Đặc điểm kinh tế - xã hội tại hai điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thủy sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tại hai điểm nghiên cứu

Điều kiện kinh tế thể hiện sự phát triển về mọi mặt của xã, mức sống dân cư và hàng loạt các vấn đề xã hội khác. Thông qua cơ cấu kinh tế của một vùng một địa phương chúng ta có thể thấy tình trạng phát triển kinh tế của vùng hay địa phương đó.

Theo thống kê KT – XH của 2 xã Quảng Công và Phú Diên, cơ cấu kinh tế được biểu hiện dựa trên 2 thành phần kinh tế chính: Nông – lâm – thuỷ sản và Dịch vụ - Nghề nghiệp, được biểu hiện qua biểu đồ sau đây:

(Nguồn: Báo cáo KT-XH 2015 – 2017) Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế 2016 - 2017 tại các xã nghiên cứu Dựa vào hình 3.5, ta có thể thấy được Nông – Lâm – Ngư Nghiệp chiếm hầu như một nửa tỷ trọng kinh tế của cả 2 xã Quảng Công và Phú Diên, tuy tỷ trọng các ngành có sự thay đổi qua các năm, song thay đổi không đáng kể.

Xã Quảng Công

Tổng giá trị sản xuất ước 145.045 triệu đồng. Tổng thu nhập toàn xã hội 169.504 triệu đồng. (Trong đó 145.045 triệu đồng là giá trị sản xuất của các ngành, 24.459 triệu đồng là nguồn bồi thường do sự cố môi trường).

- Nông - Lâm - Thuỷ sản ước đạt 74.015 triệu đồng, chiếm 51%; Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ước đạt 38.510 triệu đồng, chiếm 27%. Dịch vụ và việc làm ước đạt 32.520 triệu đồng, chiếm 22%.

- Cơ cấu lao động ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 50%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng & dịch vụ chiếm 50%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 ước

59.6 48.16 51

40.4 51.84 49

2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7

XÃ QUẢNG CÔNG

NLTS DVNN

49 49.7 44.6

51 50.3 55.4

2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7

XÃ PHÚ DIÊN

NLTS DVNN

đạt 26,1 triệu đồng (kế hoạch đầu năm 2017 là 24,6 triệu đồng), so với năm 2016 tăng 4,1 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 198,2 ha, đạt 100% kế hoạch;

năng suất lúa bình quân đạt 51 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lương thực có hạt 811,2 tấn, đạt 98% kế hoạch. Các loại cây công nghiệp ngắn và hoa màu đã thu hoạch xong đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Rau các loại 30,5 ha năng suất 80 tạ/ha, sản lượng 244 tấn, đậu các loại 3 ha, năng suất 14 tạ/ha, sản lượng 4,2 tấn. Nâng giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích đạt 70 triệu đồng/ha, tăng 2 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, do mở rộng diện tích khoai lang và chuyển đổi 4,1 ha lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Tổng giá trị trồng trọt ước đạt 8.610 triệu đồng, tăng 2.152 triệu đồng so với năm 2016.

Chăn nuôi đã triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; công tác tiêu độc khử trùng, công tác giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi đạt tỷ lệ cao, tuy giá cả chưa ổn định song đàn gia súc, gia cầm được duy trì và không để xảy ra dịch bệnh, đặc biệt đàn bò, đàn dê được duy trì, đàn lợn dần khôi phục trở lại trong quý IV. Tổng đàn gia súc tại thời điểm 30/10/2017 như sau: tổng đàn gia súc 904 con, trong đó (bò 398, trâu 71, lợn 320, dê 115 ), giảm 210 con so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm 18,000 con, giảm 5,000 con so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước 5.500 triệu đồng, giảm 1.254 triệu đồng so với năm 2016.

Ngành thuỷ sản: Tổng sản lượng thủy sản ước 1.569 tấn/ 1.100 tấn kế hoạch tăng 496 tấn so với năm 2016. Giá trị sản lượng thủy sản ước 59.910 triệu đồng/ kế hoạch 38.900 triệu đồng.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Vụ nuôi năm 2017 là một năm tiếp tục nuôi trồng có lãi.

Với diện tích thả nuôi 124,1 ha/ 126,29 ha (giảm 2,19 ha nuôi trên cát). Tiếp tục duy trì mô hình đa dạng hóa vật nuôi quanh năm, đặc biệt mở rộng diện tích nuôi chuyên cá các loại. Tuy vậy, do hoàn lưu bão số 12 gây thiệt hại cho một số hộ nuôi xuyên lũ, làm giảm đi một số sản lượng. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 312 tấn/ 217 tấn, tăng 95 tấn so với năm 2016.

- Đánh bắt thuỷ sản: Tổng sản lượng đánh bắt biển và đầm phá ước 1,257 tấn/ kế hoạch 850 tấn (trong đó đầm phá 87 tấn/ kế hoạch 70 tấn) tăng 407 tấn so với năm 2016, do nguồn lợi thủy sản bắt đầu khôi phục trở lại. Sau chi trả tiền bồi thường đợt 2 nhiều hộ dân đã đầu tư mua sắm ngư lưới cụ, cải tiến tàu thuyền và chuyển phương thức đánh bắt từ tầng đáy sang tầng nổi và từng bước ổn định cuộc sống.

Lâm nghiệp: Duy trì công tác chăm sóc và bảo vệ rừng; hiện có 196,4 ha. Trong đó, rừng phòng hộ 106,5 ha, rừng sản xuất 89,9 ha, tỷ lệ che phủ rừng 12%. Đã xây dựng phương án triển khai nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn góp

phần bảo vệ rừng. Đã triển khai cấp phát cây mần chua, dừa nước cho bà con với tổng số cây 18.000 cây. Tuy vậy, tình trạng chặt phá rừng vẫn còn xảy ra do một số gia đình nhận bảo quản, chăm sóc còn thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.

Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì như: cơ khí, mộc, nề, xây dựng..., tạo được nguồn thu ổn định, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, riêng lĩnh vực du lịch ven biển, thu mua thủy sản, chế biến thủy sản sau sự cố môi trường có bước phát triển trở lại. Giá trị tổng sản lượng TTCN - dịch vụ ước 38.510 triệu đồng/kế hoạch 29.346 triệu đồng, tăng 9.164 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Công tác xuất khẩu lao động được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, bước đầu đã tạo được chuyển biến thông qua sàn giao dịch việc làm đầu năm 2017. Tính đến nay toàn xã có 176 lao động đang làm việc ở nước ngoài qua các hình thức, 850 lao động trong và ngoài tỉnh. Giá trị nguồn thu từ lao động ngoại tỉnh và lao động xuất khẩu nước ngoài, việt kiều gửi ngoại hối về địa phương ước đạt 32.520 triệu đồng/ kế hoạch 26.850 triệu đồng, tăng 5.670 triệu đồng so với năm 2016.

Xã Phú Diên

Nhìn chung giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành có sự thay đổi rõ rệt:

Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 312 tỷ đồng tăng 12,8% so với năm 2016, và tăng 12,2% so với năm 2015. Xu hướng phát triển kinh tế của xã những năm gần đây: Tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, ngành nghề và tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Giá trị dịch vụ, ngành nghề và tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đến năm 2016 giảm 0,7% nhưng đến năm 2017 giá trị dịch vụ, ngành nghề và tiểu thủ công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2016, Mặc dù đã tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bãi tắm Tháp Chăm để thu hút du khách nhưng do ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển đã làm giá trị sản xuất lĩnh vực dịch vụ-du lịch biển giảm 10,04% so với năm 2015. Ngoài ra, sự cố ô nhiễm môi trường biển còn ảnh hưởng đến công việc chế biến thủy hải sản, dịch vụ đóng tàu của người dân, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Hoạt động các lĩnh vực dịch vụ, ngành nghề -tiểu thủ công nghiệp trong năm 2017 có chuyển biến tích cực, trong đó dịch vụ bán lẻ dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phát triển mạnh, riêng dịch vụ-du lịch biển có chiều hướng phát triển tốt.

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016 tăng 0,7% so với năm 2015, có thể thấy giá trị sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể. Năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhưng tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất giảm. Sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra đã tác động trực tiếp lên ngành ngư nghiệp, làm giảm nguồn lợi thủy sản khiến cho thu nhập của người dân giảm đi đáng kể, nhưng bên cạnh đó giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi có sự tăng mạnh vì đã chú trọng công tác

giống, thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ, đưa 2 ha diện tích trồng lúa vụ hè thu vào sản xuất thử nghiệm tại Kế Sung, năng suất sản lượng 51 tạ/ha, về chăn nuôi tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong năm không xảy ra, số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã ổn định, chất lượng đàn vật nuôi đã tăng lên đáng kể.

Như vậy, thấy rằng sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của hộ gia đình, mặc dù giá trị sản xuất từng ngành không có sự biến động nhiều nhưng tổng giá trị sản xuất lại giảm, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của địa phương. Đến năm 2017, tình hình kinh tế của xã cơ bản ổn định.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội của hai điểm nghiên cứu

Dân số và lao động của một địa phương thể hiện nguồn lực, sức sản xuất của địa phương đó. Đây là một nhân tố quyết định đến việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của địa phương. Dân số tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lao động tích cực là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội. Việc đánh giá tình hình dân số lao động ở địa phương sẽ giúp chúng ta nắm rõ nguồn lực con người trong sản xuất đồng thời là bộ phận của thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo thống kê của 2 xã Quảng Công và xã Phú Diên tính đến cuối năm 2017 thì đặc điểm xã hội được thể hiện tại bảng 3.3:

Bảng 3.3. Đặc điểm xã hội tại 2 xã nghiên cứu năm 2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Xã Quảng

Công

Xã Phú Diên

1 Tổng số hộ Hộ 1.534 2.490

2 Tổng số nhân khẩu Người 6.433 11.420

3 Số người trong độ tuổi lao động Người 4.026 5.656

4 Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 4,2 4,6

5 Bình quân lao động/hộ Lao

động/hộ 2,6 2,3

6 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,0 1,0

7 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới % 3,68 11,7

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 45,0 53,0

9 Thu nhập bình quân đầu người/năm

Triệu

đồng 26,1 36,8

(Nguồn: UBND xã,2017) Qua bảng 3.3 ta có thể thấy mặc dù diện tích tự nhiên của 2 xã Quảng Công và Phú Diên chênh lệch không nhiều (xã Quảng Công: 1.260 km2 ; xã Phú Diên: 1.394,66 km2 ) nhưng xã Phú Diên lại có số lượng hộ dân nhiều gần gấp 2 lần xã Quảng Công.

Do đó, chênh lệch về dân số cũng ở mức như vậy. Tuy nhiên, xã Quảng Công lại có tỉ lệ hộ nghèo là 3,68% thấp hơn xã Phú Diên với 11,7%. Đối với tỉ lệ lao động qua đào tạo, xã Phú Diên có tỉ lệ 53% trên tổng số 5.656 lao động cao hơn xã Quảng Công với 45% trên tổng số 4.026 lao động. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người/năm của xã Phú Diên là 36,8 triệu đồng (tương đương với 3,1 trđ/tháng) cao hơn xã Quảng Công là 26,1 triệu đồng (tương đương với 2,2 trđ/tháng). Để sử dụng tốt về tiềm năng lao động, trong những năm qua các địa phương đã xây dựng nhiều phương án, khuyến khích và tạo điều kiện về vốn để các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

Như vậy, với lực lượng lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của địa phương. Hằng năm, xã Quảng Công và xã Phú Diên phối hợp với trung tâm đào tạo nghề của huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện của xã vẫn chưa thể giải quyết hết việc làm cho người dân tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thủy sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)