lưu động, tuy nhiên, các loại chi phí này cũng giảm xuống trong thời gian giảm khai thác.
Đối với các loại chi phí, chi phí cố định bình quân tại xã Quảng Công theo phỏng vấn đạt khoảng 240 ngàn đồng/ chuyến và khoảng gần 200 ngàn chi phí lao động.
Trong thời gian xảy ra sự cố, chi phí cũng có sự thay đổi do các chuyến đi không thực hiện, chi phí giảm xuống bình quân 10,67 ngàn đồng cho một chuyến đi và 6,67 ngàn đồng cho chi phí lưu động.
Các hoạt động dừng khai thác và giảm khai thác được thực hiện thì việc thu nhập lao động giảm xuống là điều tất yếu, thu nhập của người lao động khai thác thuỷ sản tại xã Quảng Công trước thời gian xảy ra sự cố là 380,17 ngàn đồng trên một chuyến đi, giảm xuống còn 163,79 ngàn đồng/chuyến và tại thời điểm hiện tại, một chuyến người khai thác thu nhập bình quân khoảng 558,87 ngàn đồng. Đối với xã Phú Diên tại thời điểm nghiên cứu, thu nhập của người dân là 488,33 ngàn đồng, trong thời gian xảy ra sự cố, thu nhập chỉ đạt 105,33 ngàn đồng thấp hơn trước sự cố là 348,33 ngàn đồng.
Về sự thay đổi chung của tất cả nhóm hộ được phỏng vấn: số lao động của hộ tham gia trung bình từ 1,12 người và trong thời gian xảy ra sự cố, giảm xuống trung bình 0,5 người. Với lý do, nhiều hộ đã tạm thời dừng đi biển hoặc chuyển qua các loại hình sinh kế khác để đảm bảo duy trì chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại – sau khi sự cố kết thúc, nhiều lao động đã trở lại bám biển, tuy nhiên số lượng vẫn không đạt như ban đầu, chỉ đạt 1,08 lao động của hộ trên 1 chuyến.
Số giảm rõ nhất là số lượng chuyến đi biển trong một tháng. Trước sự cố, số lượng chuyến đi biển đạt 212 chuyến tuy nhiên vào thời gian xảy ra sự cố, do hải sản thu về không bán được, sản lượng khai thác và giá bán thấp nên số lượng chuyến đi
biển giảm xuống nhanh chóng xuống còn 7 chuyến. Đặc biệt, tại xã Quảng Công của huyện Quảng Điền, trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB, có đến 28 trên tổng số 30 hộ được phỏng vấn dừng hẳn việc khai thác tương đương với 93,33%. Tuy nhiên, tại xã Phú Diên huyện Phú Vang, chỉ có 5 hộ dừng hẳn, tương đương với 16,67%.
Đối với chi phí trên một chuyến đi và các chi phí lưu động khác cũng có sự thay đổi, trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB, các loại chi phí cũng giảm theo các chuyến đi. Đối với những người vẫn còn đi biển trong thời gian này, chi phí trung bình của họ phải chi cho một chuyến là 108,14 nghìn đồng và 54,03 nghìn đồng chi phí lưu động giảm hơn rất nhiều so với trước sự cố. Song việc tiết kiệm chi phí này cũng không mang lại nhiều kết quả khi lượng thuỷ sản khai thác được không tiêu thụ được. Nên thu nhập của người dân bám biển trong thời gian này cũng bị giảm đáng kể, bình quân chỉ còn 152,22 nghìn đồng/ chuyến. So với trước sự cố, họ có thể thu được 1.034,46 nghìn đồng. Việc thu nhập vào thời gian sự cố quá thấp làm cho những hộ có nghề khai thác thuỷ sản gần bờ không còn động lực bám biển nhiều như trước, họ phải đi kiếm các ngành nghề thay thế trong thời gian này như: Phụ xây, chế biến thuỷ sản: làm mắm ruốc, xẻ cá…; phụ gia đình bán vàng mã, tạp hoá … hay đầu tư vào các sinh kế khác như nuôi bò, nuôi gà. Tuy nhiên, qua thời gian phục hồi thì những hoạt động này hầu như cũng bị dừng lại và những người bám biển lại quay về với sinh kế chính của mình.
3.2.2.3. Các sinh kế thay thế trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại địa bàn nghiên cứu
Trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB, các lao động bám biển phải dừng các hoạt động khai thác thuỷ sản gần bờ của mình và phải tìm các sinh kế khác thay thế trong khoảng thời gian này. Khi có thông báo về sự cố ô nhiễm MTB và chưa biết khi nào sự cố sẽ kết thúc, khoảng 1 tháng sau khi sự cố xảy ra – tháng 5/2016, một số lao động khai thác thuỷ sản bắt đầu thực hiện các sinh kế khác để đối phó với hoàn cảnh hiện tại. Hoạt động tạo thu nhập trong thời gian này được chia làm 2 loại hoạt động: (i) Hoạt động đối phó: là những hoạt động tạm thời, tạo thu nhập vượt qua khủng hoảng.
(ii) Hoạt động tạo thu nhập là những hoạt động dài hạn hơn, mang tính ổn định cao hơn. Các hoạt động tạo thu nhập của người dân KTTS gần bờ trong thời gian xảy ra sự cố ô nhiễm MTB sẽ được thể hiện qua bảng 3.11.