Đánh giá phục hồi sinh kế và môi trường của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ sau sự cố ô nhiễm môi trường biển tại hai điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thủy sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ KHAI THÁC THUỶ SẢN GẦN BỜ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN

3.3.3. Đánh giá phục hồi sinh kế và môi trường của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ sau sự cố ô nhiễm môi trường biển tại hai điểm nghiên cứu

Sự cố ô nhiễm môi trường biển tác động không chỉ sinh kế mà còn tác động cả đời sống của người dân. Sau khi sự cố ô nhiễm MTB kết thúc, người dân thực hiện những biện pháp để cải thiện sinh kế và phục hồi chất lượng cuộc sống, tuy nhiên do tác động của sự cố ô nhiễm MTB ảnh hưởng lớn đến môi trường, kinh tế và nhiều mặt cuộc sống của người dân bám biển nên việc phục hồi chỉ sau hơn một năm kết thúc là chưa đạt kết quả cao nhất là đối với các vấn đề về môi trường và tài nguyên thuỷ hải sản, tài nguyên nước sau khi bị tổn thương. Mặc dù hầu như các hoạt động tạo sinh kế của người dân đã dần đi vào ổn định nhưng chưa quay lại được so với thời điểm trước sự cố.

Theo đánh giá của người dân khai thác chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố ô nhiễm môi trường biển, kết quả phục hồi sau hơn 1 năm kết thúc sự cố được đánh giá như sau:

Bảng 3.15. Đánh giá mức độ phục hồi sinh kế, đời sống và môi trường của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016

ĐVT: % Mức độ

phục hồi Chỉ tiêu

100 % 75 % 50 % 25 % 0 %

Chuyến khai thác/năm 60,00 38,33 1,67 - -

Sản lượng khai thác 3,33 61,67 35,00 - -

Thu nhập/ năm 10,00 41,67 46,67 1,67 -

Chi tiêu 70,00 1,67 28,33 - -

Phục hồi đời sống 66,67 15,00 18,33 - -

Phục hồi môi trường biển 5,00 51,67 41,67 1,67 - Phục hồi tài nguyên thuỷ sản 1,67 61,67 36,67 - -

(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2018)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ và phỏng vấn sâu, 2018) Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ phục hồi sinh kế, đời sống và môi trường

của các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ sau sự cố ô nhiễm MTB

Nhìn vào bảng 3.15 và hình 3.10, ta có thể thấy được những mức độ phục hồi theo sự đánh giá của người dân. Mức độ đánh giá phục hồi ở đây được chia theo các mức 0, 25, 50, 75, 100% và đều được chính người dân tự đánh giá. Với các mục đánh giá như chuyến khai thác, sản lượng, thu nhập, chi tiêu, đời sống, môi trường biển và tài nguyên thuỷ sản, theo đánh giá của người dân không có mục nào có dấu hiệu không phục hồi.

Chuyến khai thác thuỷ sản/năm hầu hết các hộ đều phục hồi hoàn toàn 100% với 36 trên tổng số 60 hộ được phỏng vấn, chiếm 60%. Trước và sau thời gian xảy ra sự cố, mặc dù có giảm chuyến song giảm không đáng kể, từ trung bình 212 chuyến/năm xuống còn 199 chuyến/năm. Có 38,33% hộ đánh giá phục hồi 75% và chỉ có 1.67%

tương ứng với một hộ đánh giá phục hồi 50%, không có hộ nào phục hồi 25% hoặc 0%. Thời gian phục hồi kể từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm MTB được lao động khai thác thuỷ sản được phỏng vấn ước tính trung bình là 8 tháng. Lý do được người dân đề cập đến do không phục hồi được toàn bộ chuyến đi biển như trước đây là do thời gian xảy ra sự cố họ phải đi làm những công việc như phụ thợ xây, hay phụ buôn bán, vì vậy sau khi kết thúc một vài ngày họ vẫn đi làm các nghề này để kiếm thêm thu nhập.

Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản bao gồm sản lượng khai thác của các loài thuỷ sản thường được khai thác tại địa bàn nghiên cứu, đang có sự phục hồi. Tuy nhiên, có đến 61,67% hộ được phỏng vấn cho rằng sản lượng chỉ phục hồi ở mức 75%, 21 hộ - tương ứng với 35% cho rằng sản lượng khai thác được chỉ đạt 50% và 3.33% số hộ cho rằng hải sản phục hồi 100%. Theo nhận định của các hộ khai thác thuỷ sản, một số loài hải sản sau sự cố đã biến mất, và một số loại giảm về trữ lượng làm ảnh hưởng

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Chuyến khai thác

Sản lượng Thu nhập Chi tiêu Đời sống Môi trường

biển Tài nguyên thuỷ sản

100% 75% 50% 25% 0%

đến sản lượng khai thác. Một số loài thuỷ sản biến mất như một số loài cá tầng đáy, cá sam, cá la la, mực nang và một số loại mực khác ở tầng đáy. Tổng sản lượng trung bình của các hộ KTTS gần bờ trước khi sự cố xảy ra là 16,763 tấn và trong giai đoạn phục hồi chỉ đạt 11,894 tấn. Thời gian phục hồi bình quân được các hộ ước tính là khoảng 11 tháng.

Tương ứng với tổng sản lượng khai thác bị giảm sút, thì thu nhập trong thời gian phục hồi cũng có sự giảm xuống so với thời điểm trước sự cố. Thu nhập cả năm trước sự cố đạt khoảng 762,517 triệu đồng, tuy nhiên, vào giai đoạn phục hồi chỉ đạt 674,5 triệu đồng và thời gian phục hồi do người dân ước tính vào khoảng 11 tháng. Có 6 hộ đánh giá phục hồi thu nhập 100% so với trước khi xảy ra sự cố, bên cạnh đó, có đến 25 hộ tương ứng với 41,67% các hộ đánh giá thu nhập chỉ phục hồi 75% và có đến 46,67% các hộ đánh giá thu nhập của mình chỉ đạt 50% so với trước đây. Có 1 hộ đánh giá phục hồi thu nhập chỉ đạt 25%.

Chi tiêu của hộ không bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian xảy ra sự cố, vì vậy 70% các hộ chi tiêu được phục hồi hoàn toàn như ban đầu, còn 30% còn lại chi tiêu bị biến đổi, không phục hồi đủ khoảng 50%. Chi tiêu bị thay đổi là do các hộ thay đổi cơ chế sản xuất hoặc kết hợp thực hiện các sinh kế khác.

Đối với phục hồi đời sống, sau sự cố ô nhiễm MTB, có 66,67% tương ứng với 40 hộ nhận định rằng đời sống phục hồi 100% so với trước đây, 15% nhận xét rằng đời sống phục hồi 75% và 18,33% hộ nhận xét rằng đời sống chỉ phục hồi 50% so với trước đây. Lý do đa phần của những người có đời sống thay đổi là do sau khi sự cố ô nhiễm MTB kết thúc, đời sống của họ cũng bị đảo lộn, việc bán thuyền để thay đổi sinh kế song chưa mang lại kết quả. Việc di cư lao động cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đời sống hiện tại không ổn định. Ngoài ra có một số lao động trước đây bán thuyền, sau khi bám biển trở lại phải đi theo thuyền cùng người khác, thu nhập không còn đạt như trước kia.

Về sự cố ô nhiễm môi trường biển và tài nguyên thuỷ sản, sau khi sự cố kết thúc, nhiều tác động về môi trường biển và thuỷ sản vẫn còn dư âm lại, biểu đồ 7 thể hiện sự phục hồi dưới nhận định của hộ khai thác thuỷ sản gần bờ tại điểm nghiên cứu:

Môi trường biển sau sự cố chỉ có 5 trên tổng số 60 hộ đánh giá phục hồi hoàn toàn. Có 51,67% hộ đánh giá môi trường biển phục hồi 75%, và 41,67% hộ đánh giá môi trường biển phục hồi 50%. Có 1 hộ đánh giá môi trường biển chỉ phục hồi 25%.

Về tài nguyên thuỷ sản, dưới việc một số loài hải sản tầng đáy biến mất, và một số bị giảm về số lượng, có 61,67% các hộ nhận định rằng tài nguyên thuỷ sản chỉ phục hồi 75%, 36,67% hộ thấy rằng chỉ phục hồi 50% và 1,67% thấy rằng tài nguyên thuỷ sản phục hồi hoàn toàn.

Trong giai đoạn phục hồi sau sự cố ô nhiễm MTB, có nhiều biện pháp phục hồi đã được người dân thực hiện, bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của các chính sách đền bù hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên bước đầu các hộ khai thác thuỷ sản gần bờ chỉ phục hồi hoàn toàn các phương thức khai thác, sản lượng và kết quả khai thác dường như chưa được phục hồi hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ khai thác thủy sản gần bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)