TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM VIRUS DẠI Ở ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA NỬA

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình bằng phương pháp hi và ssdhi (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM VIRUS DẠI Ở ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA NỬA

3.2.1. Tỷ lệ nhiễm virus theo địa bàn trước và sau tiêm vaccine phòng dại

Xét nghiệm 480 mẫu nước bọt 2 đợt được lấy từ các gia đình thuộc thị trấn Đồng Lê, xã Lê Hóa, xã Mai Hóa, xã Tiến Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa bằng phương pháp SSDHI chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3.6 như sau:

Bng 3.6. Tình hình nhiễm virus dại ở các địa bàn xã khảo sát qua hai đợt xét nghiệm

Địa bàn Đợt*

Số mẫu xét nghiệm

(con)

Số dương tính (con)

Hiệu giá các mẫu dương tính

(nếu có) (×log2)

Tỷ lệ dương tính (%)

GMT

TT Đồng

1 60 0 0 1

2 60 0 0 1

Xã Lê Hoá

1 60 2 3, 2 3,33 1,0595

2 60 0 0 1

Xã Mai Hóa

1 60 1 3 1,67 1,0234

2 60 0 0 1

Xã Tiến Hóa

1 60 0 0 1

2 60 0 0 1

Tổng

1 240 3 3, 2, 3 1,25 1,0473

2 240 0 0 1

*Ghi chú: 1, trước đợt tiêm khảo sát; 2, sau đợt tiêm khảo sát vaccine

Kết quả xét nghiệm ở Bảng 3.6 cho thấy trong toàn bộ 480 mẫu đã được xét nghiệm ở huyện Tuyên Hóa chỉ có 3 mẫu mang virus dại. Tất cả 3 con chó đó đều được phát hiện trong số những con được lấy máu lần đầu và tất cả những con dương tính SSDHI đó đều được chỉ định giết hủy theo chương trình nghiên cứu. Với 3 mẫu dương tính cường độ nhiễm (tức hiệu giá trung bình nhân toàn đàn) virus dại trong đợt thứ nhất là 1,0473. Xét phân bố hiệu giá kháng nguyên trong số 3 con có 2 con có hiệu giá 2log2 HA (2 × 4HA) và 1 con có hiệu giá 3log2 (8 HA), tổng cộng 16 HA kháng nguyên virus trong cả nhóm 240 con được xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy không có con chó nào được phát hiện mang virus dại trong nước bọt trong lần xét nghiệm thứ hai. Nhiều con được xét nghiệm lại lần thứ hai trong số chó đã được xét nghiệm lần thứ nhất âm tính. Một số chó mới được bổ sung trong danh sách được xét nghiệm SSDHI để trong mỗi điểm đều có đủ 60 mẫu được xét nghiệm SSDHI mỗi đợt.

Như vậy, tình trạng ở đợt thứ hai không có con chó nào mang virus dại liên quan đến việc giết hủy chó mang trùng sau lần xét nghiệm thứ nhất.

Từ kết quả trên cho thấy sự lưu hành của virus dại ở chó nuôi tại huyện Tuyên Hóa tuy thấp nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại. Đây là kết quả có ý nghĩa dịch tễ vì tuy có tỉ lệ nhiễm thấp, nhưng sự xuất hiện của bệnh trên địa bàn có thể gây nguy hại do tính chất nguy hiểm của bệnh có thể lây sang người. Điều nguy hiểm là do không thấy bệnh phát ra nên dân cư chủ quan, coi thường một mối đe dọa tiềm ẩn nhưng có thực, vì chưa thấy bệnh xảy ra ở chó của mình mà không có biện pháp phòng ngừa thích đáng, trong khi nước bọt chó có thể truyền virus dại qua vết cắn cho nhiều người. Tuy nhiên, nỗ lực xét nghiệm và giết hủy những con SSDHI dương tính có thể đã góp phần làm sạch đàn chó khỏi tình trạng mang trùng và rất có thể là biện pháp hữu hiệu cần bổ sung vào chương trình khống chế tiến tới thanh toán bệnh dại trong nước ta khu vực.

3.2.2. Ảnh hưởng của việc không tiêm vaccine dại đến tỷ lệ nhiễm bệnh dại ở chó nuôi

Để đánh giá ảnh hưởng của việc tiêm vaccine dại đến tỷ lệ nhiễm bệnh dại ở chó nuôi chúng tôi truy cứu lại lịch sử tiêm phòng dại của từng con chó đã được nghiên cứu. Trong tổng số 240 chó được lấy mẫu nước bọt đợt 1 có 150 con chưa từng tiêm phòng dại, 90 con đã được tiêm (tỷ lệ 37,5%). Kết quả xét nghiệm SSDHI được phân nhóm theo tình trạng được tiêm vaccine trong quá khứ được trình bày ở Bảng 3.7.

Bng 3.7. Kết quả xét nghiệm SSDHI phát hiện virus dại ở hai nhóm chó theo tình trạng tiêm vaccine trong quá khứ

Nhóm chó theo tình trạng tiêm vaccine phòng dại trong quá khứ

Số xét nghiệm SSDHI (con)

Số dương

tính (con)

Tỷ lệ nhiễm

(%)

Kiểm định so sánh tỷ lệ

Cường độ nhiễm

(HI) Số chó chưa được tiêm vaccine trước

thời điểm nghiên cứu (con) 150 3 2,00

χ2 = 1,823 (P~0,177)

1,014 Số chó đã được tiêm vaccine trước

thời điểm nghiên cứu (con) 90 0 0 1

Từ bảng trên ta thấy tất cả 3 chó mang kháng nguyên virus dại trong nước bọt đều thuộc nhóm 150 con chưa được tiêm vaccine lần nào (2,0%), trong khi ở nhóm đã được tiêm vaccine dại ít nhất một lần thì không có con nào mang virus dại (0/90). Điều này cho thấy vaccine đã được sử dụng trong tiêm phòng bệnh dại ở chó trên địa bàn có tác dụng tích cực. Tuy nhiên, khi kiểm định hai tỷ lệ nhiễm chúng ta thấy xác suất trùng lặp mẫu giữa hai nhóm cao (17,7%, hay P~0,177). Điều này liên quan đến cỡ mẫu cần lấy khi nghiên cứu (Theo tính toán dựa trên những kết quả này thì chúng ta cần lấy ít nhất 344 mẫu để có sai lầm chấp nhận 10% và lực thống kê 90%). Và như đã nhận xét ở trên, xét nghiệm và giết hủy những con chó SSDHI dương tính cần được đề xuất đưa vào chương trình khống chế tiến tới thanh toán bệnh dại ở nước ta.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên có thể đưa ra các kết luận như sau:

Dựa vào phản ứng HI xét nghiệm kiểm tra kháng thể trong kháng huyết thanh của chó đã cho thấy sự không đồng đều về khả năng bảo hộ đối với bệnh dại ở các xã và thị trấn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình trước và sau khi tiêm. Tỷ lệ bảo hộ miễn dịch ở chó nuôi tại các xã thị trấn xét chung lần lượt trước và sau tiêm vacine là 29,58% và 75,0% ( P~0), và cường độ bảo hộ tương ứng là 3,54 HI và 17,6 HI. Như vậy đợt tiêm vaccine dại khảo sát tại huyện đã làm nâng cao mức độ miễn dịch của đàn chó.

Ở các độ tuổi trước 6 tháng, từ 6 tháng đến 12 tháng và sau 12 tháng chó đều đáp ứng tốt với việc tiêm vaccine dại chỉ định, tức tăng hàm lượng kháng thể trong huyết thanh rõ rệt với tỷ lệ bảo hộ miễn dịch ở chó nuôi tại các xã thị trấn xét chung lần lượt trước và sau tiêm vacine là 25,42% và 72,88; 39,06% và 81,54%; 27,59% và 71,93%.

Tỷ lệ bảo hộ của chó cái và chó đực trước tiêm phòng lần lượt là 31,15% và 27,68% (P~0), sau tiêm phòng lần lượt là 74,36% và 75,61% (P~0). Kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch chống virus dại đối với chó nuôi không phụ thuộc vào giới tính, sự chênh lệch tỷ lệ dương tính của đực và cái trước và sau khi tiêm không đáng kể, hay nói cách khác, chó thuộc giới tính khác nhau có khả năng đáp ứng miễn dịch đạt bảo hộ như nhau.

Cả hai giống chó đều đáp ứng miễn dịch với vaccine dại khảo sát nhưng nhóm chó ngoại và chó lai có mức sản xuất kháng thể cao hơn rõ rệt so với nhóm chó nội. Ở nhóm chó nội tỷ lệ bảo hộ tăng từ 28,48% lên 70,45% (P~0) trong khi ở nhóm chó ngoại và lai tỷ lệ bảo hộ tăng từ 31,46% lên 80,56% (P~0).

Truy cứu lịch sử tiêm vaccine trên đàn chó là đối tượng nghiên cứu đã cho thấy chỉ 3 con chó bị nhiễm virus dại và đã được tiến hành các thủ tục giết hủy. Giết hủy những con chó có phản ứng SSDHI dương tính là biện pháp cần được tính đến trong công cuộc khống chế tiến tới thanh toán bệnh dại ở nước ta.

ĐỀ NGHỊ

Bệnh dại rất nguy hiểm, bệnh vẫn tồn tại, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần phải được ưu tiên, đặc biệt là phòng bệnh này trên đàn chó trên các địa bàn.

Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh dại cần tiến hành kiểm tra tình hình cảm nhiễm và giết hủy những chó mang virus kết hợp tiêm vaccine phòng bệnh dại ở chó trên địa bàn toàn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. SSDHI là phương pháp phát hiện chó mang virus dại trong nước bọt hữu hiệu có thể sử dụng trong công tác này.

Tuyên truyền sâu rộng qua thông tin đại chúng, báo chí tới cơ sở cho người dân biết tác hại của bệnh dại gây cho động vật cũng như con người để người dân có ý thức phòng chống bệnh dại đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình bằng phương pháp hi và ssdhi (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)