Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Quảng Bình

Cây lạc được trồng ở Việt Nam lâu đời và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về diện tích, sản lượng xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. So với những cây trồng khác như lúa, đậu tương, đậu xanh,… thì cây lạc xuất hiện sau. Ngày nay, lạc được trồng rộng rãi khắp cả nước và đang chiếm vị trí hàng đầu trong số những cây công nghiệp ngắn ngày.

Tuy nhiên, trước năm 1990 cậy lạc vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rất khiêm tốn, năm 1987 là đỉnh của sản xuất lạc thời gian này nhưng diện tích đạt 237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn. Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo kiểu hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả về diện tích năng suất và sản lượng.

Sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975 dến 1998 chia làm 4 giai đoạn:

Từ năm 1975-1979: Giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ 97,1 ngàn ha xuống còn 91,8 ngàn ha, năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm dần, năm 1976 năng suất đạt 10,3 tạ/ha, đến 1979 chỉ còn 8,8 tạ/ha, giảm 5,0%. Nguyên nhân chính thực trạng phong trào hợp tác xã hóa bị sa sút. Yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính tự cung tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển [71].

Từ năm 1980-1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh, từ 91,8 nghìn ha năm 1979 lên 237,8 nghìn ha (1987). Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5,65 năm đến 24,8% năm. Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống [71].

Từ năm 1988 - 1993: Trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8 nghìn ha xuống còn 201,4 nghìn ha giảm với tốc độ 2,05% năm và sau đó phục hồi trở lại.

Nguyên nhân, chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988 - 1989. Trong giai đoạn 1990 - 1993 sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấn/ha [71].

Từ năm 1994 - 1998: Giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1988 tăng 8% so với 1994 và sản lượng tăng 25%. Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do tăng trưởng về năng suất. Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên. Đến giai đoạn 1995- 2000 năng suất lại có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này [71].

Từ năm 2001 - 2005 có sự biến động lớn nhất cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2005 diện tích lạc đạt 269,6 nghìn ha, năng suất đạt 18,15 tạ/ha và sản lượng là 489,3 nghìn tấn. Cũng vào thời điểm này, Việt Nam đứng thứ 12 về diện tích và đứng thứ 9 về sản lượng lạc trên thế giới [71].

Năm 2009, năng suất trung bình cả nước đạt 2,10 tấn/ha sản lượng đạt 485.792 tấn với diện tích trồng 231,284 ha.

Năm 2006 - 2010, diện tích trồng lạc biến động khoảng 231,284 - 255.300 ha.

Theo số liệu thống kê năm 2016, diện tích lạc cả năm 2016 đạt 195 nghìn ha, giảm so với năm 2015, khoảng 5 nghìn ha, năng suất lạc năm 2016 đạt 23 tạ/ha, tăng 0,45tạ/ha

so với năm 2015; sản lượng đạt khoảng 460 nghìn tấn, tăng khoảng 12 nghìn tấn so với năm 2015 [71].

Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.9.

Bng 1.9. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam từ 2010 - 2014

Năm Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010 231,4 21,1 487,2

2011 223,7 21,0 465,9

2012 220,5 21,3 470,6

2013 216,2 22,8 492,0

2014 208,15 21,8 453,33

(Nguồn: FAOSTAT, 2017) [72].

Qua số liệu ở bảng 1.9 ta thấy diện tích trồng lạc trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần. Đến năm 2014 diện tích đạt 208,15 nghìn ha giảm 23,25 nghìn ha so năm 2010. Tuy diện tích trồng lạc ở nước ta giảm nhưng năng suất lại tăng.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung bộ (75.300 ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100 ha) và Đông Nam bộ (29.575 ha). Diện tích còn lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành, chỉ có hai tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau. Trong đó, 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325 ha), Thanh Hóa (16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk (9.425 ha), Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha). Tuy nhiên, trong gian đoạn này năng suất vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên [71].

1.2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc Trung bộ có tọa độ 18005’12’’ đến 17005’02’’ vĩ độ Bắc, 106059’37’’ đến 105036’55’’ kinh độ Đông. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ Tây sang Đông. Toàn tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 8.055km2. Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ

pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích [73]

Quảng Bình nằm trong khu vực miền Trung nên chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ khí hậu Duyên hải miền Trung, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Nhưng có nhiều khó khăn nhất định như thường xuyên xảy ra như gió bão, lũ lụt, hạn hán, mưa rét, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung, cây lạc nói riêng. Trong thời gian qua, mặc dù không nằm trong nhóm 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong cả nước nhưng diện tích trồng lạc ở tỉnh Quảng Bình các năm giai đoạn 2011 - 2014 dao động từ 4.429 - 4.658 ha. Giai đoạn 2015 - 2017 diện tích lạc ở Quảng Bình đã đi vào xu thế ổn định về diện tích, nhưng năng suất từng bước được cải thiện tăng dần.

Bng 1.10. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình từ 2015 - 2017

Năm Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2015 4.064 19,81 8.050

2016 4.275 21,28 9.096

2017 4.221 22,05 9.035

(Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Bình).

Qua bảng 1.10 ta thấy:

Trong giai đoạn 2015 - 2017, diện tích trồng lạc của Quảng Bình dao động từ 4.064 - 4.275 ha, năng suất từng bước được cải thiện theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước dao động từ 19,81 - 22,05 tạ/ha và sản lượng lạc của tỉnh tăng lên đáng kể dao động từ 8.050 - 9.096 tấn. Song phần lớn các hộ nông dân ở đây đang sản sản xuất lạc theo hướng quảng canh, chưa quan tâm nhiều đến thâm canh tăng năng suất, nhất là trong việc bón phân cân đối, hợp lý làm cho hiệu quả sản suất chưa cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)