CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LƯU HUỲNH ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LẠC
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số lượng nốt sần trên cây lạc qua các
Đối với cây đậu đỗ nói chung và cây lạc nói riêng, sự hoạt động của vi khuẩn nốt sần có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Nhờ vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh ở rễ mà cây lạc có khả năng tự đáp ứng một phần nhu cầu đạm của cây. Đây là mối quan hệ cộng sinh khá phức tạp giữa cây lạc và vi khuẩn sống trong nốt sần. Cây lạc cung cấp cho vi khuẩn các chất gluxit, nguồn năng lượng ATP và các chất khử. Ngược lại vi khuẩn sẽ cung cấp cho cây lạc các hợp chất chứa nitơ cố định được cho sự sinh trưởng của cây lạc. Lượng đạm hữu cơ được hình thành trong đó 75% tổng lượng đạm cung cấp cho cây lạc, 25% ở tế bào vi khuẩn. Số lượng nốt sần là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất cũng như vai trò cải tạo đất của cây lạc.
Số lượng nốt sần trên rễ phụ thuộc vào những yếu tố như: Lý hóa tính của đất, chế độ phân bón. Nhiều nghiên cứu cơ bản đã cho thấy các giống lạc Việt Nam thông thường có khoảng 300 - 400 nốt sần, các thí nghiệm nông học thường có kết quả ít hơn. Nốt sần thường phát triển trên rễ chính và rễ phụ cấp 1.
Ngoài chỉ tiêu số lượng, khối lượng nốt sần cũng rất quan trọng, nó quyết định đến khả năng hoạt động của nốt sần. Không phải tất cả các nốt sần hình thành đều có khả năng cố định đạm. Căn cứ vào khả năng cố định đạm, chia thành 2 loại nốt sần là nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu.
Nốt sần hữu hiệu thường to và tập trung thành chùm ở rễ cái và gần cổ rễ phụ.
Độ lớn tối đa của nốt sần hữu hiệu đạt được vào thời kỳ cây ra hoa rộ. Nốt sần vô hiệu có kích thước nhỏ và phân bố khắp hệ thống rễ.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số lượng nốt sần trên hai giống
lạc qua các giai đoạn
Đvt: nốt sần/cây
Công thức Thời gian từ khi gieo đến khi…
Giống Liều lượng
S (kg S/ha) 3 - 4 lá Ra hoa rộ Đâm tia Thu hoạch
L14
0 10,6de 111,5c 121,7cd 361,9ab
15 10,9d 112,3c 122,5c 378,7ab
30 11,7b 114,5ab 124,5b 333,3b
45 12,3a 115,6a 127,1a 399,9a
SVL1
0 10,3e 112,0c 121,5d 358,5ab
15 10,6de 111,9c 122,1cd 343,1ab
30 11,2c 113,8b 124,5b 351,9ab
45 11,7b 115,5a 126,8a 335,5b
LSD0.05 0,4 1,3 0,9 61,4
(Ghi chú: Các công thức giống nhau trong cùng một cột được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)
Qua bảng 3.3 chúng tôi có nhận xét sau đây:
Số lượng nốt sần của lạc tăng dần từ giai đoạn ra hoa rộ đến đâm tia và vẫn tiếp tục tăng mạnh khi bước vào giai đoạn thu hoạch. Số lượng nốt sần đạt giá trị lớn nhất ở giai đoạn thu hoạch.
- Giai đoạn 3 - 4 lá:
Nốt sần ở giai đoạn này hình thành với số lượng ít và đường kính nhỏ. Số lượng nốt sần dao động từ 10,6- 12,3 nốt sần/cây, công thức bón 45 kg S/ha trên giống L14 có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng không bón lưu huỳnh. Tương tự số lượng nốt sần dao động từ 10,3 - 11,7 nốt sần/cây, công thức bón 45 kg S/ha trên giống SVL1 có số nốt sần cao nhất, thấp nhất ở công thức đối chứng. Ảnh hưởng của
các liều lượng lưu huỳnh đến nốt sần trong giai đoạn này đã biểu hiện rõ rệt. Các công thức bón với liều lượng 30, 45 kg S/ha có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng trên cả 2 giống lạc.
- Giai đoạn ra hoa rộ:
Trong giai đoạn này số lượng nốt sần tăng lên nhanh chóng và đạt mức cao là 115,6 nốt sần/cây, thấp nhất ở công thức đối chứng là 111,5 nốt sần/cây trên giống lạc L14. Trên giống SVL1 có số nốt sần cao nhất là 115,5, thấp nhất ở công thức đối chứng và công thức bón 15 kg S/ha.
Trong cùng một giống, khi tăng mức bón ở các công thức lên từ 0 lên15; 30; 45 kg S/ha, thì số lượng nốt sần cũng tăng lên và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức bón cao, và thấp nhất ở các công thức không bón S hay mức bón thấp.
Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số lượng nốt sần của lạc biểu hiện ở thời kỳ này rất rõ ở các mức bón cao (30; 45 kg S/ha).
- Giai đoạn đâm tia:
Giai đoạn đâm tia số lượng nốt sần tiếp tục tăng, và theo nhiều nghiên cứu thì đây là giai đoạn cây lạc có số lượng nốt sần nhiều nhất trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. Trong thí nghiệm, số nốt sần ở giai đoạn này dao động từ 121,7 - 127,1 nốt sần/cây trên giống L14 và từ 121,5 - 126,8 nốt sần/cây trên giống SVL1. Đạt cao nhất ở công thức bón 45 kg S/ha ở cả 2 giống và thấp nhất là ở công thức không bón lưu huỳnh (công thức đối chứng).
Trên cả hai giống, khi tăng lượng bón lưu huỳnh từ mức 0 lên các mức cao hơn thì số lượng nốt sần cũng tăng lên. Công thức bón 30; 45 kg S/ha so với các công thức còn lại của thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng lưu huỳnh đến số lượng nốt sần
trên cây qua các giai đoạn