CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA
3.2.3. Tình hình một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính: Thực hiện Nghị quyết 17, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND các huyện, thành phố tập trung cho công tác đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính cơ sở dữ liệu về đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hướng Hóa đã tiến hành đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính theo phương pháp chính quy, gắn với cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phục vụ quản lý đất đai theo hướng hiện đại. Kết quả đến nay, toàn
huyện đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 22/22 xã, thị trấn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai của địa phương.
Bảng 3.8. Thống kê bản đồ địa chính huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
STT Đơn vị xã,
thị trấn Loại BĐ Số tờ BĐ Tỷ lệ Năm
thành lập 1/1000 1/2000 1/5000 1/10000
1 Xã A Túc BĐĐC 20 19 1 2011
2 Xã A Xing BĐĐC 21 20 1 2011
3 Xã Thanh BĐĐC 27 25 2 2011
4 Xã Thuận BĐĐC 28 27 1 2011
5 Xã Tân Long BĐĐC 16 14 2 2011
6 TT Khe Sanh BĐĐC 73 72 1 2011
7 Xã A Dơi BĐĐC 29 27 2 2011
8 Xã Tân Liên BĐĐC 17 14 2 1 2011
9 Xã Xy BĐĐC 24 23 1 2011
10 Xã Tân Lập BĐĐC 25 24 1 2011
11 Xã Hướng Sơn BĐĐC 39 31 8 2011
12 Thị trấn Lao Bảo BĐĐC 44 43 1 2011
13 Xã Hướng Lộc BĐĐC 36 34 2 2011
14 Xã Hướng Tân BĐĐC 21 20 1 2011
15 Xã Tân Hợp BĐĐC 19 17 2 2011
16 Xã Ba Tầng BĐĐC 50 47 3 2011
17 Xã Tân Thành BĐĐC 18 16 2 2011
18 Xã Húc BĐĐC 24 21 3 2011
19 Xã Hướng Việt BĐĐC 11 8 3 2011
20 Xã Hướng Phùng BĐĐC 80 75 5 2011
21 Xã Hướng Linh BĐĐC 40 36 4 2011
22 Xã Hướng Lập BĐĐC 24 18 6 2011
TỔNG 686 115 516 2 53
Nguồn: [16]
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả đo đạc, lập BĐĐC tại huyện Hướng Hóa đến năm 2018
TT Xã, thị trấn
Tổng diện tích tự
nhiên (ha)
Diện tích đã đo đạc lập BĐĐC
Tổng số tờ BĐĐC
Diện tích đo đạc lập BĐĐC theo các tỷ lệ
1/1000 1/2000 1/5000 1/10000
1 Xã A Túc 1234,23 1234,23 20 19 1
2 Xã A Xing 1601,50 1601,50 21 20 1
3 Xã Thanh 2122,20 2122,20 27 25 2
4 Xã Thuận 2210,97 2210,97 28 27 1
5 Xã Tân Long 2015,28 2015,28 16 14 2
6 TT Khe Sanh 2938,35 2938,35 73 72 1
7 Xã A Dơi 2129,71 2129,71 29 27 2
8 Xã Tân Liên 1717,3 1717,3 17 14 2 1
9 Xã Xy 6173,31 6173,31 24 23 1
10 Xã Tân Lập 5071,54 5071,54 25 24 1
11 Xã Hướng Sơn 1953,12 1953,12 39 31 8
12 TT Lao Bảo 1287,68 1287,68 44 43 1
13 Xã Hướng Lộc 1293,67 1293,67 36 34 2
14 Xã Hướng Tân 3345,34 3345,34 21 20 1
15 Xã Tân Hợp 4571,33 4571,33 19 17 2
16 Xã Ba Tầng 2511,14 2511,14 50 47 3
17 Xã Tân Thành 6336,46 6336,46 18 16 2
18 Xã Húc 12509,83 12509,83 24 21 3
19 Xã Hướng Việt 11464,78 11464,78 11 8 3
20 Xã Hướng Phùng 5944,32 5944,32 80 75 5
21 Xã Hướng Linh 20784,09 20784,09 40 36 4
22 Xã Hướng Lập 16019,56 16019,56 24 18 6
TỔNG 115.235,71 115.235,71 686 115 516 2 53 Nguồn: [16]
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai (năm 2000, 2005, 2010 và 2015). Đặc biệt, từ năm 2005, huyện Hướng Hóa đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện bằng công nghệ số, nên đã nâng cao chất lượng của công tác lưu trữ, khai thác thông tin từ bản đồ cho cán bộ chuyên môn của các cơ quan chuyên môn cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã.
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện đang sử dụng hiện nay đã được xây dựng từ đầu kỳ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020. Năm 2016, huyện đã thực hiện việc lập phương án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020, trong đó có bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đối với cấp xã, vì Luật Đất đai 2013 quy định bỏ quy hoạch sử dụng đất cấp xã nên việc bản đồ quy hoạch sử dụng đất các xã, thị trấn được lập lồng ghép trong phương án quy hoạch nông thôn mới của các xã, làm cơ sở cho công tác xây dựng nông thôn mới nói riêng và quản lý đất đai của các xã nói chung. Nhìn chung, hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã của huyện Hướng Hóa tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh.
- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất: Công tác này trên địa bàn huyện Hướng Hóa chưa được thực hiện tốt do nguồn lực về con người, ngân sách và trang thiết bị còn thiếu thốn, hạn chế. Vì vậy, đất đai trên địa bàn huyện chưa được phân hạng một cách bài bản, đầy đủ và chính xác; đây là một bất cập của địa phương hiện nay.
- Công tác điều tra xây dựng giá đất: Công tác này trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã được thực hiện tốt, nhằm giúp cho UBND tỉnh Quảng Trị nghiên cứu và ban hành bảng giá đất hàng năm cũng như bảng giá đất giai đoạn 2015 – 2019, quy định chi tiết giá đất tại các khu vực, các tuyến đường trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Hướng Hóa.
3.2.3.2. Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất
- Giao đất, cho thuê đất: Công tác giao đất, cho thuê đất của huyện cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của tỉnh và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên. Năm 2017, UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 202 trường hợp với tổng diện tích 917.756m2, hồ sơ được thực hiện theo đúng quy trình, trình tự và thời gian theo qui định; giao đất lâm nghiệp và ký cấp Giấy chứng nhận giao đất cho 36 hộ tại bản Prô, xã Hướng Tân với tổng diện tích 381.406m2 (trong đó 194.306m2 đất rừng phòng hộ và 187.100m2 đất rừng sản xuất);
Bên cạnh đó, việc giải quyết những bất cập, vướng mắc trong giao đất và cho thuê đất cũng được các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện quan tâm giải quyết
khá tốt. Năm 2017, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện và UBND xã Tân Hợp để thực hiện giải quyết các vướng mắc trong công tác giao đất cho Công ty My Anh Khe Sanh nhằm thực hiện dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn. Kết quả thực hiện đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất của 14 hộ dân tại thôn Pa Rô xã Hướng Tân xâm canh đất xã Tân Hợp cho Công ty My Anh triển khai trồng cây mắc ca.
- Thu hồi đất: Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độ đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều dự án triển khai trên địa bàn với quy mô đáng kể.
Thời gian qua, Phòng TN&MT tham mưu cho UBND huyện ban hành các quyết định thu hồi đất để thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn huyện, kết quả đã thu hồi đất như sau:
+ Thu hồi 12.199,8m2 đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình: đường giao thông xã Tân Lập;
+ Thu hồi 302m2đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình: hoàn thiện kết cấu hạ tầng một số tuyến chính tại Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo (giai đoạn 2);
+ Thu hồi 722m2đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình: Điểm trường mầm non thôn Măng Sông, xã Ba Tầng;
+ Thu hồi 3.098m2đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình: Cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho đồng bào Vân Kiều của Dự án cơ sở hạ tầng khu tái định cư Lao Bảo – Tân Thành (giai đoạn 2);
+ Thu hồi 15.165m2 đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình: Khai thác mỏ đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Tân Hợp;
+ Thu hồi 695m2 đất của các hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình: Điểm trường mầm non Bản Vây 1;
+ Thu hồi 13.556m2 đất để thực hiện công trình: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng một số tuyến chính tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (giai đoạn 2 );
+ Thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông (GMS) 03 tuyến đường Khe Sanh và Lao Bảo;
+ Thu hồi đất để thực hiện xây dựng công trình: Dự án đầu tư xây dựng công trình (giai đoạn 1) khu kinh tế quốc phòng Khe Sanh tỉnh Quảng Trị/Quân Khu 4;
+ Rà soát, điều chỉnh diện tích thu hồi đất để xây dựng công trình đường giao thông tại xã Tân Hợp.
- Chuyển mục đích sử dụng đất: Công tác quản lý chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là đơn vị trực tiếp công tác này. Hàng năm, Phòng đã xem xét, thẩm định và duyệt cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với nhiều trường hợp. Tính riêng năm 2017, UBND huyện đã ban hành các quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 173 trường hợp của hộ gia đình, cá nhân với diện tích 42.665m2 (trong đó: 8.955m2 chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở tại đô thị và 33.710m2 chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở tại nông thôn).
3.2.3.3. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, về xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Từ năm 2007 đến năm 2011, trên địa bàn huyện Hướng Hóa được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện 2 dự án về giao đất và cấp giấy chứng nhận của cấp huyện phải được lồng ghép với quá trình thẩm tra, xét duyệt của UBND cấp xã để đảm bảo thời gian cấp giấy theo quy định, nhanh chóng hoàn chỉnh thủ tục trình UBND huyện ký cấp Giấy.
Căn cứ Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011; Chỉ thị số 05/CT- TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Hướng Hóa đã có Công văn số 350/UBND – TNMT ngày 04/9/2013; Phòng Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số: 29/TN - MT ngày 25/10/2013 chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn.
Trong 2 năm 2014 và 2015, UBND huyện Hướng Hóa phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp tục cấp giấy chứng nhận bổ sung cho 2 xã Tân Lập và Hướng Tân. Ngoài ra, UBND huyện tổ chức hướng dẫn cho UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai và đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận, đồng thời cử cán bộ trực tiếp về địa bàn hướng dẫn và rà soát lại hồ sơ cấp Giấy nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
Kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Hướng Hóa tính đến năm 2017 như sau:
- Kết quả rà soát, xác định số giấy chứng nhận đã cấp:
Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trên địa bàn huyện là: 26.057 giấy. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp 11.364 giấy với tổng diện tích là 14.538,03 ha;
+ Đất nuôi trồng thủy sản 399 giấy với tổng diện tích là 22,59 ha;
+ Đất lâm nghiệp 3.780 giấy với tổng diện tích là 14.163,46 ha;
+ Đất ở nông thôn 7.583 giấy với tổng diện tích là 299,72 ha;
+ Đất ở đô thị 2.931 giấy với tổng diện tích là 78,49 ha.
- Kết quả rà soát, xác định số thửa đất cần cấp Giấy chứng nhận:
Toàn huyện hiện còn 5.344 thửa cần cấp giấy chứng nhận. Trong đó: 5.215 thửa chưa cấp giấy chứng nhận và 139 thửa chưa đăng ký.
+ Số thửa chưa cấp giấy chứng nhận 5.215 thửa phân theo từng loại đất cụ thể như sau: 3734 thửa đất sản xuất nông nghiệp; 637 thửa đất lâm nghiệp; 46 thửa đất nuôi trồng thủy sản; 522 thửa đất ở nông thôn; 276 thửa đất ở đô thị.
+ Số thửa đất chưa cấp giấy chứng nhận nói trên là số thửa đất đã đăng ký cấp giấy nhưng chưa đủ điều kiện để cấp vì hồ sơ còn thiếu nên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Hướng Hóa đã trả lại cho các xã, thị trấn để bổ sung hồ sơ.
3.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai,quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Hướng Hóa triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai vẫn còn diễn ra. Trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và kiến nghị về chế độ chính sách khi nhà nước thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Được sự quan tâm các cấp, các ngành nên đã hạn chế được tình trạng tồn động đơn thư, kéo dài sự vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đã gửi đến cơ quan Nhà nước trong huyện thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện. Trong những năm qua đã thụ lý 78 vụ kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Trong đó:
- 67 vụ khiếu nại liên quan đến giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà nguyên nhân chính là do: giá đền bù thấp hơn so với thực tế, giải phóng mặt bằng không được tái định cư và không đền bù về đất khi giải phóng mặt bằng nhà ở xây dựng trái pháp luật.
- 10 vụ khiếu kiện khác liên quan gồm: 02 vụ khiếu nại đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Khu Du Lịch Sân bay Tà Cơn đã được UBND tỉnh giải quyết; 05 vụ về lấn chiếm đất đai (đã được giải quyết ở xã) về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa Viễn thông Quảng Trị và các hộ dân ở bản Thôn Tà Đủ, 01 vụ tranh chấp đất đai giữa hộ ông Sơn và bà Thu làng Tân Xuyên; 01 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa hộ bà Trần Thị Liên và bà Cao Thị Lệ Thu, 01 vụ khiếu nại về Quyết
định thu hồi Giấy CNQSD đất Thôn Tân Xuyên. Giải quyết đơn kiến nghị của ông Trần Thanh Liêm về tranh chấp đất đai.
- UBND huyện uỷ quyền cho 02 cơ quan: Thanh tra và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện xem xét đối thoại cùng với cơ quan các xã, thị trấn liên quan, thực hiện hoà giải, báo cáo những vụ việc phức tạp và tham mưu cho UBND huyện xem xét giải quyết bằng quyết định hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trong đó:
+ UBND xã, thị trấn và UBMTTQ Việt Nam xã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hoà giải thành 18 vụ;
+ UBND huyện giải quyết 49 vụ;
+ UBND tỉnh giải quyết 06 vụ.
- Tính riêng năm 2017, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện xử lý 15 trường hợp kiến nghị về tranh chấp đất đai. Trong đó có 02 trường hợp đã phối hợp với UBND xã hòa giải thành; 03 trường hợp đã giải quyết, trả lời việc kiến nghị của người dân là không có cơ sở; 07 trường hợp đã giải quyết xong và báo cáo UBND huyện và 01 trường hợp báo cáo UBND huyện không thuộc thẩm quyền giải quyết; 02 trường hợp đã giải quyết nhưng người dân vẫn tiếp tục kiến nghị kéo dài và đang giải quyết.
Trong vài năm trở lại đây trên địa bàn huyện triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai vẫn còn diễn ra. Trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được huyện Hướng Hóa duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc cho nên đã hạn chế được tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài sự vụ.