CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA
3.3.3. Đánh giá kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huy ện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
3.3.3.1. Đánh giá kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất
Hàng năm, UBND huyện Hướng Hóa đưa ra chủ trương có chỉ tiêu cụ thể và tổ chức thực hiện để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, đó là đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là một nội dung trọng điểm để huy động nguồn thu cho ngân sách địa phương. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2014 – 2018 được thể hiện tại bảng 3.16.
Bảng 3.16. Kết quả thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đai tại huyện Hướng Hóa giai đoạn 2014 - 2018
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng
Số lô 54 2 10 8 0 72
Số tiền thu được
(triệu đồng) 7.950 5.881 22.858 17.409 0 54.098
Nguồn: [17]
Qua bảng 3.16 cho thấy, tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2014 – 2018 là 54,098 tỷ đồng. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất của huyện giai đoạn này không duy trì được sự ổn định và biến thiên qua thời gian, năm nhiều nhất là năm 2016 với 22,858 tỷ đồng và năm thấp nhất là năm 2018 khi không thu được đồng nào do đấu giá quyền sử dụng đất không thành công.
Năm 2018 tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất không thành công, năm này huyện tổ chức đấu giá 23 lô đất nhưng không có lô đất nào được giao dịch. Nguyên nhân đấu giá không thành công là do:
- Năm 2017 Nước CHDCND Lào thay đổi chính sách về thông thương nên việc buôn bán của người dân gặp nhiều khó khăn, do đó giảm thu nhập dẫn đến ít người có nhu cầu mua đất để ở hoặc đầu cơ…, do đó họ không tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.
- Những năm gần đây, Trung tâm thương mại Lao Bảo không phát huy lợi thế giá trị bán buôn, bán lẻ, năng lực cạnh tranh thấp nên giảm thương hiệu của trung tâm này, dẫn đến các hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Thị trấn Lao Bảo không còn như trước, vì vậy giá trị sinh lời của đất giảm, không hấp dẫn người có
nhu cầu mua đất. Trong khi đó, phần lớn các lô đất đem ra đấu giá phân bố ở địa bàn Thị trấn Lao Bảo nên việc đấu giá không thành công.
Thời gian đến, huyện Hướng Hóa cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả công tác đấu giá, qua đó thu được nhiều ngân sách từ đất đai cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
3.3.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai tại huyện Hướng Hóa qua ý kiến của các đối tượng sử dụng đất
Để có thông tin phục vụ việc đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra, đối tượng được khảo sát phục vụ cho nghiên cứu này là các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với số hộ được phỏng vấn là 100 hộ; phương pháp khảo sát là sử dụng phiếu khảo sát đã có sẵn và phỏng vấn những người đến giao dịch đất đai tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Hướng Hóa. Thông tin về phân bổ số phiếu điều tra theo các chỉ tiêu được thể hiện tại bảng 3.17.
Bảng 3.17. Thống kê mô tả mẫu phiếu điều tra người dân
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu
(%) Thủ tục hành chính
Chuyển quyền QSDĐ Người 32 32
Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất Người 40 40
Chuyển mục đích sử dụng đất Người 28 28
Nguồn gốc sử dụng đất
Được kế thừa, tặng cho Người 22 22
Tự khai hoang Người 50 50
Cơ quan thẩm quyền giao Người 3 3
Nhận chuyển nhượng Người 25 25
Mục đích sử dụng đất
Sử dụng đúng mục đích Người 92 92
Tự ý chuyển mục đích Người 8 8
Yếu tố pháp lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Người 75 75
Quyết định giao đất Người 5 5
Không có giấy tờ gì Người 10 10
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018
a. Đánh giá quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bảng 3.18. Quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính theo ý kiến của người sử dụng đất
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Đơn giản 82 82
2 Bình thường 9 9
3 Phức tạp 9 9
4 Rất phức tạp 0 0
Tổng cộng 100 100
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018 Qua bảng 3.18 cho thấy, trong số 100 đối tượng sử dụng đất được khảo sát đánh giá quy trình phối hợp, luân chuyển hồ sơ xác định và thu, nộp NVTC đất đai hiện nay thì có 82% đánh giá là đơn giản, 9% đánh giá là bình thường và 9% đánh giá là phức tạp hơn so với quy trình trước đây. Như vậy, quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính hiện nay trên địa bàn huyện Hướng Hóa được các đối tượng sử dụng đất đánh giá tốt. Tuy nhiên, có 9% số đối tượng được khảo sát cho rằng quy trình này phức tạp hơn trước, tuy tỷ lệ không cao nhưng cần được xem xét để nâng cao chất lượng dịch vụ công trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Khó khăn hiện nay là không ít người sử dụng đất không hiểu rõ những quy định về nghĩa vụ tài chính đất đai, dẫn đến việc chậm trễ nộp nghĩa vụ tài chính, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
b. Đánh giá các khoản tài chính về đất đai và hình thức thanh toán của người sử dụng đất
Bảng 3.19. Mức thu các khoản tài chính về đất đai theo đánh giá của người dân
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Cao 45 45
2 Vừa phải 53 53
3 Hơi thấp 2 2
4 Quá thấp 0 0
5 Khác 0 0
Tổng cộng 100 100
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018
Qua bảng 3.19 cho thấy, có 45% số đối tượng được phỏng vấn đánh giá mức thu các khoản tài chính về đất đai hiện nay là cao, 53% cho rằng vừa phải, 2% cho rằng hơi thấp. Như vậy, việc đánh giá về mức thu các khoản tài chính về đất đai hiện nay không có sự thống nhất cao trong người dân.
Về hình thức thanh toán, 100% số người được hỏi đều thanh toán bằng tiền mặt khi đi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
c. Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Bảng 3.20. Thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
STT Nội dung Số hộ Tỷ lệ %
1 Đã nộp 83 83
2 Nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền 17 17
3 Chưa nhận thông báo thực hiện NVTC 0 0
Tổng cộng 100 100
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018 Qua bảng 3.20 cho thấy, có 83% số trường hợp được khảo sát đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế và 17% đã nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền, đại đa số trong số hộ này không đủ khả năng đóng tiền do gặp khó khăn về mặt kinh tế, nhất là những hộ ở các xã khó khăn. Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trên địa bàn huyện đã được thực hiện với tỷ lệ rất cao; tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai nên gây khó khăn nhất định cho cơ quan thuế trong việc đảm bảo số thu theo chỉ tiêu pháp lệnh của tỉnh đề ra vì tình trạng chậm nộp thuế của các đối tượng sử dụng đất chịu thuế.
d. Đánh giá mức độ hiểu biết về các khoản nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bảng 3.21. Mức độ hiểu biết về các khoản nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân
STT Nội dung
Số lượng Tỷ lệ (%)
Biết Không
biết Biết Không biết
1 Thuế thu nhập cá nhân 97 3 97 3
2 Lệ phí trước bạ 85 15 85 15
3 Nợ tiền sử dụng đất (nếu có) 0 100 0 100
Tổng cộng 100 100 100 100
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018 Qua bảng 3.21 cho thấy, số người biết đến các khoản thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là rất cao, có 97% số người biết đến thuế thu nhập cá nhân và 85% số người biết đến lệ phí trước bạ; đây là điều kiện thuận lợi để việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, không có người nào biết phải nộp các khoản nợ tiền sử dụng đất (nếu có) khi chuyển nhượng.
Bên cạnh đó, 100% số người được hỏi đều không biết các điều khoản về miễn giảm thế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Vì vậy, cần có sự công khai thông tin về đất đai nói chung và các khoản tài chính về đất đai nói riêng một cách tốt hơn để người dân biết và dễ dàng thực hiện khi thực hiện các giao dịch đất đai.
e. Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, kết quả điều tra cho thấy, có 100% số trường hợp có đóng lệ phí phi nông nghiệp đối với đất ở.
Bên cạnh đó, qua bảng 3.22 cho thấy, trong số những trường hợp được khảo sát chỉ có hai trường hợp đó là nộp bằng 50% tiền sử dụng đất theo quy định tại bảng giá
đất và nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo quy định tại bảng giá đất, trong đó có 72%
số trường hợp được khảo sát nộp bằng 50% và 28% số trường hợp nộp bằng 100% tiền sử dụng đất theo quy định tại bảng giá đất. Các trường hợp được giảm 50% tiền sử dụng đất là do thửa đất có nguồn gốc từ 15/10/1993-1/7/2004 hoặc là thửa đất có nguồn gốc được tách ra từ thửa đất ở.
Bảng 3.22. Các trường hợp thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp GCNQSDĐ
STT Nội dung Số hộ Tỷ lệ %
1 Không nộp tiền sử dụng đất 0 0
2 Nộp bằng 50% TSDĐ theo giá đất quy định tại
Bảng giá đất 72 72
3 Nộp bằng 100% TSDĐ theo giá đất quy định tại
Bảng giá đất 28 28
4 Nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn
mức (nếu có) 0 0
Tổng cộng 100 100
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018 3.3.3.3. Đánh giá sự hài lòng của người dân khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai tại huyện Hướng Hóa
Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá sự hài lòng của người dân khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, kết quả thu được tại bảng 3.23.
Qua bảng 3.23 cho thấy, 100% các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng đều nhận được sự hài lòng của người dân, từ mức độ hài lòng (7 chỉ tiêu) đến rất hài lòng (1 chỉ tiêu).
Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc thực hiện công tác khai thác tài chính từ đất đai của chính quyền địa phương, nhất là cơ quan chuyên môn liên quan, vì khi người dân đã hài lòng về các vấn đề tài chính liên quan đến đất đai thì họ sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của mình một cách nhanh chóng và chủ động hơn.
Bảng 3.23: Mức độ hài lòng của người dân khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai tại huyện Hướng Hóa
STT Chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng Điểm đánh giá trung bình
Mức độ hài lòng 4.1 Quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai
hiện nay 4,13 Hài lòng
4.2 Định mức nộp thuế thu nhập cá nhân trong
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai hiện nay 4,20 Hài lòng 4.3 Định mức nộp lệ phí trước bạ trong chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đai hiện nay 4,09 Hài lòng 4.4 Định mức tiền sử dụng đất hiện nay 4,11 Hài lòng 4.5 Định mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
hiện nay 4,05 Hài lòng
4.6 Các loại phí liên quan đến đất đai hiện nay 4,02 Hài lòng 4.7 Các hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính về
đất đai hiện nay 4,10 Hài lòng
4.8 Thái độ của cán bộ tiếp dân trong quá trình thực
hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai hiện nay 4,50 Rất hài lòng Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018 Đáng lưu ý là việc thái độ của cán bộ tiếp dân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai được người dân đánh giá rất hài lòng. Đây là sự nỗ lực lớn trong cải cách hành chính công nói chung và từng cán bộ chuyên môn nói riêng, đã được người dân ghi nhận và đánh giá cao, là động lực để chính quyền địa phương tiếp tục cải cách thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người dân khi đến tham gia các giao dịch tại các cơ quan trên địa bàn.