Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Trong các loại cây làm thực phẩm cho con người, lạc có một vị trí quan trọng.

Ngoài giá trị về dinh dưỡng, kinh tế chúng còn là những cây làm tốt đất, đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là các vùng sinh thái miền núi. Trên thế giới, cây lạc được trồng ở hơn 100 nước, là cây trồng đứng thứ hai sau đậu tương và được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm cũng như nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng.

Trên thế giới, lạc phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc giữa các khu vực có sự biến động không đáng kể. Nhiều khu vực có diện tích trồng lạc lớn song năng suất lại tương đối thấp. Khu vực Bắc Mỹ tuy

có diện tích trồng lạc không nhiều nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất. Trong khi đó Châu Phi diện tích trồng lạc khoảng 6.400.000 ha nhưng năng suất chỉ đạt 7,8 tạ/ha.

Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (chiếm 60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới (2005). Trong đó, diện tích khu vực Đông Á tăng mạnh nhất từ 2,0 triệu ha lên 3,7 triệu ha, khu vực Đông Nam Á tăng 15,5%, Tây Á tăng 14,1%.

Nhờ có sự nỗ lực của các quốc gia đầu tư, nghiên cứu áp lực các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên tăng năng suất lạc tăng nhanh.

Mặc dù cây lạc có từ lâu đời nhưng tầm quan trọng của cây lạc chỉ được khẳng định hơn 100 năm nay, khi những xưởng ép dầu ở Macxay bắt đầu nhập lạc từ Tây phi để ép lấy dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc trên quy mô lớn.

Bng 1.7. Danh sách 10 quốc gia hàng đầu sản xuất lạc năm 2015

STT Quốc gia Sản lượng (tấn)

1 Trung Quốc 13.090.000

2 Ấn Độ 6.600.000

3 Nigeria 3.835.600

4 Hoa Kỳ 1.696.728

5 Indonesia 1.475.000

6 Myanma 1.000.000

7 Argentina 714.286

8 Việt Nam 490.000

9 Sudan 460.000

10 Chad 450.000

11 Thế giới 34.856.007

(Nguồn: FAOSTAT, 2017) [72].

Bng 1.8. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới

Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Trung Quốc 4,72 4,65 4,52 35,72 36,52 34,9 16,85 17,02 15,78 Ấn Độ 4,77 5,52 5,20 9,82 18,00 12,61 4,7 9,47 6,57 Nigeria 2,66 2,73 2,77 12,46 9,06 12,31 3,31 2,47 3,41 Indonesia 0,55 0,52 0,50 22,35 22,00 22,04 1,25 1,14 1,10 Mỹ 0,42 0,64 0,54 47,2 44,85 44,07 3,06 1,89 2,36

Xudan 1,69 1,61 2,16 6,9 6,3 8,39 1,18 1,03 1,76

Cameroon 0,42 0,46 0,44 15,00 13,72 13,96 0,63 0,66 0,61 Việt Nam 0,22 0,22 0,21 21,36 22,76 21,78 0,47 0,49 0,45 (Nguồn: FAOSTAT, 2017) [72].

Bảng 1.8 cho thấy, lạc chủ yếu được trồng tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Trong đó, tính đến năm 2014 thì diện tích trồng lạc châu Á lớn nhất, chiếm 63,83% tổng diện tích, châu Phi 32,86%, Châu Mỹ 3,31%. Tính hết năm 2014, quốc gia có diện tích gieo trồng lớn nhất là Ấn độ 5,2 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc 4,52 triệu ha, Nigeria 2,77 triệu ha và Sudan 2,16 triệu ha.

Nghiên cứu về tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản lượng được sản xuất ra hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria…Trong số những nước này, Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lạc lớn nhất thế giới. Nhưng do lạc được trồng chủ yếu ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất thấp. Hiện nay, Ấn Độ đang đứng thứ 2 thế giới về sản lượng lạc, chiếm 18,2% tổng sản lượng thế giới. Trung Quốc là nước đứng thứ hai về diện tích trồng lạc song lại là nước dẫn đầu về sản lượng lạc của thế giới [71].

Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm. Tính đến năm 2014 nước có năng suất lớn nhất là Mỹ với 44,07 tạ/ha, tiếp theo là Trung Quốc với 34,9 tạ/ha, Indonesia 22,04 tạ/ha, Việt Nam 21,78 tạ/ha. Mặc dù Ấn Độ là nước có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại không cao.

Để đạt được những thành tựu về năng suất lạc như hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đều khẳng định cần có chiến lược nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ lỹ thuật mới trong thâm canh lạc nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của cây lạc.

Tại Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên trạm nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi các loại cây như lúa mì, lúa nước đã gần đạt tới năng suất và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác xa so với năng suất tiềm tàng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ hoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới [71].

Tóm lại, để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc tùy điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia cần có chiến lược nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiềm năng năng suất cây lạc chỉ có thể phát huy thông qua việc ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)