Tình hình kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 55)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyn dịch cơ cấu kinh tế

Từ năm 2015 đến nay nền kinh tế huyện Hướng Hóa đã dần từng bước ổn định, có sự tăng trưởng khá và bước đầu bắt nhịp với sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng thêm của nền kinh tế bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 9,68%/năm, tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 (theo giá hiện hành) đạt: 10.152 tỷ đồng (đạt 129% so với Nghị quyết giai đoạn 2016 - 2020).

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt: 32,3 triệu đồng/người/năm (đạt 90,73% so với Nghị quyết đề ra đến năm 2020: 35,6 triệu đồng/người/năm).

Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí tiếp cận đa chiều) giảm qua các năm, cụ thể: Cuối năm 2015 là 34,59%; Cuối năm 2016 giảm còn: 31,17% (giảm 3,42% so với năm 2015); cuối năm 2017 giảm còn: 28,37% (giảm 2,80% so với năm 2016).

Thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi, không có rét đậm, rét hại xảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng đạt: 8250 ha, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Phát triển các mô hình nuôi nhốt, chăn nuôi gia trại, trang trại lớn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 1972 tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Hướng Hóa thời kỳ 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành

2015 2016 2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 5.289,33 100 9.663 100 10.647 100 1. Nông lâm nghiệp 783,58 14,81 935 9,68 1.081 10,15

Trong đó:

- Trồng trọt, chăn nuôi - Lâm nghiệp

- Thủy sản

767,95 14,50 906 9,38 1.056 9,67

11,62 0,22 25 0,259 48 0,45

4,01 0,08 4 0,041 3 0,03

2. Công nghiệp - xây dựng 1.825,75 34,52 3.895 40,30 4.300 40,39 Trong đó:

- Công nghiệp - Xây dựng

1.464,45 27,69 3.400 35,18 3.340 31,37 361,31 6,83 495 5,22 960 9,22 3. Thương mại - Dịch vụ 2.680 50,67 4.833 50,02 5.266 49,46

Nguồn:[7]

Qua (bảng 3.1) ở trên ta nhận thấy cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện có tăng lên nhưng không đáng kể.

Năm 2015 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 14,81%, đến năm 2017 giảm xuống còn 10,15%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,52% lên 40,39% và thương mại - dịch vụ vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất chính của huyện có giảm xuống nhưng không đáng kể từ 50,67 % xuống 49,46%,

Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Hướng Hóa trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, phát huy hiệu quả. Tuy vậy, trình độ dân trí còn thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ, kỹ thuật tay nghề còn rất hạn chế. Tỷ lệ tăng dân số còn ở mức cao (1,81% năm 2017), số lao động chưa có việc làm còn nhiều, đang có xu hướng tăng nhanh; tiềm năng đất đai, mặt nước, lao

động, tài nguyên gió, tài nguyên khoáng sản khác... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả . Đây là những vấn đề cấp bách, quan trọng cần được các cấp, các ngành, nhất là Huyện ủy, Chính quyền địa phương quan tâm, tháo gỡ trong thời gian tới.

3.1.2.2. Thc trng phát trin ca các ngành kinh tế

* Ngành Nông - Lâm nghip - Thu sn

Với phương châm tiếp tục đổi mới Nông nghiệp - Nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, ngành trồng trọt của huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến cơ bản về cơ cấu cây trồng và mùa vụ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất. Từng bước định hình quy hoạch các vùng sinh thái trong Nông nghiệp để có kế hoạch chỉ đạo bố trí giống cây trồng phù hợp đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và khai thác có hiệu quả sử dụng đất. Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý theo hướng chất lượng cao, từng bước hiện đại, bền vững, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với dịch vụ và thị trường tiêu thụ.

Ổn định cơ cấu cây trồng hợp lý, mang hiệu quả kinh tế cao. Rà soát chuyển đổi đất rừng sản xuất và đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế; đảm bảo quỹ đất cho nhân dân trồng mới cao su, cà phê và một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng các loại khác như: cao su, ngô, gừng, nghệ…

Tổng sản lượng lương thực, cây lấy hạt bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 đạt 8.798 tấn, trong đó thóc đạt 7.482 tấn

Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 đạt 9.710 ha.

Diện tích vùng sắn nguyên liệu bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 4.750 ha.

Diện tích lúa nước bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 1.683 ha.

Diện tích ngô bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 711 ha.

Duy trì, ổn định 80 - 90 ha cây công nghiệp ngắn ngày; hình thành một số vùng chuyên sản xuất rau ở các xã Húc, Tân Liên, Tân Lập đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh ở thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập và Hướng Tân.

Diện tích cây cà phê bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt: 5.206 ha sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm đạt: 6.489 tấn; đã chú trọng về chất lượng, thị trường tiêu thụ và quảng bá thương hiệu cà phê Khe Sanh.

Diện tích bình quân cây hồ tiêu giai đoạn 2015 - 2017: 194 ha; sản lượng hạt tiêu khô đạt bình quân hàng năm đạt 107 tấn/năm.

Diện tích bình quân cây cao su giai đoạn 2015 - 2017: 1.018 ha; diện tích hiện tại cho thu hoạch 377 ha, sản lượng mủ tươi bình quân đạt 332 tấn.

Phát triển, mở rộng diện tích cây chuối gắn với việc cải tạo vườn tạp và chương trình kinh tế vườn đồi, chủ yếu các xã vùng Lìa và Tân Long, Tân Thành, Lao Bảo.

Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả khác có tiềm năng phát triển và cho thu nhập cao như: Chuối, bơ, nhãn, vải, thanh long… Tổng diện tích cây ăn quả hiện có 4.064 ha, riêng chuối đạt 3.733 ha.

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn với phát triển kinh tế vườn đồi. Tăng cường công tác quản lý giết mổ tập trung, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 số lượng đàn gia súc, gia cầm đạt:

+ Trâu: 3.327 con;

+ Bò: 10.070 con;

+ Lợn: 27.182 con;

+ Dê: 10.185 con;

+ Gia cầm các loại: 128.000 con;

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 3.657 tấn/năm.

Tăng cường quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có; thực hiện trồng mới, khoanh nuôi tái sinh theo quy hoạch, tích cực thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, đảm bảo nâng cao độ che phủ rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,66% (Nghị quyết đề ra đến 2020 đạt: 47 - 48%). Kết hợp phát triển lâm nghiệp với ngành nghề nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Tiếp tục khai thác lợi thế diện tích ao hồ hiện có để nuôi trồng thuỷ sản, bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 có: 74,35 ha/năm; sản lượng bình quân hàng năm đạt 79,28 tấn.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ khu vực nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới; nâng cao thu nhập của nông dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc và giữ gìn môi trường sinh thái. Tập trung chỉ đạo và đầu tư nguồn lực để thực hiện các tiêu chí còn đạt thấp như: Giao thông, cơ sở vật chất văn hoá, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, trường học. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp trong đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới với đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đơn vị mình.

Tính đến tháng 04/2018, tình hình xây dựng Nông thôn mới của 20 xã như sau:

đạt 19 tiêu chí: 04 xã; đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 01 xã; đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 03 xã; còn lại 12 xã đạt 06 - 09 tiêu chí.

*Ngành Công nghip - Tiu th công nghip - Thương mại dch v

Xúc tiến đầu tư các dự án mới, tạo ra sản phẩm có giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa giá trị sản xuất ngày càng cao.

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt: 3.961 tỷ đồng (đạt 144% so với Nghị quyết giai đoạn 2016 - 2020), chiếm tỷ trọng 39,6% (Nghị quyết đề ra 34 - 35%).

+ Lĩnh vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Duy trì ổn định các sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như: điện, xăm lốp xe các loại, tinh bột sắn, nước giải khát, vật liệu xây dựng... Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện lưới Quốc gia. Xúc tiến đầu tư dự án điện gió tại Hướng Linh, dự án thuỷ điện Khe Nghi đi vào hoạt động, đưa giá trị sản xuất công nghiệp phát triển cao.

Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ theo hướng chế biến gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Kêu gọi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, cụm công nghiệp Tân Thành nhằm chuyển dịch cơ cấu, phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

+ Về xây dựng: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng cao, huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, sử dụng nguồn đầu tư công hợp lý cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt: 958 tỷ đồng; cụ thể qua các năm như sau: Năm 2015: 376,67 tỷ đồng;

Năm 2016: 559 tỷ đồng (tăng 13,04% so với năm 2015); Năm 2017: 1.852 tỷ đồng (tăng 93,02% so với năm 2016).

+ Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định; tổng giá trị thương mại - dịch vụ trung bình hàng năm đạt 2.095 tỷ đồng, năm 2013 dự kiến đạt 2.397 tỷ đồng theo giá cố định năm 2010. Hệ thống chợ trung tâm, chợ nông thôn được duy trì và phát triển; đầu tư xây dựng chợ nông sản Xuân Phước; sửa chữa, nâng cấp chợ Khe Sanh, Trung tâm Thương mại Lao Bảo góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ đời sống của nhân dân. Hệ thống mạng lưới kinh doanh lưu động cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ dân sinh đến tận thôn bản. Đến nay trên địa bàn huyện có 3.219 hộ kinh doanh cá thể và 199 chi nhánh, doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo hàng năm đạt 4,6 triệu USD, nhập khẩu đạt 6,5 triệu USD.

Giá trị ngành Thương mại - Dịch vụ bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt:

5.302 tỷ đồng.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017:

1.085 nghìn tấn/năm.

Số lượng vận chuyển hành khách bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 đạt:

1.568 nghìn lượt hành khách/năm.

3.1.2.3. Dân số, lao động, và đời sống dân cư

* Về dân số:

Bảng 3.2. Dân số trung bình phân chia theo giới tính và theo thành thị và nông thôn

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2012

Năm 2014

Năm 2017

Dự báo 2020 1. Dân số trung bình Người 78.854 80.027 86.355 90.625 2. Phân theo giới tính

- Nam " 39.044 39.426 42.385 45.631

- Nữ " 39.810 40.602 43.970 44.994

3. Phân theo khu vực

- Thành thị " 21.694 21.353 23.026 24.601

- Nông thôn " 57.160 58.674 63.329 66.024

4. Mật độ dân số Ng /Km2 68,5 69,4 74.9 78,6

5. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 2,28 1.50 1.53 1,40

Nguồn: [4,5,6,7]

Dân số bình quân năm 2012 là: 78.854 người, trong đó nam 39.044 người, nữ 39.810 người; thành thị 21.694 người, nông thôn 57.160 người; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 2,28%.

Dân số bình quân năm 2014 là: 80.027 người, trong đó nam 39.426 người, nữ 40.602 người; thành thị 21.353 người, nông thôn 58.674 người; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1.50 %.

Dân số bình quân năm 2017 là: 86.355 người, trong đó nam 42.385 người, nữ 43.970 người; thành thị 23.026 người, nông thôn 63.329 người; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1.53 %.

Nhìn vào biểu số liệu cho thấy, tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần thể hiện việc thực hiện tốt các chính sách, biện pháp kế hoạch hoá dân số; mức chênh lệch nam nữ không đáng kể; cơ cấu theo khu vực thành thị và nông thôn theo tổ chức hành chính, thực chất sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn không rõ nét. Tình hình tăng giảm cơ học diễn ra ở tốc độ cao, đồng thời có sự di chuyển dân số nội huyện, trong đó một số bộ phận do di dân tự do.

Dự báo dân số trung bình năm năm 2020 là: 90.625 người (không tính tốc độ tăng dân số cơ học do di dân bởi sự phát triển của khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,40%; mật độ dân số năm 2020 là: 78,6 người/km2; dân số phân ở khu vực nông thôn tăng nhanh, nguyên nhân là trình độ dân trí còn thấp, nhận thức về kế hoạch hóa gia đình chưa được quan tâm đúng mức.

* Lao động và việc làm

Lao động trong độ tuổi năm 2017 là: 47.045 người, chiếm 54,48% dân số; Năm 2012 là: 40.422, chiếm 51,26% dân số; Năm 2015 là: 45.345, chiếm 55,10 % ,điều này cho thấy dân số huyện Hướng Hóa là dân số trẻ, đây là thế mạnh để phát triển kinh tế.

Hội nông dân các cấp huyện Hướng Hóa đã có sự vào cuộc kịp thời, trợ giúp nguồn vốn vay và tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật. Chất lượng lao động ngày càng được quan tâm, số lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngày càng cao, song cơ cấu lao động theo ngành nghề và thực tế hoạt động trong các ngành nghề còn nhiều sự bất hợp lý. Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm. Thông qua việc thực hiện các chương trình dự án như: Chương trình 135, 134, biên giới, di dãn dân, vay vốn ưu đãi.... Chất lượng lao động ngày càng được quan tâm, số lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngày càng cao, song cơ cấu lao động theo ngành nghề và thực tế hoạt động trong các ngành nghề còn nhiều sự bất hợp lý.

Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm. Thông qua việc thực hiện các chương trình dự án như: Chương trình 135, 134, biên giới, di dãn dân, vay vốn ưu đãi... đã thu hút và giải quyết việc làm trên 3.113 lao động; đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Dạy nghề Tổng hợp huyện, góp phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đầu nhiệm kỳđến nay đã đào tạo 2.821 lượt người với tổng kinh phí thực hiện 3.479 triệu đồng. Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục được đẩy mạnh; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm là 3,16%; đến nay còn 21,48% (theo tiêu chí mới).

3.1.2.4. Thc trng phát triển đô thị.

Toàn huyện gồm có 02 thị trấn (đô thị loại V), tổng diện tích đô thị là 3.057,96 ha, chiếm 2,65% diện tích tự nhiên toàn huyện và dân số đô thị năm 2017 có 23.026 người, chiếm 26,66% tổng dân số toàn huyện.

- Thị trấn Khe Sanh là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. thị trấn Khe Sanh có 8 khối phố với quy mô diện tích 1.287,68 ha.

- Thị trấn Lao Bảo là trung tâm kinh tế thương mại đặc biệt thuộc khu vực phía tây của huyện, có quy mô diện tích 1.717,30 ha, có 12 khóm dân cư.

Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển 2 đô thị còn mới và chưa ổn định, sự phát triển của đô thị còn chậm và tự phát. Tuy đã có sự cố gắng đầu tư nhưng hiện tại hệ thống đô thị của huyện còn tồn tại như sau:

- Trong khu vực đô thị, diện tích đất nông lâm nghiệp, đất chưa sử dụng còn nhiều. Sản xuất Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ ngày càng phát triển và chiếm ưu thế, giữ vai trò quan trọng, chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị.

- Hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện... nói chung chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị. Trong đó:

+ Mật độ giao thông đô thị thấp, chất lượng chưa đảm bảo, mặt cắt các tuyến giao thông nội thị còn hẹp chưa mở rộng theo quy định. Tỷ lệ đất giao thông/tổng diện tích xây dựng thấp.

+ Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đầu tư còn hạn chế, nước tự thấm là chính.

Đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, dần hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới . Đời sống của nông dân từ đó cũng được cải thiện đáng kể: hộ khá, giàu tăng nhanh, giảm hộ nghèo xuống còn 28,37% theo tiêu chí mới. 85% số hộ nông dân đạt gia đình văn hóa.Xác định vai trò chủ lực của mình trong quá trình thúc đẩy ngành kinh tế của huyện nhà phát triển, nông dân huyện Hướng Hóa đã và đang đẩy mạnh các phong trào thi đua từ cơ sở, đặc biệt là xây dựng các chỉ tiêu Nông thôn mới với quyết tâm giữ vững các tiêu chí quan trọng, phát triển thêm các tiêu chí mới, góp phần thực hiện thắng lợi quá trình xây dựng Nông thôn mới của địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)