Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
1.2.3. Thực trạng sản xuất lúa ở tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2, nằm ở tọa độ 13030’ đến 14042’ vĩ độ Bắc và 108036’ đến 109022’ độ kinh Đông. Bình Định tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ngãi ở phía bắc, tỉnh Phú Yên ở phía Nam, tỉnh Gia Lai ở phía Tây và biển Đông ở phía Đông; Bình Định có đặc điểm chung của vùng chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Bình Định được thể hiện qua bảng 1.6
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bình Định năm 2005 – 2014
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2005 111.723 47,2 527.361
2006 121.000 50,2 607.800
2007 112.000 51,7 579.100
2008 115.000 54,0 622.100
2009 113.896 53,1 604.427
2010 113.523 56,5 641.366
2011 112.328 57,8 649.256
2012 111.242 58,6 651.734
2013 102.546 59,2 606.840
2014 106.293 61,1 649.670
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2015 ) [3]
14
Qua số liệu bảng 1.6 cho thấy, diện tích trồng lúa ở Bình Định từ năm 2005 đến 2014 chưa được ổn định. Diện tích lúa tỉnh Bình Định trong những năm qua đạt cao nhất vào năm 2006 (121.000 ha). Diện tích lúa của tỉnh giảm trong hai năm gần đây (2013 – 2014) do quá trình đô thị hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quá trình sa bồi huỷ phá của cơn lũ lịch sử năm 2013, hạn hán do biến đổi khí hậu. Năng suất, sản lượng lúa cao nhất vào năm 2014 với năng suất 61,1 ta/ha và sản lượng 649.670 tấn.
Đạt được năng suất và sản lượng như vậy là do áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng giống lúa có năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, bón phân hợp lý.
Bảng 1.7. Năng suất lúa của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ qua các năm
Năm
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hoà
Ninh Thuận
Bình Thuận
2000 46,6 34,9 36,0 41,2 48,1 41,0 42,9 34,5
2001 47,0 37,1 38,5 42,4 47,2 41,5 42,1 36,8
2002 48,2 39,1 40,6 43,6 50,5 40,9 45,6 37,8
2003 52,4 43,7 45,5 44,3 53,8 44,4 42,7 39,3
2004 53,1 44,4 48,2 45,5 54,5 44,3 46,5 39,3
2005 52,3 43,5 49,4 47,2 54,1 40,3 47,0 40,9
2006 57,2 46,1 50,2 50,2 54,3 43,4 50,0 37,4
2007 56,5 47,0 51,5 51,7 56,9 47,2 51,9 45,1
2008 53,3 44,3 48,0 53,8 51,9 47,6 51,0 46,9
2009 53,8 45,5 51,0 53,0 57,6 49,7 54,5 48,9
2010 56,3 48,4 53,8 56,0 61,4 52,3 49,7 50,0
2011 52,9 47,6 52,4 57,8 60,1 53,2 55,9 53,5
2012 59,8 50,5 55,3 58,6 60,6 52,3 57,1 54,8
2013 58,0 50,1 55,1 59,2 63,3 55,6 56,4 55,4
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 – Tổng cục thống kê Việt Nam) [33].
15
Qua số liệu bảng 1.7 cho thấy, năng suất lúa Bình Định tăng dần qua các năm và là một trong những tỉnh có năng suất lúa cao đứng thứ vị trí thứ 2, thứ 3 trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh Bình Định đạt năng suất lúa cao nhất của khu vực miền Trung (53,8 tạ/ha) .
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thôn tỉnh Bình Định năm 2012 toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 20.000 ha sản xuất lúa 3 vụ/năm hiệu quả thấp sang sản xuất 2 vụ lúa/năm hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận giá trị lúa sản xuất hàng hóa của tỉnh Bình Định còn thấp, do đó trong những năm đến là cần tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng và chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng trừ dịch hại, công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Bình Định có Viện khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung bộ và Trung tâm giống cây trồng có nhiệm vụ chủ yếu nhân giống và khảo nghiệm giống, chọn lọc và sản xuất giống siêu nguyên chuẩn và nguyên chủng. Mỗi năm Viện và Trung tâm lúa sản xuất trên 300 tấn giống lúa các loại để cung ứng cho bà con nông dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đối với công tác nghiên cứu lai tạo giống mới đang trong giai đoạn nghiên cứu và bước đầu mang lại một số kết quả.
Hiện nay, có khoảng trên 90% nông dân Bình Định sử dụng giống nguyên chủng, giống xác nhận, giống tương đương giống xác nhận (do các hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh sản xuất) và giảm mật độ gieo sạ 120-140 kg/ha (tùy từng vụ cấp giống, chân đất).
Bình Định đã đưa vào sản xuất đại trà nhiều giống lúa chịu thâm canh cho năng suất cao. Trong đó, có các giống lúa lai như Nhị ưu 838, CT 16, BTE-1, Syn 6 cho năng suất bình quân trên 80 tạ/ha; tỉnh cũng đã loại bỏ những giống bị thoái hoá, nhiễm sâu bệnh ra khỏi cơ cấu giống của tỉnh như giống Uải 32, khang dâng 18 và 13/2. Đây là bước tiến quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực của tỉnh trong những năm gần đây.
Năm 2010, theo số liệu của Trung tâm khuyến nông tỉnh đã khảo nghiệm và trình diễn trên 50 loại giống lúa khác nhau để đưa vào sản xuất. Đến nay các giống lúa mới đã được đưa vào cơ cấu của tỉnh như VTNA-2, OM 6976, Hoa ưu 109, TH 3-3, Xuyên Hương 178, OM 4900, TBR 36,…
Diện tích sản xuất lúa Bình Định tập trung nhiều ở các huyện đồng bằng như Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước. Thời vụ gieo trồng trong tỉnh như sau : Vụ Đông Xuân chân 3 vụ lúa gieo sạ từ 25/11 đến 10/12 và chân 2 vụ lúa gieo sạ từ ngày 01 - 15/12; vụ Hè Thu chân 3 vụ gieo sạ từ ngày 25/3 đến 10/4 và chân
16
2 vụ lúa gieo sạ từ 01-15/5; vụ Thu Đông (trên chân 3 vụ lúa), tranh thủ lúa Hè Thu thu hoạch xong đến đâu làm đất gieo sạ lúa Thu Đông đến đó. Với điều kiện sản xuất như trên nên chân 3 vụ sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung ngày (từ 85 đến 110 ngày), và chân 2 vụ sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng trung đến dài ngày (từ 100 đến 125 ngày). Nhưng trong vụ Thu Đông, khuyến cáo nông dân nên sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn. Lý do trong vụ Thu Đông thời tiết thường có mưa to, lũ lụt (trong tháng 10, 11) làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch và bảo quản lúa..