CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC
3.3.1. Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai giai đoạn 2014 – 2017
Bảng 3.10. Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai giai đoạn 2014-2017 Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2014 2015 2016 2017
Các khoản thu từ đất đai 26.045,63 26.105,09 34.089,27 65.168,60 1 Thu từ tiền sử dụng đất 12.990,76 10.249,57 16.168,79 34.036,51 2 Thu từ tiền thuê đất 1.066,03 1.321,61 2.118,85 4.500,89 3 Thu thuế nhà đất và thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp 1.418,60 1.525 1.364 1.304 4 Thu thuế sử dụng Đất nông
nghiệp 488,5 126,99 75,35 124,11
5 Thu từ thuế chuyển QSDĐ 453,86 366,9 73,3 12,91
6 Thu từ thuế thu nhập cá
nhân 6.656,54 8.739,35 12.819,96 19.680,70
7 Thu từ phí, lệ phí trong
quản lý, sử dụng đất 2.971,34 3.775,67 1.469,02 5.509,48 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Xuân Lộc, 2014–2017)
Hình 3.5. Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai giai đoạn 2014-2017
Hình 3.6. Các khoản thu từ đất đai của huyện Xuân Lộc so với tổng thu ngân sách huyện giai đoạn 2011-2016
Có thể thấy rằng, các nguồn thu từ đất đai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu nguồn thu của địa phương và không ngừng tăng lên qua các năm, kết quả tổng hợp cho thấy, Các khoản thu từ đất đai từ năm 2014 đến năm 2015 có diễn biến tăng nhẹ, từ năm 2015 đến 2017 thì bắt đầu tăng mạnh. Mặc dù tỷ trọng của các nguồn thu từ đất đai so với tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện giảm năm 2014 đến 2015 (từ 19,96% năm 2014 xuống còn 17,95% năm 2015) và hiện đã tăng trở lại trong 2 năm 2016 và năm 2017.
Nguyên nhân của việc tăng giảm nguồn thu từ đất đai
Các khoản thu từ đất đai tăng cao do 2 nguyên nhân chính đó là việc UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác cấp, phát giấy trên toàn địa bàn huyện và công tác chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân tăng cao, tiền sử dụng đất trong công tác cấp đất cho chiến sĩ Z30D và khi chuyển mục đích sang các loại đất sản xuất kinh doanh của các công ty.
Qua đây, ta thấy được nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện còn phụ thuộc khá lớn vào nguồn thu từ đất đai trong thời gian qua.
Trong giới hạn của đề tài, để đánh giá một cách sát thực nhất các khoản thu từ đất đai, việc đưa chỉ tiêu tổng thu ngân sách chỉ xem xét giới hạn tổng thu ngân sách trên địa bàn (đánh giá tổng thu ngân sách trên địa bàn), không áp dụng tổng thu ngân sách nhà nước, vì thực tế ngoài nguồn thu ngân sách trên địa bàn, huyện còn có các khoản thu khác như: Thu bổ sung ngân sách từ cấp tỉnh, thu kết dư, chuyển nguồn...
các khoản thu này thực chất không thực hiện trên địa bàn mà do UBND tỉnh, Trung ương phân bổ cho huyện qua các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Vì vậy, việc đánh giá sẽ thiếu chính xác.
h. Thu từ tiền sử dụng đất
Trong cơ cấu các nguồn thu từ đất đai, thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn, đạt 51,31% các khoản thu từ đất năm 2017, đây là kết quả của việc thực hiện quyết liệt các giải pháp trong nổ lực nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất trên địa bàn trong những năm trở lại đây.
Bảng 3.11. Tình hình thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2014-2017
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2014 2015 2016 2017
1 Các khoản thu từ đất đai 26.558,77 26.988,83 35.359,53 66.327,91 2 Thu từ tiền sử dụng đất 12.990,76 10.249,57 16.168,79 34.036,51
Trong đó:
2,1 Thu từ đấu giá QSDĐ - - - -
2,2 Thu từ chuyển mục đích,
Cấp giấy CNQSDĐ... 12.990,76 10.249,57 16.168,79 34.036,51 3 Tỷ trọng so với các khoản
thu từ đất đai (%) 48,91 37,97 45,72 51,31
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Xuân Lộc năm 2014 – 2017)
Hình 3.7. Tình hình thu tiền sử dụng đất của của huyện Xuân Lộc giai đoạn 2014- 2017
Nguồn thu từ tiền sử dụng đất có tốc độ tăng hàng năm. Do huyện đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong những năm 2015 – 2017 khi Luật đất đai 2013 được ban hành, các chính sách pháp luật về cấp giấy được tháo gỡ nhiều, nên việc thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức công nhận QSDĐ là nhiều nhất. Mặt khác, với việc chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ trong 2 năm trở cũng trở thành nguồn thu chủ yếu cho nguồn thu từ tiền sử dụng đất.
Xác định việc lập quy hoạch, xây dựng hạ tầng quỹ thuật để đấu giá QSDĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong thời gian tới. Hiện nay, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các xã, thị trấn tập trung rà soát, khoanh vùng các khu đất, rà soát các khu đất công do Nhà nước quản lý để xây dựng một lộ trình đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là quỹ đất có giá trị cao không còn nhiều, công tác GPMB để tạo quỹ đất sạch gặp rất nhiều khó khăn mặc dù UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập cơ quan chuyên môn là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Xuân Lộc, đồng thời đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhưng chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong điều kiện khó khăn đó, một trong những khoản thu từ tiền sử dụng đất còn nhiều tiềm năng là thu từ chuyển mục đích sử dụng đất của các công ty (chuyển từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh), của các hộ gia đình cá nhân (chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở). Tuy nhiên, để trở thành một nguồn thu vững chắc và ổn định, đòi hỏi Nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng kỹ thuật, nâng cao giá trị đất, mặt khác, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.
i. Thu từ tiền thuê đất
Bảng 3.11. Tình hình thu tiền thuê đất giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2014 2015 2016 2017
1 Các khoản thu từ đất đai 26.558,77 26.988,83 35.359,53 66.327,91 2 Thu từ tiền thuê đất 1.066,03 1.321,61 2.118,85 4.500,89
3 Tỷ trọng so với các
khoản thu từ đất đai (%) 4,01 4,90 5,99 6,79
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Xuân Lộc, 2014-2017)
Số thu từ tiền thuê đất có mức tăng ổn định trong giai đoạn 2015 – 2017
Hình 3.8. Tình hình thu từ tiền thuê đất của huyện Xuân Lộc giai đoạn 2014-2017 Với tình hình thực tế các khu vực thuộc thành phố Biên Hòa và các nơi có vị trí thuận lợi khác như Trảng Bom thì huyện Xuân Lộc là huyện đang bắt đầu thu hút đầu tư khi hoạch định phát triển các khu, cụm công nghiệp, trong vài năm trở lại đây huyện cũng đã thu hút, tập trung được nhiều công ty, xí nghiệp về đầu tư trên địa bàn. Việc hình thành và đi vào hoạt động của các khu, cụm công nghiệp đáp ứng nhu cầu thuê đất của các cơ quan, doanh nghiệp ngày một tăng lên, góp phần tăng thêm đáng kể nguồn thu từ đất đai.
k. Thu từ thuế sử dụng đất
* Thuế nhà đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Tình hình thuế nhà đất trên địa bàn huyện Xuân Lộc chưa nhiều, chủ yếu là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp giảm dần qua các năm.
* Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là khoản thu có tỷ trọng đóng góp thấp nhất trong cơ cấu nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện những năm qua. Điều đó phản ánh đúng bản chất của khu vực đô thị trong điều kiện đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng giảm của thuế sử dụng đất nông nghiệp xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:
- Tác động của chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của Nhà nước nhằm hỗ trợ khó khăn cho nông dân, tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng cho khu vực sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh do nhu cầu đô thị hóa ngày càng cao, việc mở rộng các khu, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu dân cư đã làm giảm đáng kể diện tích đất canh tác trong những năm gần đây.
m. Thu từ thuế chuyển QSDĐ và thuế thu nhập cá nhân
Trong điều kiện biến động chung của các nguồn thu từ đất đai, thu từ thuế chuyển QSDĐ (từ năm 2009 trở lại đây là thuế thu nhập cá nhân) có chiều hướng tăng mạnh từ 2014 đến 2017. Nguyên nhân chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp nhiều trong các năm, sau khi người dân có giấy chứng nhận thì việc giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xu thế tăng mạnh tại các khu vực trên địa bàn huyện.
Đây là nguồn thu lớn thứ hai trong các nguồn thu từ đất đai sau nguồn thu từ tiền sử dụng đất.
Bảng 3.12. Tình hình thu thuế chuyển QSDĐ, thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2014 2015 2016 2017
1 Các khoản thu từ đất đai 26.045,63 26.105,09 34.089,27 65.168,60 2 Thu từ thuế chuyển QSDĐ 453,86 366,9 73,3 12,91 3 Thu từ thuế thu nhập cá
nhân 6.656,54 8.739,35 12.819,96 19.680,70
4 Tỷ trọng so với các khoản
thu từ đất đai (%) 27,30 34,88 37,82 30,22
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Xuân Lộc, 2014-2017) Xu thế biến động của nguồn thu từ thuế chuyển QSDĐ và thuế thu nhập cá nhân đã phản ánh khá chính xác nhu cầu trao đổi, mua bán của thị trường đất động sản tại huyện Xuân Lộc trong những năm gần đây.
Hình 3.9. Tình hình thu từ thuế chuyển QSDĐ và thuế thu nhập cá nhân của huyện Xuân Lộc giai đoạn 2014-2017
n. Thu từ phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất
Trong các khoản thu từ phí, lệ phí đất đai thì khoản thu có đóng góp lớn nhất là lệ phí trước bạ đất đai.
Bảng 3.13. Tình hình thu phí, lệ phí sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2014 2015 2016 2017
1 Các khoản thu từ đất đai 26.045,63 26.105,09 34.089,27 65.168,60 2 Thu từ phí, lệ phí trong quản
lý, sử dụng đất 2.971,34 3.775,67 1.469,02 5.509,48 3 Tỷ trọng so với các khoản
thu từ đất đai (%) 11,41 14,46 4,31 8,45
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Xuân Lộc, 2014-2076)
Các khoản thu phí và lệ phí đất đai đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH thì nguồn thu từ phí lệ phí đảm bảo cho hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp, hành chính công phát huy hiệu quả hoạt động của mình, nhất là việc huy động đóng góp của người dân phục vụ công tác đo đạc, chỉnh lý biến động và phục vụ việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Hình 3.10. Tình hình thu từ phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất của huyện Xuân Lộc giai đoạn 2014-2017
o. Tình hình khai thác sử dụng đất do nhà nước quản lý trên địa bàn huyện từ quỹ đất cho phát triển kinh tế-xã hội
Bằng những mục tiêu, chương trình cụ thể, UBND huyện đã ưu tiên nguồn thu từ đất đai để phục vụ các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn, trong đó, tập trung chủ yếu vào các công trình, dự án như:
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu quy hoạch dân cư đấu giá, đây thực chất là việc đầu tư hạ tầng cho các khu đất nhằm tăng giá trị của đất đai phục vụ cho đấu giá, thu tiền sử dụng đất.
- Xây dựng hạ tầng kết hợp với chỉnh trang đô thị.
- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng trong khu dân cư, hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh ở các tuyến đường phố.
- Xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, các công trình xã hội hóa, trụ sở cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng.
UBND huyện cũng đã nâng cao công tác quản lý, thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, triển khai thực hiện việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, tổ chức di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào các khu cụm công nghiệp đã được đầu tư nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, dành quỹ đất ưu tiên cho mục tiêu chỉnh trang đô thị, góp phần sử dụng hợp lý đất đai và nâng cao giá trị đất.
Là huyện nông thôn mới. Bên cạnh việc đầu tư của UBND huyện bằng nguồn ngân sách thu từ đất đai, trong những năm qua, nhờ việc đầu tư khá đồng bộ trên địa bàn huyện đã được mở rộng đáng kể về không gian đô thị, đường xá. Sự hình thành nhiều khu vực dân cư với hạ tầng khá hoàn chỉnh cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa nhiều diện tích đất nông, lâm nghiệp, sử dụng có hiệu quả thấp vào khai thác có hiệu quả cao hơn, giảm áp lực sử dụng đất trong các khu dân cư có sẵn cũng như từng bước sắp xếp, bố trí lại không gian đô thị.
Số lượng quỹ đất do nhà nước quản lý theo thẩm quyền của UBND cấp xã là 5.849 thửa/5.539,32 ha, trong đó quỹ đất Nhà nước thu hồi của các tổ chức, cá nhân giao lại UBND cấp xã quản lý là 3.391,09 ha và quỹ đất UBND cấp xã quản lý theo quy định của luật là 2.148,23 ha, cụ thể như sau:
- Quỹ đất Nhà nước thu hồi của các tổ chức, cá nhân giao lại UBND cấp xã quản lý là 3.391,09 ha gồm:
+ Đất thu hồi Nông trường Thọ Lộc là 404,4 ha.
+ Đất thu hồi Lâm trường Xuân Lộc là 358,25 ha.
+ Đất thu hồi của Sư đoàn 302 là 475,59 ha.
+ Đất thu hồi của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là 225,63 ha.
+ Đất thu hồi của Vùng đệm Trường bắn Quốc gia KV3 là 1.043,54 ha.
+ Đất thu hồi của Xí nghiệp Cọ Dầu là 665,21ha.
+ Đất thu hồi của ông Hoàng Cao Chính tại xã Xuân Bắc là 27,6 ha.
+ Đất thu hồi của Công ty Chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm Đồng Nai tại xã Xuân Thành là 53,56 ha.
+ Đất thu hồi ông Trần Miều tại xã Xuân Hòa là 72,15 ha,
+ Khu đất thu hồi của ông Trần Thái Quân tại xã Xuân Hòa là 23,36 ha.
+ Khu đất thu hồi của Trung tâm xúc tiến việc làm tại xã Xuân Phú là 41,8ha.
- Quỹ đất UBND cấp xã quản lý theo quy định của Luật đất đai là 2.148,23 ha, cụ thể như sau:
+ Đất rừng phòng hộ Núi Chứa Chan là 1.739 ha.
+ Khu đất 105,19 ha tại xã Xuân Thành hiện Ban chỉ huy quân sự huyện đang sử dụng trồng rừng.
+ Khu đất đồi đá tại xã Xuân Hòa là 27,56 ha.
+ Khu đất Trại giam Xuân Lộc đang sử dụng nuôi trồng thủy sản tại xã Xuân Thành là 3,12 ha.
+ Còn lại 273,36 ha của UBND các xã đang quản lý theo thẩm quyền và đã được đưa vào sử dụng theo quy định.
Số lượng quỹ đất đưa vào khai thác đấu giá là 87,108 m2 (8,71 ha) gồm 16 thửa, Trong đó tại xã Bảo Hòa 01 thửa với diện tích 408 m2, tại xã Suối Cát 04 thửa với diện tích 547 m2, tại xã Xuân Phú 02 thửa với diện tích 1.854 m2, tại xã Xuân Tâm 03 thửa với diện tích 74.137 m2, tại xã Xuân Thành 03 thửa với diện tích 9.739 m2, tại xã Xuân Thọ 03 thửa với diện tích 424 m2.
Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ thống nhất ban hành phương án quản lý, khai thác đất công do nhà nước quản lý có hiệu quả bằng các chỉ đạo cụ thể sau:
- UBND các xã, thị trấn Gia Ray khẩn trương thực hiện việc rà soát, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận QSDĐ để đưa vào quản lý các diện tích đất thuộc quỹ đất công ích ở cấp xã, khắc phục tình trạng cấp xã buông lỏng quản lý để người dân lấn chiếm, thay đổi ranh giới các thửa đất.
- Lập thủ tục đấu giá, cho thuê đất sản xuất nông nghiệp đối với những thửa đất còn để trống đồng thời tạo quỹ đất công ích đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình công cộng ở địa phương, Đối với những trường hợp trước đây UBND cấp xã đã cho thuê sử dụng nhưng chưa thực hiện thủ tục chặt chẽ theo quy định yêu cầu chấm dứt việc cho thuê và lập lại thủ tục đúng quy định.
- Lập thủ tục bán đấu giá đối với thửa đất có lợi thế để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Lập sổ bộ để quản lý, có phương án sử dụng đối với các thửa đất đang để trống.