ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LƯU HUỲNH ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LẠC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LƯU HUỲNH ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LẠC

Năng suất được hình thành từ các yếu tố như: mật độ cây/m2, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả... Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có quy luật khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau. Trong đó, số cây/m2 ổn định, khối

lượng 100 quả ít thay đổi do đặc tính di truyền của giống. Riêng số quả chắc/cây là dễ tác động để thay đổi nhất. Vì vậy, trong sản xuất lạc, người ta thường quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi để làm tăng số quả chắc/cây.

Chỉ tiêu số quả chắc/cây chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó có yếu tố phân bón, nhất là sử dụng phân bón cân đối và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, là tiền đề để cây khai thác triệt để tiềm năng năng suất của giống.

Bng 3.7. Ảnh hưởng của liều lưu huỳnh đến năng suất vàcác yếu tố cấu thành

năng suất hai giống lạc Giống Liều

lượng S (kg/ha)

Số quả/cây

(quả)

Số quả chắc/cây

(quả)

Tỷ lệ nhân (%)

P100 quả (g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

L14

0 15,80b 10,73b 67,90a 150,37a 5,32e 2,60d

15 20,30ab 12,07ab 59,50a 150,67a 6,00cd 2,82bc 30 20,97ab 13,20ab 62,90a 151,03a 6,58ab 3,04a

45 22,70a 14,67a 64,60a 151,77a 6,84a 3,10a

SVL1

0 14,77b 10,90ab 73,80a 143,53b 5,16e 2,55d

15 15,20b 11,47ab 75,50a 144,27b 5,46de 2,78c 30 17,03ab 11,70ab 68,70a 145,33b 5,61de 2,95ab 45 18,43ab 13,90ab 75,40a 145,53b 6,19bc 3,06a

LSD0,05 4,31 3,29 20,40 2,03 0,54 0,14

(Ghi chú: Các công thức giống nhau trong cùng một cột được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%).

Dựa trên các số liệu thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.7, có thể nhận xét ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hai giống lạc như sau:

3.2.1. Tổng số quả trên cây

Tổng số quả trên cây của các công thức trên giống L14 dao động từ 15,80 đến 22,70 quả/cây, đạt cao nhất và có sự sai khác rõ ràng ở công thức bón 45 kg S/ha so với công thức đối chứng. Trên giống SVL1, tổng số quả trên cây của các công thức dao động từ 14,77 đến 18,43 quả/cây, nhưng các công thức có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tác dụng làm tăng tổng số quả/cây của việc bón các mức lưu huỳnh khác nhau trên hai giống lạc L14 và SVL1thể hiện không rõ.

3.2.2. Về số quả chắc/cây

Số quả chắc trên cây quyết định đến năng suất thực thu của giống, số quả chắc trên cây có sự tương quan thuận với năng suất. Thời kỳ ảnh hưởng số quả chắc trên

cây nhiều nhất là ra hoa, đâm tia, tạo quả. Các biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến số quả chắc trên cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc bón các mức lưu huỳnh khác nhau trên giống lạc L14 thì số quả chắc/cây thu được dao động từ 10,73 - 14,67 quả/cây. Trong đó, đạt cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha, thấp nhất ở công thức đối chứng và có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với công thức đối chứng.

Trên giống lạc SVL1 thì số quả chắc/cây thu được dao động từ 10,77 - 13,90 quả/cây.

Trong đó, đạt cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha, thấp nhất ở công thức đối chứng và có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với công thức đối chứng.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số quả chắc/cây và tổng số quả

trên cây.

3.2.3. Về tỷ lệ nhân

Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc và quyết định giá trị thương phẩm của cây lạc trên thị trường. Qua số liệu ở bảng 3.7, trên giống L14 giá trị cao nhất là 67,90% ở công thức bón đối chứng, công thức bón15 kg S/ha thấp nhất là 59,50%. Trên giống SVL1 giá trị cao nhất là 75,50% ở công thức bón 15 kg S/ha, thấp nhất là 68,70% ở công thức bón 30 kg S/ha. Có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ nhân ở các công thức có sự chênh lệch nhau nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống về mặt thống kê.

3.2.4. Khối lượng 100 quả

Khối lượng 100 quả là một trong những yếu tố cấu thành năng suất, nó phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Ngoài ra, môi trường đất, phản ứng của đất và tình trạng dinh dưỡng trong đất cũng có thể chi phối đến chỉ tiêu này.

Kết quả theo dõi cho thấy, khối lượng quả dao động trong khoảng 150,37- 151,77 gam trên giống L14, dao động từ 143,53 - 145,53 gam và giữa các công thức trên cả hai giống không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.2.5. Về năng suất lý thuyết (NSLT)

Theo số liệu ở bảng 3.7 ta có thể thấy, khi tăng lượng phân bón lên 15 kg S/ha, 30kg S/ha và 45kg S/ha thì năng suất lý thuyết ở các công thức cũng tăng lên đáng kể, dao động khoảng 5,32 - 6,84 (tấn/ha) trên giống L14 và dao động từ 5,16 - 6,19 (tấn/ha) trên giống SVL1. Công thức bón 45 kg S/ha đạt năng suất lớn nhất với 6,84 tấn/ha (giống L14), 6,84 tấn/ha (giống SVL1) và công thức đối chứng (0kg S/ha) có năng suất lý thuyết thấp nhất với 5,32 tấn/ha, 5,16 (tấn/ha). Xét về mặt thống kê, giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa. Tác dụng làm tăng năng suất lý thuyết của việc tăng lượng lưu huỳnh ở mức cao (30kg S/ha, 45kg S/ha).

3.2.6. Về năng suất thực thu (NSTT)

Năng suất thực thu là năng suất thu được trên diện tích ô thí nghiệm, phản ánh một cách chính xác và thực tế nhất khả năng sinh trưởng, phát triển của lạc trên đồng ruộng. Năng suất thực thu là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá một cách chính xác nhất về kết quả của các công thức phân bón.

Qua bảng 3.7 cho thấy tất cả các công thức có bón phân có năng suất thực thu cao hơn công thức đối chứng và cao nhất ở công thức công thức bón 45 kg S/ha với 3,10 tấn/ha (giống L14); 3,06 tấn/ha (giống SVL1), trong khi đó, công thức đối chứng không bón lưu huỳnh chỉ đạt 2,60 tấn/ha (giống L14); 2,55 tấn/ha (giống SVL1).

Liều lượng lưu huỳnh ảnh hưởng đến năng suất thực thu, biểu hiện giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi tăng lượng bón lưu huỳnh từ 30 kg S/ha lên 45 kg S/ha thì năng suất thực thu trên cả hai giống lạc đều tăng lên nhưng xét về mặt thống kê, giữa các công thức này không có sự sai khác có ý nghĩa.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến năng suất thực thu và năng suất lý

thuyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến một số giống lạc tại tỉnh quảng bình (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)