Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Bệnh khô vằn hại lúa
Theo tài liệu U.S.D.A (1953) nấm gây bệnh là Rhizoctonia solani và Walker (1969) gọi là Rhizoctonia solani Kuhn giai đoạn hoàn toàn của nó là Thanatephorus cucumeris Donk [18].
Nấm gây bệnh chủ yếu phát triển dạng sợi, khi trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, đường kớnh 8-12 à với những vỏch ngăn khụng liờn tục. Hạch nấm mọc nổi lờn trên bề mặt ký chủ, có hình tròn dẹt ở phía dưới, khi còn non có màu trắng, khi già có màu nâu đậm. Hạch nấm và sợi nấm mọc trên môi trường nuôi cấy có kích thước lớn hơn so với nấm mọc trên mô ký chủ trong tự nhiên. Giai đoạn hoàn toàn của nấm có tên gọi là Thanatephorus cucumeris được mô tả kích thước như sau: đảm bào tử (10 - 15) x (7 - 9)àm; Cuống (4,5 - 7) x ( 2- 3) àm số lượng 244.
Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng của nấm là 28 - 300C. Nhưng theo Hemmi và Yokogi (1927) là 300C, tối đa 40 - 420C, ở 100C nấm ít hoặc không phát triển. Theo Inoue và Uchino (1936) báo cáo rằng hạch nấm không hình thành trên môi trường có chứa Ammon sulfate và Pepton làm nguồn đạm [13]. Nấm xâm nhập vào mô cây qua khí khổng hoặc lớp cutin, sự lây bệnh có thể xảy ra trong phạm vi nhiệt độ 23 -250C, tối thích là 30 - 310C, ẩm độ tương đối 90 - 97%.
Những cây lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn gây ra có sự thay đổi về sinh hóa và sinh lý. Ông Borah đã xác định ảnh hưởng của bệnh đối với hoạt động khử nitrat và ảnh hưởng đến hàm lượng đạm. Hoạt động khử nitrat trong tế bào lá tăng có ý nghĩa ở những lá được chủng bệnh và hàm lượng đạm cũng tăng trong những cây bị bệnh [42].
19
Bệnh tiết ra độc tố tạo ra triệu chứng đặc trưng của bệnh. Độc tố là một carbonhydrate chứa Gluco, mannose N-acetylactosamine và N-acetylglycosamine. Độc tố được tìm ra trong lá bị nhiễm và nòi có độc tính cao sản xuất ra độc tố cao hơn nòi có độc tính thấp. Tất cả các giống lúa trong thí nghiệm dễ mẫn cảm với mầm bệnh và nhạy với độc tố của nấm [70].
Về phân bố bệnh nấm đốm vằn hiện diện khắp thế giới, có lẽ không quốc gia nào không có bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra ngoài lúa, nấm Thanatephorus cucumeris còn gây bệnh trên lúa miến, bắp, mía, đậu nành, trên đậu xanh, đậu giá.
Nấm Rhizoctonia solani là loại đa ký chủ, gây hại trên hầu hết các loại cây trồng thuộc 32 họ và trên 20 loài cỏ dại thuộc 11 họ. Ở Hoa Kỳ có khoảng 550 loài ký chủ của bệnh khô vằn đã được ghi nhận. Ở Đông Nam Á bệnh khô vằn gây bệnh chủ yếu trên cây lúa, một số loại cây trồng và cỏ ngoài tự nhiên thuộc họ hòa bản, họ đậu, họ thập tự, họ cà, họ dưa bầu bí, họ bìm bìm, họ dầu giun (Cheopodiaceae)…Theo G. Problies và Ư. Rodowald nấm còn gây bệnh thối nhũn trên cà phê, trà, thối rễ cây con trên chuối, đậu phộng, đay, tiêu, héo rũ dưa chuột và bầu bí, gây bệnh lở cổ rễ bông, héo vàng khoai tây [18].
1.3.2. Ký chủ
Ngoài bệnh khô vằn trên lúa, Rhizoctonia solani AG-1 IA nguyên nhân ảnh hưởng xấu của đậu nành và lá bị đốm vằn ở lúa miến và ngô, trong khi Rhizoctonia solani AG-1 IB gây bệnh bạc lá của đậu tương (Jones và Belmar, 1989). Nhiều cỏ dại thuộc họ Gramineae họ lúa trong tự nhiên cũng bị nhiễm bệnh khô vằn (Anonymous IRRI Annual Report for 1979, 1980). Những loài cỏ dại bao gồm Chloris sp.
Digitaria sp., Echinochloa Colona, Echinochloa crus-galli spp. hispidula, và Leptochloa chinensis, Cleome rutidosperma.
Theo Kozaka 1965 cho rằng có 188 loài cây trồng thuộc 32 họ thực vật là ký chủ của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn trên lúa. Theo Sapcheo, 1998 cho biết Rhizoctonia solani có khả năng gây bệnh cho cho 230 loài cây trồng và 66 họ thực vật …Riêng trên cây lúa đã phát hiện 40 chủng Rhizoctonia solani gây bệnh (Shou, 1983). Nấm Rhizoctonia solani được phát hiện trên ngô, họ đậu, một số cây trồng khác như khoai tây, lạc, rau… chủ yếu tập trung ở các nhóm AG 3, AG 4; AG 2-1…
20
Bảng 1.9. Các cây ký chủ của nấm Rhizoctonia solani
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Đậu ma Pueraria phaseoloides (Roxb) Benth
2 Đậu xanh Phaseolus aureus Roxb
3 Bắp Zeamay - maydis
4 Cây chỉ thiên Clerodendrum indicum (L.) O. Ktze
5 Cỏ ống Panicum repens L.
6 Cỏ chổi đực Sida acuta Burm
7 Cỏ chỉ Cynodon dactylon (L.) Pers
8 Cỏ cú Cyperus roundus L.
9 Cỏ lông tây Brachiaria mutica (Forssk.) Stapf 10 Cỏ lồng vực Echinocholoa crus-galli (L.) gaertn
11 Cỏ lồng vực Eglabrescens Murno
12 Cỏ mần trầu Eleusine indica (L) gaertn
13 Cỏ san cặp Paspalum conjugtum Berg
14 Cỏ tâm bấc Sacciolepis interupta (Willd) Stapf 15 Dây bồng bông Lygodium flexuosum (L) Sw. In
Schrad
16 Dây cức quạ Gymnopetalum cochinchinense var.incisa Gagn
17 Dây xương khô Cissus modeccioides Planch
18 Hẹ Alllium scalonicum
19 Lác dày Cyperus babakensis
20 Lúa Oryza sativa L
21 Lúa hoang Oryza sp
22 Lục bình Eichhornia crassipes (Mart.) Solms
23 Mồm mốc Ischaemum rugosum Salisb
24 Rau bợ Marsilea quadrifolia L.
25 Rau diệu Alternanthera repens (L.) O. Ktze
26 Rau trai Rhaeo spathacea (Sw.) Stapf
27 Rau trai lá nhọn Commelina nudiflora L
(Nguồn: Phạm Hoàng Oanh, 1998) [15]
1.3.3. Triệu chứng gây hại
Bệnh khô vằn lúa gây ra trên những bộ phận chủ yếu là trên các bẹ lá, nhưng các điểm bị bệnh có thể xảy ra trong phiến lá nếu điều kiện thuận lợi (Reissig et al., 1986). Mặc dù tổn thương do bệnh khô vằn trên lúa có thể được tìm thấy được nhiều trên cây lúa trong điều kiện thuận lợi tuy nhiên các triệu chứng ban đầu thường là tổn thương trên bề mặt của lá thấp ít khi cây lúa đang ở trong giai đoạn đẻ nhánh muộn hoặc giai đoạn đầu kéo dài lóng của tăng trưởng. Các tổn thương này xuất hiện 0,5-3
21
cm dưới tai lá như hình tròn, hình chữ nhật hoặc elip, màu xanh lá cây màu xám, các diểm bị nước ngâm dài khoảng 1 cm. Chúng bắt đầu phát triển rộng ra khoảng 1 cm và dài khoảng 2-3 cm. Khi bệnh phát triển gây tổn thương cho cây lúa, trung tâm của vết bệnh trở nên chết khô dần dần trở thành màu trắng với một biên giới tách biệt với mô chưa bị hại. Sau đó, bệnh phát triển có thể lây lan nhanh chóng qua sự phát triển của sợi nấm bên ngoài bộ phận của cây trên, bao gồm phiến lá, và các ký chủ lân cận.
1.3.4. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ ven bờ ruộng
- Cày lật đất vùi hạch nấm xuống sâu sau vụ thu hoạch - Đốt rơm rạ tiêu diệt nguồn bệnh
- Sạ, cấy với mật độ vừa phải
- Bón phân cân đối, không bón thừa đạm
- Sử dụng một số loại thuốc hoá học đặc trị bệnh khô vằn để phun.