Các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.5. Các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai

Có nhiều hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, trong đó phổ biến nhất là thông qua khai thác địa tô. Từ mức địa tô người ta có thể xác định được giá cả ruộng đất. Từ địa tô và giá cả ruộng đất các chủ thể sẽ thực hiện được những quỹ tiền tệ hay các nguồn lực tài chính phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của mình.

Trong lý luận của Mác, có các hình thức địa tô cơ bản như: địa tô chênh lệch (bao gồm chênh lệch I và chênh lệch II), địa tô tuyệt đối, các hình thức địa tô khác như: địa tô hầm mỏ, địa tô đất xây dựng…; Cơ sở để các chủ thể thực hiện được địa tô là quyền sở hữu về đất đai. Trong chủ nghĩa tư bản, độc quyền sở hữ tư nhân về đất đai là điều kiện để chủ thể sở hữu thu được địa tô tuyệt đối [11].

Xác định giá cả ruộng đất thông thường được căn cứ vào mức địa tô và tỷ suất lợi tức nhận gửi của ngân hàng, mối quan hệ được thể hiện qua công thức sau đây [11]:

Giá cả ruộng đất = ứ đị ô

ỷ ấ ợ ứ ℎậ ử ủ â ℎà

Trong đó, giá cả ruộng đất được xem như là giá bán đất (trong các nước tư bản), còn mức địa tô tương đương với giá thuê đất.

Tùy theo đặc điểm chế độ sở hữu khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau mà có các hình thức khai thác các nguồn lực tài chính khác nhau. Đối với Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, cho nên việc thực hiện khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên thực tế là quan hệ giữa một bên là Nhà nước còn lại là các chủ thể khác trong xã hội.

Cơ sở lý luận của việc thực hiện các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai là chủ sở hữu phải thực hiện được lợi ích của mình từ đất đai; thông qua quan hệ đất đai mà củng cố địa vị thống trị của giai cấp nắm chính quyền.

Ở nước ta, từ Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 khẳng định rõ về sở hữu đất đai ở nước ta. “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển thềm lục địa và vùng trời... đều thuộc sở hữu toàn dân”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định “ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện, chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [2].

Từ đó, Nhà nước thống nhất việc quản lý quy hoạch và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước để thực hiện định hướng phát triển kinh tế đất nước. Thế giới đang đứng trước xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại diễn ra một cách mạnh mẽ, hội nhập để phát triển, chính là mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn: “... phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững...”. Nguồn nội lực ở đây được hiểu một cách toàn diện bao gồm: con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống dân tộc. Các quốc gia muốn tồn tại và phát triển trước hết phải dựa vào các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia; trong đó đất đai là tài sản quốc gia quan trọng nhất. Từ xa xưa “đinh, điền” vẫn là “quốc sách”, ngày nay trong cơ chế thị trường thì “tấc đất” thực sự là “tấc vàng”. Khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả là một nguồn lực quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước [2].

Trong lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Mác và Ăngghen thấy rằng, cần phải bỏ hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, biến nó thành sở hữu toàn dân bằng cách thực hiện quốc hữu hóa đất đai. Mác nhận xét như sau: Sự phát triển kinh tế - xã hội, mức độ phát triển và tập trung dân cư, sự xuất hiện máy móc nông nghiệp và phát minh sáng chế khác làm cho việc quốc hữu hóa đất đai trở

thành quy luật khách quan tất yếu. Tất cả mọi lý luận về sở hữu đều bất lực trước biện pháp tất yếu này [2].

Phát triển học thuyết Mác và Ăngghen về quốc hữu hóa đất đai,V.I.Lê Nin đã xây dựng học thuyết “ về vô sản quốc hữu hóa đất đai”. Người viết: “Quốc hữu hóa đất đai là chuyển tất cả đất đai vào sở hữu nhà nước. Quyền sở hữu đất đai của Nhà nước được thể hiện bằng quyền thu địa tô, quyền quy định các luật lệ về việc chiếm hữu, phân phối, quản lý và sử dụng đất đai” [2].

Mục đích lý luận của các nhà kinh điển nhằm giúp cho giai cấp vô sản thực hiện được nguồn lực tài chính từ đất đai nhờ vào cở sở chuyển hóa việc thực hiện lợi ích từ đất của nhân dân lao động. Từ đó mà làm tăng tính hiệu quả của việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thực chất là sử dụng quyền sở hữu đất đai một cách hiệu quả.

Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là cơ sở hình thành các hình thức chủ yếu để khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại nước ta hiện nay. Các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai cụ thể là:

1.1.5.1. Thu t giao quyn s dụng đất thu t giao đất a. Thu từ giao đất:

- Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

- Khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, thì người sử dụng đất không phải là chủ sở hữu, nhưng họ có quyền được sử dụng đất và có các quyền định đoạt đối với đất đang sử dụng theo quy định của pháp luật; tiền sử dụng đất phải nộp được xác định trên cơ sở đơn giá đất do cấp có thẩm quyền ban hành và diện tích đất được giao.

- Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện khai thác nguồn lực tài chính phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất của đại diện chủ sở hữu là Nhà nước; mặt khác là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vì vậy mức thu từ giá đất thường thấp hơn giá thị trường, đó là cơ chế chia sẻ lợi ích kinh tế giữa nhà nước (với tư cách là chủ thể sở hữu toàn dân về đất đai) với các chủ thể kinh tế khác. Khi các chủ thể được giao đất nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì trách nhiệm và hiệu quả sử dụng đất có thể được nâng cao hơn [13].

b. Thu từ tiền cho thuê đất:

Là việc Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê đất để sử dụng. Đồng thời các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất (QSDĐ) có quyền cho các tổ

chức, cá nhân khác thuê, thuê lại QSDĐ. Người đi thuê đất chỉ đươc sử dụng đất trong thời gian thuê đất và chỉ có một số quyền hạn nhất định đối với đất thuê; người đi thuê đất phải trả tiền thuê đất cho chủ sở hữu đất (Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân) theo đơn giá thuê và diện tích đất thuê. Nhà nước thu được tiền thuê đất đối với đất của nhà nước cho tổ chức, cá nhân thuê sử dụng; thu được thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân đối với tổ chức và cá nhân cho thuê đất. Tiền thuê đất là khoản thu ổn định , thường xuyên hằng năm và có xu hướng dần tăng lên theo sự phát triển của nền kinh tế [13].

1.1.5.2. Thu t góp vn liên doanh bng giá tr quyn s dụng đất 1.1.5.3. Thu t các khon thuế liên quan đến đất đai

a. Thu từ thuế sử dụng đất:

- Các khoản thuế đối với đất đai được hình thành và tồn tại tất yếu khách quan, là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Căn cứ để tính thuế là yêu cầu thực hiện lợi ích kinh tế của Nhà nước về đất đai và yêu cầu bù đắp những chi phí quản lý của Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định mức địa tô không phải là điều đơn giản , bởi vì còn phải căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận thực tế; mà tỷ suất lợi nhuận thực tế đó lại luôn vận động thay đổi theo sự vận động của nền kinh tế. Do đó, thực tiễn các mức thuế suất thường áp dụng trên cơ sở chính sách thuế theo từng giai đoạn của nền kinh tế [13].

- Một số vai trò chủ yếu của thuế đối với đất đai là:

+ Thuế đối với đất đai là công cụ huy động nguồn thu ổn định và bền vững cho ngân sách nhà nước (NSNN), nhất là ngân sách địa phương;

+ Thuế đối với đất đai là công cụ quản lý, thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả,góp phần ổn định giá cả đất đai và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế; thông qua thuế với đất đai sẽ khuyến khích đầu tư, khai hoang, cải tạo đất, mở rộng diện tích đất, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước;

+ Thuế đối với đất đai góp phần đảm bảo sự cân bằng, hợp lý giữa các đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), giữa các đối tượng sử dụng tài sản quốc gia nói chung và tài sản đất đai nói riêng;

+ Thuế đối với đất đai góp phần điều hòa thu nhập, ngăn ngừa sự đầu cơ, lũng đoạn đất đai, đảm bảo công bằng xã hội.

- Tùy theo đặc thù của mỗi nước, thuế đối với đất đai thể hiện ở nhiều sắc thuế khác nhau; đồng thời Nhà nước quy định thuế suất cao hay thấp tùy thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý, mục đích điều tiết trong từng thời kỳ. Ở nước ta hiện tại có ba khoản thuế đối với đất đai và lệ phí trước bạ nhà đất:

+ Thuế nhà đất: Là loại thuế thu ổn định hằng năm, thu trên tổng giá trị đất nhân với thuế suất. Cơ sở khoa học của xác định việc phải thu thuế đối với nhà đất là xuất phát từ bản chất của thuế là công cụ để điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội. Việc đó một mặt tạo ra sự bình đẳng hơn trong xã hội, mặt khác nguồn lực thu được từ thuế sẽ góp phần trang trải cho các hoạt động Nhà nước trong quá trình cung cấp các dịch vụ cho quá trình định QSDĐ cho nhân dân hoặc các dịch vụ liên quan đến quan hệ đất đai,... người được nhà nước giao đất sử dụng ổn định, lâu dài có trách nhiệm nộp thuế đất như một loại thuế đánh vào tài sản. Mục đích của việc thu thuế giá trị đất là nhằm tận dụng và thúc đẩy sử dụng đất có hiệu quả, trong trường hợp không sử dụng và bỏ hoang hóa thì cũng cần thu thuế để thúc đẩy việc sử dụng đất tiết kiệm, tránh lãng phí; mục đích tiếp theo là ngăn ngừa lũng đoạn, đầu cơ đất đai.Thuế nhà đất thu trên tổng giá trị đất, đất đai càng nhiều thì tổng số thuế phải nộp càng cao, nếu thuế suất lũy tiến thì thuế phải nộp càng lớn Chủ đất sử dụng đất không hiệu quả, thì phải chuyển nhượng cho người khác, qua đó thúc đẩy việc sử dụng đất đai một cách hợp lý, phòng ngừa đầu cơ đất đai vào các chủ lớn, đồng thời điều tiết cung cầu về đất đai . Nhưng thực tế ở nước ta hiện nay thuế này chưa có tác dụng nhiều trong việc sử dụng đất đai có hiệu quả do mức thu rất thấp.

b. Thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất:

Thuế chuyển quyền sử dụng đất là thuế đánh trên việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo quy định của pháp luật.

Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là một loại thuế trực thu nhằm huy động vào ngân sách Nhà nước một phần thu nhập của người sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất [13].

c. Thu từ phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất:

Các nguồn thu từ thuế và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất bao gồm: Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, lệ phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, phí đấu giá quyền sử dụng đất, phí khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai, phí giao dịch bảo đảm về đất đai; phí và lệ phí trước bạ do giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất [13].

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)