Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn và biện pháp phòng trừ bệnh của nông dân ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Điều tra tình hình phát sinh và gây hại của bệnh khô vằn trên một số giống lúa đang sản xuất phổ biến ngoài đồng ruộng trong vụ Thu Đông 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 ở xã Bình Thành, xã Tây Xuân và thị trấn Phú Phong ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ bệnh khô vằn hại lúa ngoài đồng ruộng.
32 2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Điều tra tình hình gây hại bệnh khô vằn hại lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định + Thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập thông tin thứ cấp về bản đồ hành chính, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương để làm cơ sở chọn nơi điều tra
Thu thập thông tin tình hình bệnh khô vằn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tây Sơn từ năm 2010-2014 . Số liệu thu thập ở 15 xã, thị trấn.
+ Thu thập số liệu sơ cấp
* Điều tra phỏng vấn nông hộ để tìm hiểu và thu thập thông tin về tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn và biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn hại trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Tổng số hộ điều tra là 60 hộ (điều tra 3 xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn điều tra 20 hộ).
2.5.2. Điều tra tình hình bệnh khô vằn gây hại trên một số giống lúa ngoài đồng ruộng - Thời gian và địa điểm: Tiến hành từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015, tại các xã Tây Xuân, xã Bình Thành, thị trấn Phú Phong.
- Thời gian điều tra: Điều tra vào các giai đoạn sinh trưởng chính của lúa (đẻ nhánh, làm đòng, trổ, chín).
- Phương pháp điều tra : Theo Quy chuẩn Quy chuẩn Quốc gia Việt Nam về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01- 38: 2010/BNN và PTNT)
+ Chọn ruộng điều tra: Chọn cánh đồng đại diện cho từng xã, sau đó chọn ruộng điển hình theo từng giống. Tiến hành trên 3 thôn/xã, mỗi xã điều tra 4 giống đang được sản xuất phổ biến, mỗi giống chọn 3 ruộng.
+ Chọn điểm điều tra: Điều tra 10 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm là 10 dảnh. Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m.
- Chỉ tiêu điều tra: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh
+ Tỷ lệ bệnh: TLB (%) = số dảnh bị bệnh / tổng số dảnh điều tra * 100
+ Chỉ số bệnh (%) = 100
9
3 5 7
9 9 7 5 3 1
N x
n n n n
n + + + +
Trong đó:
n1 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 1 có diện tích bẹ lá bị bệnh dưới 1/4 n3 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 3 có diện tích bẹ lá bị bệnh từ 1/4-1/2
33
n5 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 5 có diện tích bẹ lá bị bệnh trên 1/4-1/2, cộng lá thứ 3, thứ 4 bị bệnh nhẹ.
n7 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 7 có diện tích bẹ lá bị bệnh trên 1/4-3/4 và lá phía trên bị hại.
n9 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 9 có vết bệnh leo lên đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết.
N: tổng số dảnh điều tra
2.5.3. Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh khô vằn của các loại thuốc hóa học ngoài đồng
- Thời gian và địa điểm : Vụ Thu Đông 2014 và vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Bố trí thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Đông Xuân 2014 – 2015 :
+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên(RCBD), gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại.
+ Diện tích ô thí nghiệm : 30 m2 ( 6 m * 5 m)
+ Tổng diện tích thí nghiệm khoảng 600 m2 ( trong đó diện tích thí nghiệm 450 m2, diện tích bảo vệ và khoảng cách các ô thí nghiệm là 150 m2). Giống lúa thí nghiệm DV108
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng Đường đi
Dải bảo vệ
CT1 CT2 CT4
CT3 CT5 CT3
CT5 CT1 CT2
CT2 CT3 CT5
CT4 CT4 CT1
Khối I Khối II Khối III
Dải bảo vệ Chiều biến thiên
Dải bảo vệ Dải bảo vệ
34 Trong đó:
CT1 : Công thức xử lý thuốc Nevo 330EC, liều lượng 0,3 lít/ha.
CT2 : Công thức xử lý thuốc Cavil 50 SC, liều lượng 0,6 lít/ha CT3 : Công thức xử lý thuốc A-v-tvil 5SC, liều lượng 0,8 lít/ha.
CT4 : Công thức xử lý thuốc Valivithaco 3L, liều lượng 1,5 lít/ha . CT5 : Công thức phun nước lã (đối chứng)
- Phương pháp xử lý thuốc: phun thuốc thật kỹ vào gốc lúa, sử dụng bình bơm đeo vai. Thời điểm phun thuốc phun 2 lần: phun thuốc khi bệnh mới phát (tỷ lệ bệnh khoảng (10 – 15%), phun nhắc lại lần 2 là 7 ngày sau phun lần 1. Lượng nước phun cho tất cả các công thức là 360 lít/ha.
- Phương pháp theo dõi: Thời điểm theo dõi 1 ngày trước phun thuốc 7, 14, 21 và 28 ngày sau khi phun thuốc.
- Phương pháp điều tra: chọn 50 dảnh lúa trên 2 đường chéo góc (mỗi đường 25 dảnh), cố định dảnh cho các lần điều tra sau, các điểm quan sát phải cách xa bờ ít nhất 0,5 m. Đếm tổng số dảnh, số dảnh bị bệnh và phân cấp bệnh.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ TLB (%) = số dảnh bị bệnh / tổng số dảnh điều tra * 100
+ Chỉ số bệnh được tính dựa vào cách phân cấp và công thức tính của Cục Bảo Vệ Thực Vật.
Chỉ số bệnh (%) = 100
9
3 5 7
9 9 7 5 3 1
N x
n n n n
n + + + +
Trong đó:
n1 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 1 có diện tích bẹ lá bị bệnh dưới 1/4 n3 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 3 có diện tích bẹ lá bị bệnh từ 1/4-1/2
n5 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 5 có diện tích bẹ lá bị bệnh trên 1/4-1/2, cộng lá thứ 3, thứ 4 bị bệnh nhẹ.
n7 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 7 có diện tích bẹ lá bị bệnh trên 1/4-3/4 và lá phía trên bị hại.
n9 : số bẹ lá bị bệnh ở cấp 9 có vết bệnh leo lên đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết.
N : tổng số dảnh điều tra
35
+ Đánh giá độc tính của thuốc đối với cây lúa: Những triệu chứng ngộ độc của thuốc đối với cây lúa được quan sát trong vòng 5 – 7 ngày sau khi phun thuốc. Những chỉ tiêu ngộ độc được đánh giá theo bảng phân cấp sau (10TCN 158 – 92):
Cấp Triệu chứng
1 Không gây hại, cây khỏe mạnh.
2 Có triệu chứng nhẹ, khó nhận.
3 Có triệu chứng nhẹ, nhưng dễ nhận biết.
4 Có triệu chứng nặng hơn, nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.
5 Có triệu chứng rõ rệt, bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất.
6, 7, 8, 9 Triệu chứng biểu hiện tăng dần và nặng hơn ảnh hưởng đến năng suất cũng rõ hơn.
+ Đánh giá độ độc của thuốc với một số sâu hại và thiên địch trên đồng ruộng Thành phần và mức độ phổ biến một số sâu hại
Thành phần và mức độ phổ biến của một số đối tượng thiên địch trên ruộng lúa + Các yếu tố cấu thành năng suất:
. Số bông/m2 (B): Trên mỗi ô thí nghiệm gặt 3 điểm (kích thước 0,2 m2) đếm tổng số bông từ đó suy ra số bông/m2.
. Tổng số hạt trên bông (H): Chọn ngẫu nhiên 50 bông để đếm tổng số hạt, từ đó tính trung bình số hạt/bông.
. Tỷ lệ hạt chắc : TLC%) = (tổng số hạt chắc * 100) / tổng số hạt.
. Khối lượng 1000 hạt (g) (mH): Mỗi công thức lấy 3 mẫu, mỗi mẫu lấy 1000 hạt, đem cân lấy khối lượng trung bình.
.+ Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ ha):
NSLT = [B*H* TLC* mH]/104
+ Năng suất thực thu (NSTT): Thu hoạch 5 m2 cho mỗi nghiệm thức (2 m*2,5 m) ở giữa mỗi ô. Phơi khô quạt sạch, cân trọng lượng, tính năng suất (tạ/ha). Năng suất thực thu được tính trung bình của cả 3 lần lặp lại. Sau đó phân tích thống kê để đánh giá hiệu quả của thuốc đối với năng suất cây trồng.
+ Hiệu quả kỹ thuật (Q) : Q (%) = (1 – Ta/Ca * Cb/Tb)*100 Tb : chỉ số bệnh của lô phòng trừ trước xử lý.
Ta : chỉ số bệnh của lô phòng trừ sau xử lý.
36
Ca : chỉ số bệnh của lô đối chứng trước xử lý.
Cb : chỉ số bệnh của lô đối chứng sau xử lý.
+ Hiệu quả kinh tế (Qt): Qt = A – B A : Tiền bán lúa dư so với đối chứng.
B : Tiền mua thuốc, công phun thuốc, khấu hao.