Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa vụ Thu Đông 2014 và Đông Xuân 2014 – 2015
3.3.2. Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV 108 trong vụ Đông Xuân 2014-2015
3.3.2.1. Ảnh hưởng của 04 loại thuốc hoá học đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh khô vằn hại giống lúa ĐV 108 vụ Đông Xuân 2014-2015
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ bệnh khô vằn với nhiều tên thương mại và hoạt chất khác nhau. Để tìm ra một số loại thuốc trừ bệnh khô vằn có hiệu quả để khuyến cáo nông dân sử dụng thì đòi hỏi loại thuốc đó đã được khảo nghiệm trên địa bàn ở một số giống chủ lực. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện qua bảng 3.12
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của 04 loại thuốc hoá học đến tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh khô vằn hại giống lúa ĐV 108 vụ Đông Xuân 2014- 2015
59
ĐVT: %
CT
Tên thuốc 1NTP 7NSPL1 7NSPL2 14NSPL2 21NSPL2
TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB
1 Nevo
330EC 14,00 2,74 16,00 2,96 18,67 3,40 20,00 3,70 23,33 4,07 2 Cavil 50SC 14,67 2,96 16,67 3,18 18,67 3,41 20,67 3,63 24,00 6,22
3 A-v-tvil
5SC 14,67 2,96 19,33 4,37 22,00 4,66 24,67 5,11 28,00 7,26
4 Valivithaco
3L 15,33 3,48 19,33 4,37 22,00 4,66 24,00 5,03 28,00 6,81
5 Nước lã
(Đ/C) 14,67 3,11 19,33 5,55 26,67 8,45 34,67 14,52 40,67 19,33
Kết quả bảng 3.12 cho thấy, 4 loại thuốc hoá học có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô vằn trên cây lúa.
Sau 7 ngày xử lý thuốc lần 1, tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng đạt 19,33% tăng 1,32 lần so với tỷ lệ bệnh trước phun 1 ngày; trong khi đó tỷ lệ bệnh khô vằn thấp nhất được ghi nhận trên công thức Nevo 330EC đạt 16% tăng 1,14 lần so với tỷ lệ bệnh trước phun 1 ngày; tiếp đến tỷ lệ bệnh trong công thức Cavil 50SC đạt 16.67%
tăng 1,14 lần so với tỷ lệ bệnh trước phun 1 ngày. Tỷ lệ bệnh trong công thức Valithaco 3L và A-v-tvil 5SC cao nhất trong 4 loại thuốc làm khảo nghiệm đạt 19,33%
tăng lên so với một ngày trước phun lần lượt là 1,26 và 1,32 lần.
Ảnh hưởng của các loại thuốc khảo nghiệm thể hiện rõ ở 21 ngày sau phun lần 2 (28 ngày sau phun lần 1). Cụ thể tỷ lệ bệnh ở công thức A-v-tvil 5SC và Valithaco 3L có tỷ lệ bệnh cao nhất đạt 28% tăng lần lượt 1,91 và 1,83 lần so với thời điểm trước phun 1 ngày. Tiếp đến là công thức Cavil 50SC có tỷ lệ bệnh 24% tăng 1,63 lần so với thời điểm trước phun 1 ngày. Trong thời điểm đó ở công thức đối chứng thì tỷ lệ bệnh đã tăng 2,77 lần so với trước phun 1 ngày. Như vậy, tỷ lệ bệnh ở các công thức có xử lý thuốc thì tỷ lệ bệnh khô vằn giảm đi so với đối chứng.
Chỉ số bệnh khô vằn cũng có sự khác biệt giữa 4 công thức khảo nghiệm. Cụ thể công thức xử lý thuốc Nevo 330EC có chỉ số bệnh thấp nhất so với các công thức thí nghiệm. N gay 7 ngày sau phun lần 1 thì chỉ số bệnh công thức sử dụng thuốc Nevo 330EC đã đạt 2,96%, tăng 1,08 lần so với chỉ số bệnh khô vằn thời điểm 1 ngày trước
60
phun. Công thức sử dụng thuốc Cavil 50SC có chỉ số bệnh khô vằn 3,18% tăng 1,07 lần so với 1 ngày trước phun. Công thức sử dụng thuốc A-v-tvil 5SC và Valithaco 3L có chỉ số bệnh khô vằn 4,37% tăng lần lượt 1,48 và 1,25 lần so với 1 ngày trước phun.
Trong khi đó cùng thời điểm công thức đối chứng chỉ số bệnh tăng 1,78 lần.
Ảnh hưởng của 4 loại thuốc rõ ràng nhất vào 21 ngày sau phun lần 2 ( 28 ngày sau phun lần 1), chỉ số bệnh đạt được ở công thức Nevo 330EC là 4,07% tăng gần 1,49 lần so với 1 ngày trước phun, chỉ số bệnh đạt được ở công thức Cavil 50SC là 6,22%
tăng 2,1 lần so với 1 ngày trước phun, chỉ số bệnh đạt được ở công thức A-v-tvil 5SC là 7,26% tăng 2,45 lần so với 1 ngày trước phun, chỉ số bệnh đạt được ở công thức Valivithaco 3L là 6,81% tăng 1,96 lần so với 1 ngày trước phun. Trong khi đó ở cùng thời điểm này thì công thức đối chứng chỉ số bệnh đã tăng 6,21 lần.
Như vậy, thuốc Nevo 330EC là thuốc đã giảm thiểu được độ gia tăng về tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô vằn tốt nhất trong 4 loại thuốc được khảo nghiệm.
3.3.2.2. Đánh giá độc tính của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Đông Xuân 2014-2015
Bảng 3.13. Đánh giá độc tính của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Đông Xuân 2014-2015
CT Tên thuốc Hoạt chất Cấp Triệu chứng
1 Nevo 330EC
Propiconazole 250g/L + Cyproconazole
80g/L
1 Không gây hại, cây khỏe mạnh
2 Cavil 50SC Carbendazim 50% 2 Có triệu chứng nhẹ khó nhận 3 A-v-tvil 5SC Hexaconazole50g/L 1 Không gây hại, cây
khỏe mạnh
4 Valivithaco 3L
Validamycin A 3%
1 Không gây hại, cây khỏe mạnh Qua bảng 3.13 cho thấy công thức xử lý thuốc Nevo 330EC, A-v-tvil 5SC và Valivithaco 3L trừ bệnh khô vằn phun trên giống lúa DV 108 trong vụ Đông Xuân 2014 -2015 đều không gây hại cây lúa, cây lúa vẫn khỏe mạnh. Chỉ có công thức xử lý thuốc Cavil 50SC là triệu chứng gây hại nhẹ nhưng khó nhận biết.
61
3.3.2.3. Hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Đông Xuân 2014-2015
Để biết hiệu quả phòng trừ của một loại thuốc khoảng trong thời gian bao lâu, chúng ta cần phải biết hiệu lực phòng trừ của loại thể đó. Từ đó có cơ sở khuyến cáo sử dụng thuốc mới đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc được thể hiện qua bảng bảng 3.14.
Bảng 3.14. Hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV108 vụ Đông Xuân 2014-2015
ĐVT: %
CT Tên thuốc 7NSPL1 7NSPL2 14NSPL2 21NSPL2
1 Nevo 330EC 48,98 a 66,13 a 77,01 a 71,01 a
2 Cavil 50SC 41,60 ab 58,87 ab 73,21 ab 68,02 ab
3 A-v-tvil 5SC 35,32b 51,53b 66,59b 62,55b
4 Valivithaco 3L 40,70 ab 58,05b 71,62 ab 66,25 ab
LSD0,05 10,62 7,61 8,51 6,39
Cv (%) 12,76 6,50 5,91 4,78
Ghi chú : trong cùng một cột các chữ cái khác nhau là khác nhau ở mức có ý nghĩa α =0,05.
Qua bảng 3.14 chúng tôi nhận thấy rằng : Hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm có sự khác biệt ở thời điểm 7 ngày sau phun lần 1. Cụ thể, vào thời điểm 7 ngày sau phun lần 1 thuốc Nevo 330EC đạt hiệu lực cao nhất trong 4 loại thuốc khảo nghiệm, hiệu lực đạt 48,987%, trong khi đó hiệu lực của thuốc Cavil 50SC là 41,6%, A-v-tvil 5SC là 35,32% và Valivithaco 3L là 40,7%.
Hiệu lực của cả 4 loại thuốc đạt cao nhất vào 14 ngày sau phun lần 2 (21 ngày sau phun lần 1), trong đó hiệu lực của thuốc Nevo 330EC vẫn đạt cao nhất trong 4 loại thuốc khảo nghiệm, hiệu lực đạt được 77,01%, cao gấp 1,05; 1,16 và 1,07 lần so với hiệu lực của 3 loại thuốc Cavil 50SC; A-v-tvil 5SC và Valivithaco 3L ở cùng thời điểm. Đến 21 ngày sau phun lần 2 ( 28 ngày sau phun lần 1), hiệu lực của thuốc Nevo 330EC đạt 71,01%, trong khi đó hiệu lực của 3 loại thuốc Cavil 50SC; A-v-tvil 5SC và Valivithaco 3L lần lượt là 68,02%; 62,55% và 66,25%.
Như vậy, ở thời điểm này hiệu lực của thuốc Nevo 330EC cao nhất và hiệu lực thuốc A-v-tvil 5SC thấp nhất trong 4 loại thuốc khảo nghiệm.
3.3.2.4. Ảnh hưởng của 04 loại thuốc hóa học trừ bệnh khô vằn đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa DV108 trong vụ Đông Xuân 2014-2015
62
Trong quá trình nghiên cứu, năng suất là chỉ tiêu cuối cùng và quan trọng nhất.
Chỉ tiêu này được tổng hợp bởi nhiều yếu tố, trong đó có số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt, sẽ quyết định năng suất lúa cao hay thấp. Năng suất chính là kết quả cuối cùng đánh giá một cách chính xác nhất và quan trọng nhất đối với các nghiên cứu thí nghiệm trên cây trồng. Năng suất bao gồm năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Năng suất lý thuyết là năng suất tiềm năng có thể đạt được. Năng suất thực tế là năng suất thu được khi thu hoạch trực tiếp trên đồng ruộng năng suất thực tế phản ánh khách quan năng suất khi canh tác trên đồng ruộng. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa thí nghiệm khảo nghiệm các loại thuốc trừ bệnh khô vằn ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được trình bày ở bảng 3.15.
Số bông/m2 là yếu tố chính có ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa, yếu tố này phụ thuộc vào mật độ gieo sạ, khả năng đẻ nhánh hữu hiệu và các biện pháp kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới nước, chăm sóc, thời tiết, khí hậu, đất đai. Nếu bón phân thúc lúa đẻ nhánh sớm, tập trung ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu thì số bông/m2 đạt được nhiều lúa sẽ cho năng suất cao hơn. Qua bảng 3.15, chúng tôi nhận thấy, trung bình số bông/m2 biến động từ 522,67 – 530,33 bông/m2. Số bông/m2 các công thức trong thí nghiệm không có sự khác biệt về mặt thống kê. Số bông/m2 cao nhất ở công thức phun A-v-tvil 5SC là 530,33 bông/m2, thấp nhất ở công thức Nevo 330EC là 522,67 bông/m2 .
Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa DV108 trong vụ Đông Xuân 2014-2015
Tên thuốc Bông/m2 (bông)
Hạt/bông (hạt)
Tỷ lệ hạt chắc
(%)
P1000 hạt (g)
NSLT (tạ/ha)
NSTT (tạ/ha) Nevo 330EC 522,67 a 95,26 a 91,65 a 22,07 a 100,68 a 68,60 a
Cavil 50SC 528,33 a 91,52b 90,76 b 21,93 a 96,23 b 64,73 b A-v-tvil 5SC 530,33 a 88,04 c 90,23bc 21,87 a 92,12 c 62,50 b Valivithaco 3L 523,33 a 88,57 c 89,84 c 21,97 a 91,46 c 63,03 b
Nước lã (Đ/C) 528,67 a 88,6 c 84,82d 21,83 a 86,70d 49,77 c
LSD0,05 14,95 1,70 0,70 0,36 2.24 2,29
Ghi chú : trong cùng một cột các chữ cái khác nhau là khác nhau ở mức có ý nghĩa α =0,05; NSLT : năng suất lý thuyết; NSTT: năng suất thực thu
63
0 20 40 60 80 100 120
Nevo 330EC
Cavil 50SC A-V-Tvil 5SC
Valivithaco 3L
Đối chứng công thức thuốc
Năng suất (tạ/ha)
NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa DV108 trong vụ Đông Xuân 2014- 2015
Tổng số hạt/bông là đặc tính di truyền của giống và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường nó chịu sự tác động mạnh vào giai đoạn trước, giữa và khi lúa tượng đòng (từ 16 ngày đến 26 ngày trước khi trỗ). Nếu ở giai đoạn mà ruộng lúa bị sâu bệnh nhiều, thiếu ánh sáng, thiếu dinh dưỡng thì số bông/m2 sẽ không nhiều và số hạt/bông sẽ ít (bông lúa ngắn). Qua bảng 3.15, chúng tôi nhận thấy, khi phun thuốc trừ bệnh khô vằn ở vụ Đông Xuân thì số hạt/bông cao nhất ở công thức phun thuốc Nevo 330EC là 95,26 hạt/bông. Ngược lại, công thức phun thuốc A-v-tvil 5SC có số hạt/bông thấp nhất là 88,04 hạt/bông; Số hạt/bông giữa các công thức thí nghiệm có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa α =0,05 về mặt thống kê.
Tỷ lệ chắc là yếu tố gây ảnh hưởng đến năng suất lúa một cách đáng kể, thực tế có những giống lúa bông rất dài, số hạt/bông cao nhưng số hạt chắc/bông thấp. Mà hạt lép/bông cao dẫn đến năng suất thấp. Qua bảng 3.15 chúng tôi nhận thấy, ở vụ Đông Xuân, tỷ lệ hạt chắc giữa các công thức thí nghiệm có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa α
=0,05 về mặt thống kê. Công thức xử lý thuốc Nevo 330EC khống chế được bệnh khô vằn và một số nấm bệnh gây lem lép hạt nên tỷ lệ hạt chắc/ bông cao (91,65%). Công thức đối chứng phun nước lã không khống chế được bệnh khô vằn làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt làm tỷ lệ lép cao nên tỷ lệ hạt chắc/ bông thấp (84,82%) làm ảnh hưởng đến năng suất.
Khối lượng 1000 hạt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ruộng lúa. Theo Suichi Yoshida (1970), ông cho rằng đối với một giống lúa trong hầu hết các điều kiện, khối lượng hạt ngoài đồng ổn định. Tuy nhiên, các kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh cũng có thể làm thay đổi khối lượng 1000 hạt, nhưng thay đổi ấy không đáng kể.
Qua bảng 3.15 nhận thấy, ở vụ Đông Xuân thì khối lượng 1000 hạt giữa các công thức không có biến động lớn từ 21,83 – 22,07 gam. Công thức xử lý Nevo 330EC có khối
64
lượng 1000 hạt cao nhất là 22,07 gam, tiếp đến là công thức xử lý Valivithaco 3L là 21,97 gam. Công thức đối chứng phun nước lã có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là 21,83 gam. Khối lượng 1000 hạt trong các công thức trong thí nghiệm không có sự khác biệt nhau về mặt thống kê.
Qua bảng 3.15 và hình 3.7 chúng tôi nhận thấy, năng suất lý thuyết giữa các công thức ở vụ Đông Xuân biến động từ 86,70 – 100,68 tạ/ha. Công thức xử lý thuốc Nevo 330EC có năng suất tiềm năng cao nhất đạt 100,68 tạ/ha, tiếp đến là công thức xử lý thuốc Cavil 50SC có năng suất tiềm năng đạt 96,23 tạ/ha. Công thức đối chứng phun nước lã có năng suất tiềm năng thấp nhất chỉ đạt 86,70 tạ/ha. Công thức xử lý thuốc Nevo 330EC thu hoạch cũng đạt năng suất cao nhất là 68,60 tạ/ha, tiếp đến là công thức xử lý thuốc Cavil 50SC thu hoạch đạt năng suất thực thu 64,73 tạ/ha và công thức đối chứng có năng suất lúa thấp nhất 49,77 tạ/ha.
Năng suất thực thu giữa các công thức Valivithaco 3L, Cavil 50SC và A-v-tvil 5SC không có sự khác biệt về mặt thống kê. Nhưng có sự khác biệt so với năng suất lúa ở công thức xử lý thuốc Nevo 330EC và công thức đối chứng. Năng suất thực thu ở công thức xử lý Nevo 330EC có sự khác biệt so với các công thức xử lý thuốc khác và công thức đối chứng.
3.3.2.4. Hiệu quả kinh tế của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV 108 khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015
Mỗi loại thuốc muốn được sử dụng rộng rãi không những phụ thuộc vào hiệu lực của nó mà còn phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế phòng trừ bệnh của các loại thuốc đó. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế các loại thuốc khảo nghiệm phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa tại xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được trình bày ở bảng 3.16
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa DV 108 khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015
ĐVT: 1000 đồng
CT Tên thuốc Tổng chi Tổng thu Lãi ròng Chênh lệch lãi so với đối chứng
1 Nevo 330EC 15.860 41.116 25.256 9.454
2 Cavil 50SC 15.420 38.838 23.418 7.616
3 A-v-tvil 5SC 15.360 37.500 22.140 6.338
4 Valivithaco 3L 15.340 37.818 22.478 6.676
5 Nước lã (Đ/C) 14.060 29.862 15.802 -
65
Qua bảng 3.16 chúng tôi nhận thấy rằng: các công thức xử lý thuốc hóa học tăng lợi nhuận so với đối chứng. Trong đó, công thức xử lý thuốc Nevo 330EC có lợi nhuận thu được chênh lệch với nghiệm thức đối chứng không phun cao nhất ở vụ Đông Xuân 2014 -2015 là 9.454.000 đồng, tiếp đến là công thức xử lý thuốc Cavil 50SC có lợi nhuận thu được chênh lệch so với công thức đối chứng không phun là 7.616.000 đồng. Công thức xử lý thuốc A-v-tvil 5SC có lợi nhuận thu được chênh lệch so với công thức đối chứng không phun là 6.338.0000 đồng. Công thức xử lý thuốc Valivithaco 3L có lợi nhuận thu được chênh lệch so với công thức đối chứng không phun là 6.676.000 đồng
66