CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ KHAI THÁC THUỶ SẢN GẦN BỜ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
3.3.2. Giải pháp phục hồi sinh kế của ngư dân khai thác thuỷ sản gần bờ tại địa bàn nghiên cứu
Do lớn lên và bám biển từ nhỏ, việc chuyển đổi sinh kế để phục hồi sinh kế của người dân là khá khó khăn, sau khi sự cố ô nhiễm môi trường biển kết thúc, nắm bắt lấy cơ hội và sử dụng số tiền hỗ trợ từ nhà nước, phần lớn người dân quay lại với nghề khai thác thuỷ sản của mình.
3.3.2.1. Giải pháp đầu tư, nâng cấp trong nội bộ ngành nghề khai thác thuỷ sản Ngư dân sinh ra và lớn lên đã gắn bó với biển, muốn chuyển sang ngành nghề mới là một điều khó khăn, thay vì thế người dân vẫn mong muốn bám biển trong tương lai. Sau khi sự cố ô nhiễm MTB kết thúc và nhận được tiền bồi thường thiệt hại của nhà nước, nhiều hộ đã sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên phần lớn sử dụng cho các hoạt động đầu tư máy móc và các trang thiết bị cho ngành nghề khai thác thuỷ sản để trở lại bám biển.
Đối với thuyền và máy móc, người dân tập trung vào nâng cấp thuyền và sửa chữa máy móc sau nhiều tháng không hoạt động. Đầu tư, sử dụng vốn vào việc mua máy lắp thuyền từ 2 – 20 CV để phục vụ khai thác, một số trước đây đi chung thuyền, giờ mua thuyền riêng để bắt đầu khai thác.
Bảng 3.12. Hoạt động phát triển nội bồ ngành nghề khai thác thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu
Hoạt động
% Hộ thực hiện Đầu tư trung bình/hộ (Nghìn đồng)
Số nhân lực thay đổi Quảng
Công
Phú Diên
Sửa chữa máy móc,
thuyền 16,67 23,33 5.583,0 -
Mua xuồng, thuyền,
máy lắp thuyền 10,00 26,67 27.545,0 -
Sắm thêm ngư cụ - 33,33 5.920,0 -
Thay đổi nhân lực 10,00 10,00 - 1,0
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018) Nhìn vào bảng 3.12, ta có thể thấy đối với hoạt động phục hồi và phát triển nội bộ ngành nghề khai thác thuỷ sản trong thời gian phục hồi (sau sự cố) được thể hiện rõ qua 4 hoạt động chính:
- Sửa chữa máy móc, tàu thuyền có 12 hộ thực hiện, trong đó tại xã Quảng Công có 16,67% và xã Phú Diên là 23,33% các hộ được phỏng vấn thực hiện, với giá trung bình 5,583 nghìn đồng. Mục đích là bảo trì lại máy móc, tàu, thuyền sau thời gian không hoạt động để chuẩn bị lại cho chuyến đi biển. Tiền sửa chữa ở đây đa phần là là sử dụng các khoản tiền bồi thường.
- Mua xuồng, thuyền, máy lắp thuyền với 11 hộ tham gia bao gồm 10% số hộ phỏng vấn tại xã Quảng Công và 26,67% hộ phỏng vấn tại xã Phú Diên, với số tiền trung bình khoảng 27.545 triệu đồng. Nhiều người sử dụng tiền bồi thường và số tiền kiếm được từ các hoạt động sinh kế khác để nâng cấp tàu thuyền của mình. Nâng cấp các thuyền nhỏ từ 8 – 10 CV lên các thuyền có máy lớn hơn 16 – 24 CV. Việc nâng cấp thuyền này sẽ làm cho người dân có thể khai thác xa hơn và mang lại hiệu quả lớn hơn. Ngoài ra, một số hộ còn mua các thuyền nhỏ hoặc máy nhỏ có công suất bé hơn 8 CV để khai thác đầm hoặc khai thác gần bờ vào mùa đông với mục đích duy trì sinh kế. Ngoài ra, một số hộ trước sự cố còn đi chung thuyền, sau khi nhận bồi thường họ mua thuyền riêng để đi biển.
- Bên cạnh hoạt động sửa chữa, nâng cấp thuyền, người dân còn chú trọng vào việc sắm thêm ngư cụ, loại ngư cụ chủ yếu ở đây được mua thêm là lưới, đèn, câu với
số tiền trung bình vào khoảng 5.9 triệu đồng. Hoạt động này chỉ được thực hiện với 33,33% các hộ tại xã Phú Diên, không thấy hộ nào được phỏng vấn có hoạt động sắm thêm ngư cụ tại xã Quảng Công. Việc sắm ngư cụ này là cần thiết để thực hiện khai thác thuỷ sản,bởi vì các loại lưới, đèn, câu…và một số loại ngư cụ khác, sau thời gian dài gần 1 năm không sử dụng đã có biểu hiện hư hại và không mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng.
- Thay đổi nhân lực là việc tăng hoặc giảm nhân lực đi chung thuyền với mục đích: tăng sản lượng đánh bắt hoặc giảm nhân lực phù hợp với thuyền và có được lợi nhuận phù hợp sau một chuyến đi biển. Xã Quảng Công và xã Phú Diên đều có 10%
số hộ được phỏng vấn thực hiện việc thay đổi nhân lực, và số nhân lực thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống là 1 nhân lực. Việc này mang lại kết quả ổn định cho thu nhập sau mỗi chuyến đi biển.
Đối với các hộ thực hiện các hoạt động với mục đích phục hồi sinh kế trong nội bộ ngành khai thác thuỷ sản, hầu như các hoạt động tại xã Phú Diên đều được thực hiện nhiều hơn so với xã Quảng Công (bảng 3.12). Việc này cho ta thấy được mức độ quan tâm đến sinh kế nội bộ ngành của 2 xã nghiên cứu.
Các hoạt động này, đều được 100% người dân sử dụng đánh giá là mang lại hiệu quả trong giai đoạn phục hồi.
Sự cố ô nhiễm môi trường biển đã tác động chủ yếu đến tàu thuyền khai thác gần bờ có công suất dưới 90 CV và ít ảnh hưởng đến tàu đánh bắt xa bờ trên 90 CV. Trong tình thế hiện nay, việc thay thế tàu có công suất nhỏ dưới 90 CV càng cấp thiết, nhu cầu của ngư dân muốn thay thế tàu cũng ngày càng cấp thiết. Nguồn tài chính của hộ còn hạn chế, vì vậy mặc dù nhu cầu muốn đầu tư tàu đánh bắt xa bờ nhưng hộ không đủ khả năng chi trả, khả năng huy động vốn để mua sắm tàu mới và trang thiết bị trên tàu cũng như duy trì hoạt động của tàu cá.
Sau sự cố môi trường cũng đã có một số hộ ngư dân nâng cấp, mua sắm tàu thuyền mới nhưng chủ yếu là tàu dưới 20 CV chỉ đáp ứng cho việc khai thác gần bờ, khai thác thêm mùa mưa bão, hộ ngư dân vẫn chưa có đủ nguồn vốn để có thể thay thế được tàu theo mong muốn.
Sau sự cố nhiều hộ ngư dân đã làm thủ tục vay vốn đóng tàu mới có công suất cao nhưng vẫn chưa được hỗ trợ vay vốn, việc chuyển đổi nội bộ nghề vẫn của hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện được.
Hiện nay, xã Phú Diên và xã Quảng Công cũng đã tổ chức hướng dẫn cho bà con ngư dân làm thủ tục vay vốn đóng mới tàu có công suất cao để chuyển đổi nghề sau sự cố môi trường. Sau khi triển khai quyết định 12/QĐ-TTg ngày 6/1/2017 đã có 2 tổ tham gia thực hiện đóng tàu công suất từ 400 đến 600 CV trên địa bàn xã. Hiện nay
UBND xã đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hồ sơ đóng tàu cho nhân dân.
Việc sử dụng các nguồn vốn để tiếp tục phát triển ngành nghề khai thác thuỷ sản là một biện pháp an toàn, ít rủi ro hơn so với việc bắt đầu một loại hình sinh kế mới.
Song có một số hạn chế như:
- Do sự cố ô nhiễm MTB diễn ra, nên sản lượng thuỷ sản khai thác được thấp hơn so với trước đây.
- Giá cả bị tụt giảm.
- Lòng tin của người dân với hải sản chưa hoàn toàn phục hồi.
3.3.2.2. Giải pháp chuyển đổi sinh kế hoàn toàn
Việc dừng hoàn toàn việc khai thác thuỷ sản chuyển sang một sinh kế mới là một hoạt động đã xảy ra, do trong quá trình xảy ra sự cố ô nhiễm MTB, người dân không biết được bao lâu biển mới phục hồi. Trong thời gian này, để tiếp tục có chi phí sinh hoạt đời sống, họ phải kiếm nguồn sinh kế khác. Sau thời gian đó, mặc dù có thông báo sự cố kết thúc nhưng họ vẫn không quay lại bám biển.
Bảng 3.13. Hoạt động chuyển đổi sinh kế hoàn toàn tại địa bàn nghiên cứu
Hoạt động sinh kế
% hộ thực hiện Thu nhập bình quân/ tháng
(Nghìn đồng) Quảng
Công Phú Diên
Làm thuê 3,33 3,33 2.000,0
Di cư lao động 13,33 6,67 5.500,0
Xuất khẩu lao động 20,00 3,33 10.000,0 – 13.000,0
(Nguồn: Phỏng vấn hộ và phỏng vấn người am hiểu,2018) Ngược lại với hình thức phục hồi nội bộ ngành nghề thuỷ sản, đối với các hoạt động chuyển đổi sinh kế hoàn toàn, được người dân tại xã Quảng Công thực hiện nhiều hơn xã Phú Diên. Trong đó, 2 hình thức di cư lao động và hình thức xuất khẩu lao động được đặc biệt chú trọng (bảng 3.13). Qua đó, ta có thể thấy có 3 hoạt động sinh kế được chuyển đổi hoàn toàn:
Làm thuê với 3,33% số hộ được phỏng vấn thực hiện tại xã Quảng Công và 3,33% số hộ thực hiện tại xã Phú Diên, chủ yếu là làm thuê tại địa phương thu nhập trung bình chỉ đạt 2 triệu đồng, tuy nhiên do đã bán thuyền hoặc trước đó đi làm chung thuyền với người khác mà họ không quay lại với nghề đi biển. Thu nhập được đánh giá không hiệu quả trong thời gian phục hồi.
Di cư lao động được thực hiện bởi 13,33 hộ phỏng vấn tại xã Quảng Công và 6,67% hộ thuộc xã Phú Diên, sau sự cố ô nhiễm MTB bắt đầu một số người dân khai thác thuỷ sản gần bờ di cư lao động vào các khu công nghiệp hay các thành phố lớn để lao động và sinh sống, cùng với con hoặc người quen của mình ở đó. Với thu nhập trung bình khoảng 5.5 triệu đồng/tháng, được đánh giá là hiệu quả.
Xuất khẩu lao động với 7 hộ thực hiện trên tổng cộng 60 hộ phỏng vấn. Xã Phú Diên có 3,33% lao động được phỏng vấn tham gia vào hoạt động này, xã Quảng Công có 20% lao động tham gia. Việc đi xuất khẩu lao động theo các chính sách hỗ trợ của nhà nước, người đi xuất khẩu lao động đa phần là con của chủ hộ, hiện nay đều có việc làm ổn định và thường gửi tiền về cho gia đình. Thu nhập chủ yếu nằm trong khoảng từ 10 ~ 13 triệu đồng/tháng.
Ở cả 2 địa điểm nghiên cứu, đối với các hoạt động sinh kế được chuyển đổi hoàn toàn, các hộ được nghiên cứu tại xã Quảng Công có xu hướng thực hiện nhiều hơn tại xã Phú Diên.
Như vậy, hình thức chuyển đổi sinh kế sang các hoạt động phi nông nghiệp được nhiều hộ ngư dân áp dụng. Với hình thức chuyển đổi này người dân đã giải quyết được những khó khăn trước mắt mà hộ gặp phải. Thứ nhất, việc chuyển đổi đã giúp người dân nâng cao thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống. Thứ hai, việc chuyển đổi đã phần nào giải quyết vấn đề mất việc làm trong giai đoạn xảy ra sự cố. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp lâu dài.
Việc chuyển đổi hoàn toàn có một số hạn chế như:
- Việc thay đổi hoàn toàn sinh kế, làm cho người thực hiện gặp khăn khi thực hiện.
- Tạo nên thu nhập chưa ổn định.
3.3.2.3. Giải pháp đa dạng hoá sinh kế hộ
Sau khi trở lại với sinh kế biển, nhiều hộ kết hợp với các loại hình sinh kế đã được học hoặc triển khai trong giai đoạn sự cố đang diễn ra để tăng thêm thu nhập, ổn định sinh kế và cuộc sống.
Bảng 3.14. Hoạt động sinh kế kết hợp với khai thác thuỷ sản gần bờ
Loại hình
% hộ thực hiện Thu nhập/tháng (nghìn đồng) Quảng Công Phú Diên
Chế biến thuỷ sản 83,33 3,33 3.232,76
Buôn bán thuỷ sản 3,33 3,33 3.300,0
Làm thuê tại địa phương 3,33 6,67 2.000,0
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018)
Nhìn vào bảng 3.14 ta thấy có tất cả 3 hình thức sinh kế được người dân lồng ghép vào sinh kế chính (khai thác thủy sản) để mang lại hiệu quả sinh kế cao hơn giúp ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa sinh kế này còn ít hộ thực hiện, theo như phỏng vấn chỉ có khoảng 31 trên tổng số 60 hộ thực hiện các hình thức đa dạng hóa sinh kế này.
Chế biến thủy sản là hình thức được thực hiện hầu như toàn bộ các hộ khai thác thủy sản, tuy nhiên, chỉ chế biến trong nhà đủ dùng chứ không thực hiện các hình thức kinh doanh, buôn bán các sản phẩm. Vì vậy, có tổng số 26 hộ thực hiện chế biến thủy sản với hình thức dịch vụ, xã Quảng Công có 83,33% số hộ được phỏng vấn cho rằng mình thực hiện song song việc chế biến thuỷ sản và khai thác thuỷ sản, trong khi đó, tại xã Phú Diên chỉ có 3,33% số hộ được phỏng vấn thực hiện. Thu nhập bình quân của những hộ này đạt khoảng 3,2 triệu/ tháng. Sản phẩm chủ yếu ở đây là nước mắm và mắm các loại.
Buôn bán thủy sản với 3,33% số hộ được phỏng vấn ở mỗi xã Quảng Công và Phú Diên. Buôn bán dưới hình thức nhỏ lẻ, tại chợ hoặc tại các điểm buôn bán sau khi thuyền đi biển về, thu nhập đạt 3,3 triệu đồng/ tháng.
Làm thuê tại địa phương là hoạt động tạo thu nhập cùng với hoạt động khai thác thuỷ sản có sẵn, tại xã Quảng Công có 3,33% số hộ được phỏng vấn thực hiện và 6,67% số hộ tại xã Phú Diên thực hiện loại hình sinh kế này. Với thu nhập vào khoảng 2 triệu đồng/tháng. Việc làm thuê chủ yếu là phụ xây, công việc này được thực hiện vào thời gian rảnh rỗi, không đi biển. Vì vậy, người lao động tranh thủ đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên việc thu nhập này được người dân đánh giá là không đáng kể và không đạt hiệu quả cao.
Khác với các hộ chuyển đổi sinh kế, chủ yếu các hộ đa dạng hóa sinh kế lựa chọn hoạt động mới được thực hiện ngay trên địa phương không có hộ di cư lao động, tùy thuộc vào điều kiện của hộ không thể đi làm ăn xa do tình trạng lao động sức khỏe yếu và một số hộ vẫn muốn bám biển. Khi mà thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản giảm sút nhiều thì các hộ ngư dân buộc tìm kiếm và thực hiện hoạt động sinh kế mới nhằm phần nào có thêm thu nhập, ổn định thu nhập, tăng khả năng chống đỡ khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra. Mặc dù thu nhập từ các ngành nghề này không cao, tuy nhiên đã giúp nhiều hộ cải thiện thu nhập hàng tháng, góp phần ổn định cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt động mới mà các hộ lựa chọn để đa dạng hóa sinh kế cũng chỉ tạm thời nhằm tạo thêm thu nhập mới cho hộ gia đình, hoạt động sinh kế chính của các hộ ngư dân vẫn là hoạt động khai thác thủy sản.