Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh khô vằn cho lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến bệnh khô vằn hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc trừ bệnh tại huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh khô vằn cho lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Hầu hết nông dân sử dụng thuốc hóa học rất sớm khi phát hiện dịch hại xuất hiện hoặc chỉ để phòng ngừa. Để hiểu rõ và nắm bắt được tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa ở địa phương, chúng tôi tiến hành điều tra loại thuốc, liều lượng thuốc, nồng độ và số lần phun thuốc của nông dân trong phòng trừ bệnh khô vằn. Việc xác định liều lượng rất quan trọng với nông dân, trên chai có dán nhãn hoặc tờ hoặc tờ bướm ghi rõ tên thuốc, tác dụng, liều lượng sử dụng và những quy định đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. Vì vậy, công tác điều tra thuốc hóa học được sử dụng phòng trừ bệnh khô vằn cũng như liều lượng, số lần phun là rất cần thiết. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.3 và bảng 3.4.

45

Bảng 3.3. Liều lượng thuốc sử dụng trừ bệnh khô vằn hại lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

ĐVT : lit/ha

STT Tên thuốc Liều lượng quy định

Liều lượng thuốc được sử dụng

Vụ Thu Đông 2014 Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 1 Tilt supper 300EC 0,3 0,44 ± 0,04 0,48 ± 0,00

2 Nevo 330EC 0,3 0,40 ± 0,00 0,40 ± 0,00

3 Cavil 50SC 0,6 1,00 ± 0,00 1,00 ± 0,00

4 Validacin 5SL 1,5 1,71 ± 0,12 1,62 ± 0,13

5 Valivithaco 3L 1,5 2,00 ± 0,00 2,00 ± 0,00

6 Anvil 5SC 1,5 1,70 ± 0,00 1,70 ± 0,00

7 Tiptop 250EC 0,2 0,40 ± 0,00 0,00

8 Vicarben 50SC 0,8 1,00 ± 0,00 1,00 ± 0,00

(Nguồn: Điều tra nông hộ tháng 9/2014 và 4/2015).

Qua kết quả bảng 3.3 điều tra về liều lượng thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định chúng tôi nhận thấy đa số nông hộ sử dụng thuốc BVTV cao hơn quy định, chỉ có một số nông hộ sử dụng thuốc với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nông dân quan niệm rằng pha thuốc càng đậm đặc càng có hiệu quả trong phòng trừ bệnh khô vằn. Khi pha thuốc theo những quy định trên nhãn thuốc thì họ không thể thực hiện được vì theo họ pha như thế quá loãng nên rất tốn công phun mà lại ít hiệu quả. Họ chưa tuân thủ theo bốn nguyên tắc cơ bản sau:

đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ quy định, đúng lúc và đúng cách.

Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại được nông dân ưu tiên hàng đầu; nông dân phun thuốc càng nhiều lần thì sử dụng càng nhiều thuốc BVTV và số lần phun thuốc phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và thời tiết. Khi phun nhiều lần thuốc sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái trong ruộng lúa.

Chính vì thế, chúng tôi tiến hành điều tra số lần phun thuốc BVTV của hộ nông dân trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để có những khuyến cáo phù hợp giúp

46

nông dân tránh lãng phí thuốc, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đồng ruộng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho sản xuất. Kết quả điều tra về số lần phun thuốc trừ bệnh khô vằn ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Số lần và tỷ lệ phun thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

STT Tên Thuốc

Thu Đông 2014 Đông Xuân 2014 - 2015 Số lần

phun (lần)

Số hộ phun

(hộ)

Tỷ lệ hộ phun

(%)

Số lần phun (lần)

Số hộ phun

(hộ)

Tỷ lệ hộ phun

(%)

01 Tilt supper 300EC 1 1 1,70 1 2 3,30

02 Nevo 330EC 2 15 25,00 1 15 2,00

03 Cavil 50SC 2 3 5,00 2 3 5,00

04 Validacin 5SL 2 16 26,70 2 18 3,00

05 Valivithaco 3L 2 8 13,30 2 6 10,00

06 Anvil 5SC 2 12 20,00 1 10 16,70

07 Tiptop 250EC 0 0 0,00 2 1 1,70

08 Vicarben 50 SC 2 5 8,30 1 5 8,30

(Nguồn: Điều tra nông hộ tháng 9/2014 và 4/2015).

Qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy rằng nông dân trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định phun thuốc trừ bệnh khô vằn từ 1 – 2 lần là chủ yếu. Trong vụ Thu Đông thuốc Validacin 5SL được nông dân sử dụng 2 lần và số hộ sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất là 26,7% và Đông Xuân chiếm tỷ lệ 30%. Thuốc Cavil 50SC nông dân sử dụng 2 lần trong vụ Thu Đông và Đông Xuân chiếm tỉ lệ 5% cho mỗi vụ. Thuốc Nevo 330EC, Vicarben 50 SC, Anvil 5SC được nông dân sử dụng 1-2 lần trong vụ. Thuốc Tilt supper 300EC được nông dân sử dụng 1 lần phun trong thời kỳ lúa trổ để phòng trừ bệnh khô vằn và lem lép hạt. Thuốc Tiptop 250EC nông dân không sử dụng để phòng trừ bệnh khô vằn trong vụ Thu Đông vì loại thuốc này có liều lượng sử dụng thấp, trên bao bì đăng ký sử dụng trừ bệnh lem lép hạt cho lúa.

47

3.2. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn trên một số giống lúa phổ biến tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến bệnh khô vằn hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc trừ bệnh tại huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)