CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN CHÓ NUÔI ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.4. Ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động cảm ứng của
Để đánh giá được đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh dại trên chó theo giống chó, chúng tôi phân loại kết quả xét nghiệm bằng phương pháp HI các mẫu huyết thanh thập thu từ chó nuôi trên 4 địa bàn cấp xã, thị trấn thuộc huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình theo các nhóm chó cỏ, phú quốc và chó lai ngoại thu được kết quả như trình bày ở Bảng 3.4, Bảng 3.5 và Hình 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giống chó nuôi đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động của vaccine ở các địa bàn
Địa bàn Đợt
Giống chó: Cỏ + Phú Quốc Giống chó: Lai+ Ngoại
Số mẫu
Cường độ miễn
dịch (GMT)
Số dương
tính (con)
Tỷ lệ dương
tính (%)
Số bảo hộ (con)
Tỷ lệ bảo hộ
(%)
Số mẫu
Cường độ miễn dịch (GMT)
Số dương
tính (con)
Tỷ lệ dương
tính (%)
số bảo hộ (con)
Tỷ lệ bảo hộ
(%)
TT Đồng Lê
Trước
tiêm 35 4,08 16 45,71 11 31,43 25 4,11 12 48 8 32
Sau tiêm 32 14,67 32 100 23 71,88 28 21,53 28 100 23 82,14
Xã Lê Hoá
Trước
tiêm 30 3,48 11 36,67 10 33,33 30 5,53 17 56,67 10 33,33
Sau tiêm 24 17,96 24 100 17 70,83 36 16,95 36 100 28 77,78
Xã Mai Hóa
Trước
tiêm 39 4,14 17 43,59 14 35,9 21 4,27 8 38,1 7 33,33
Sau tiêm 33 24,87 33 100 26 78,79 27 27,43 27 100 25 92,59
Xã Tiến Hóa
Trước
tiêm 47 2,06 12 25,53 8 17,02 13 2,23 3 23,08 3 23,08
Sau tiêm 43 13,19 43 100 27 62,79 17 9,81 15 88,24 11 64,71
Tổng hợp
Trước
tiêm 151 3,209 56 37,09 43 28,48 89 4,19 40 44,94 28 31,46
Sau tiêm 132 16,774 132 100 93 70,45 108 18,66 106 98,15 87 80,56
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch của vaccine Thông qua các bảng và đồ thị ta thấy các giống chó khác nhau ở địa bàn có sự đáp ứng miễn dịch không khác nhau, cường độ miễn dịch (GMT kháng thể) đều thay đổi từ mức thấp trước tiêm lên mức cao hơn vào 22 ngày sau tiêm. Xét chung các địa bàn, xét nghiệm chó nội (cỏ, Phú Quốc) trước tiêm có 151 con trong đó 56 con mang kháng thể chống dại 37,09% nhưng vào sau đợt tiêm 22 ngày có tất cả trong tổng số 132 con có huyết thanh dương tính, chiếm tỷ lệ 100%. Trong số chó mang kháng thể, số con có hiệu giá đạt mức bảo hộ cũng tăng sau khi được tiêm vaccine khảo sát. Tỷ lệ bảo hộ của chó giống nội tăng từ 28,48% (43/151) trước tiêm lên 70,45% (93/132) sau tiêm 22 ngày. Tương ứng, cường độ miễn dịch toàn đàn chó nội là tăng từ 3,209 HI trước tiêm lên thành 16,774 HI.
Từ Hình 3.2 ta thấy tình trạng tương tự đối với giống chó có máu ngoại: Các giá trị tỷ lệ mang kháng thể, tỷ lệ chó đạt mức bảo hộ và cường độ miễn dịch đàn (GMT) đều tăng vào 22 ngày sau đợt tiêm vaccine khảo sát so với trước khi tiêm hơn 2 tháng.
Tuy nhiên, cả trước khi tiêm lẫn sau khi tiêm tỷ lệ bảo hộ ở nhóm chó lai và chó ngoại dường như cao hơn ở chó nội, đồng thời cường độ miễn dịch (giá trị GMT hiệu giá kháng thể) ở nhóm có máu ngoại cũng cao hơn ở nhóm giống chó nội.
Bảng trên cũng cho thấy ở bất kỳ địa bàn nào, cũng như xét chung tất cả các địa bàn được khảo sát, việc tiêm vaccine chỉ định cho chó đều làm tăng tỷ lệ dương tính, tỷ lệ bảo hộ cũng như cường độ miễn dịch. Ở quần thể chó nội chỉ có xã Lê Hóa và xã Mai Hóa có cường độ miễn dịch đàn sau tiêm khá cao lần lượt là 17,96 và 24,87 HI vượt ngưỡng 16 HI cần thiết cho sự bảo hộ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ bảo hộ thì sau tiêm vaccine các quần thể chó nội ở thị trấn Đồng Lê, xã Lê Hóa, xã Mai Hóa
đều vượt ngưỡng 70% cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, lần lượt tương ứng là 71,88, 70,83 và 78,79%.
Ở quần thể chó lai và chó ngoại các đại lượng này có sự cải thiện hơn chứng tỏ dường như đặc tính di truyền có ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch với vaccine. Quần thể cho lai và ngoại có cường độ miễn dịch cao hơn 16 HI là thị trấn Đồng Lê, xã Lê Hóa, Xã Mai Hóa tương ứng lần lượt là 21,53 HI, 16,95 HIvà 27,43 HI, còn riêng ở xã Tiến Hóa ở cả hai nhóm chó vào sau tiêm khảo sát đều không đạt cường độ miễn dịch ở mức 16 HI (13,19 HI ở nhóm chó nội và 9,81 HI ở nhóm chó lai và ngoại). Yếu tố đặc thù địa bàn này chưa thể có lời giải thích và cần nghiên cứu tiếp. Tương ứng, ở cả hai nhóm giống chó ở xã này đều không đạt tỷ lệ bảo hộ mức 70% hữu hiệu chống lây lan dịch (tỷ lệ bảo hộ 62,79% ở nhóm giống nội và 64,71% ở nhóm giống lai và ngoại). Xét tỷ lệ chó đạt mức kháng thể bảo hộ sau tiêm vaccine ở quần thể chó ngoại ở các xã đều hơn ở quần thể chó nội,lần lượt theo địa bàn thị trấn Đồng Lê, xã Lê Hóa, xã Mai Hóa và Tiến Hóa tương ứng là 82,14%, 77,78%, 92,59% và 64,71%. Điều này cho thấy giống chó ngoại và chó lai có đáp ứng mạnh hơn với vaccine phòng dại đã được khảo sát. Để đi đến những kết luận liên quan Bảng 3.5 cho ta những chỉ số kiểm định thống kê về ảnh hưởng của việc tiêm vaccine đến đáp ứng miễn dịch ở các giống chó và ảnh hưởng của các giống chó đến hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch của vaccine được khảo sát.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tiêm vaccine đến đáp ứng miễn dịch ở các giống chó và ảnh hưởng của các giống chó đến hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch của vaccine
Cặp đối tượng khảo sát
Cường độ miễn dịch (GMT)
(HI)
Tỷ lệ mẫu dương tính (%)
Kiểm định so sánh tỷ lệ
dương tính
Tỷ lệ mẫu bảo
hộ (%)
Kiểm định so sánh tỷ lệ
bảo hộ
Nội (“Cỏ”)
Trước tiêm(n = 151) 3,209 37,09 χ2 = 125,01 (P~0)
28,48 χ2 = 49,71 (P~0)
Sau tiêm(n = 132) 16,774 100,0 70,45
Lai+
Ngoại
Trước tiêm (n = 89) 4,19 49,94 χ2 = 71,99 (P~0)
31,46 χ2 = 48,4 (P~0)
Sau tiêm (n = 108) 18,66 98,15 80,56
Trước tiêm
Cỏ (n = 151) 3,209 37,09 χ2 = 1,44 (P=0,23)
28,48 χ2 = 0,24 (P~0,62)
Lai+Ngoại(n = 89) 4,19 49,94 31,46
Sau tiêm
Cỏ (n = 132) 16,747 100,0 χ2 = 2,465 (P~0,12)
70,45 χ2 = 3,23 (P~0,07)
Lai+Ngoại(n = 108) 18,66 98,15 80,56
Bảng 3.5 cho thấy kiểm định tỷ lệ dương tính và tỷ lệ bảo hộ đều cho thấy tiêm vaccine làm các chỉ số miễn dịch tăng có ý nghĩa thống kê (P~0) ở cả quần thể chó nội với tỷ lệ con dương tính tăng từ 37,09% lên 100,0% (χ2 = 125,01 / P~0) và tỷ lệ bảo hộ tăng từ 28,48% lên 70,45% (χ2 = 49,71/ P~0) lẫn ở quần thể chó ngoại với tỷ lệ tương ứng tăng từ 49,94% lên 98,15% (χ2 = 71,99/ P~0) và tỷ lệ bảo hộ tăng từ 31,46% lên 80,56% (χ2 = 48,4/ P~0), nhưng cả khi trước tiêm lẫn sau tiêm đều có sự sai khác đáng kể giữa các tỷ lệ dương tính và tỷ lệ bảo hộ ở hai giống chó: trước tiêm tỷ lệ dương tính có xác suất trùng lặp mẫu 23% (tức P=0,23) và tỷ lệ bảo hộ trùng lặp mẫu khoảng 62% (tức P~0,62) cho thấy tỷ lệ bảo hộ trước tiêm như nhau ở hai nhóm.
Còn ở thời điểm 22 ngày sau tiêm sự sai khác giữa các tỷ lệ chó mang kháng thể (P~0,12) và tỷ lệ bảo hộ (P~0,07) gần sát với mức chỉ thị sai khác có ý nghĩa thống kê (P~0,05). Tỷ lệ bảo hộ ở nhóm chó nội thấp hơn so với nhóm chó ngoại nhưng, tỷ lệ dương tính kháng thể lại cao hơn. Điều này cho thấy tuy cả hai giống chó đều đáp ứng miễn dịch với vaccine dại đã sử dụng trừ một số cá thể thuộc nhóm giống ngoại và lai, nhưng chó ngoại và chó lai ngoại có mức sản xuất kháng thể cao hơn rõ rệt so với giống chó nội. Nguyên nhân của tình trạng đó có thể là do người nuôi chó lai và chó lai ngoại quan tâm hơn đến dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của chó. Tương tự, cường độ miễn dịch đàn (GMT hiệu giá kháng thể) ở nhóm chó có máu ngoại vào trước và sau đợt tiêm khảo sát vaccine đều tăng cao (4,19 HI trước tiêm lên 18,66 HI sau tiêm) hơn ở nhóm chó máu nội (3,209 HI trước tiêm lên 16,774 HI sau tiêm).
Như vậy, vaccine đã chỉ định tác động gây miễn dịch tốt ở cả hai nhóm giống chó nhưng ở nhóm cho có máu ngoại mức đáp ứng sau tiêm cao hơn.