CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
3.4.1. Giải pháp về chính sách đất đai
Chính sách đất đai có tác động lớn đến việc khai thác nguồn lực tài chính về đất đai nên việc ban hành các chính sách đất đai cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
- Chính sách đất đai phải phù hợp với chuyển đổi kinh tế, phải thực hiện điều tiết các quan hệ cung – cầu của nền kinh tế thị trường và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Sự phù hợp này phải được thể hiện trên các mặt: lợi ích kinh tế của người dân, của doanh nghiệp và quản lý hiệu quả của Nhà nước.
- Chính sách đất đai phải đảm bảo tính nhất quán của quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai. Phân định rõ ràng quyền năng của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu; đồng thời mở rộng quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất trên cơ sở hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
- Chính sách đất đai phải mang tính chiến lược; không nên tùy tiện thay đổi thường xuyên và nhiều ban ngành quản lý ra quyết định, quy định gây nên sự chồng chéo như thời gian qua.
3.4.2. Giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tạo quỹ đất sạch
- Về quy hoạch: Công tác quy hoạch sử dụng đất là khâu quan trọng, là cơ sở để tổ chức thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất…
để thực hiện các dự án có sử dụng đất, xây dựng chính sách tài chính về đất đai, vì vậy để huy động nguồn lực tài chính từ đất thì:
+ Phải thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy định khác có có sử dụng đất theo hướng quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, cân đối, phân bố hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính đất đai.
+ Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất đai phải chú trọng và định hướng việc phân bố đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, đảm bảo hài hòa giữa các mục đích ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Thực hiện kịp thời việc lập kế hoạch sữ dụng đất hàng năm nhằm cung cấp thông tin về hiện trạng, tiềm năng các vị trí quy hoạch sử dụng đất cho các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn huyện.
- Về tạo quỹ đất sạch: Quỹ đất sạch là quỹ đất được tạo ra trên cơ sở đất đã được thực hiện giải phóng mặt bằng xong và phải được gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng thời kỳ với quy hoạch sử dụng đô thị do Nhà nước quản lý
để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công của huyện. Việc sử dụng quỹ đất sạch phải đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất, tạo ra quỹđất sạch để quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên đất trên địa bàn huyện và thu hút nhà đầu tư, thì UBND huyện phải giao nhiệm vụ này cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hướng Hóa thực hiện tạo quỹ đất sạch ở các địa điểm như: Thị trấn Khe Sanh, thị trấn Lao Bảo, các xã nằm dọc trục Đường 9, xã Hướng Phùng…nhằm thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư.
3.4.3. Giải quyết về giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất.
- Tập trung đầu tư xây dựng các khu dân cư, với mục đích tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phải có khu dân cư để giao đất có thu tiền sử dụng đất cho những hộ gia đình, cá nhân chưa có nhà ở để người dân ổn định cuộc sống, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách.
- Đầu tư các khu dân cư để đấu giá quyền sử dụng đất, nên tập trung đầu tư tại các địa điểm có tạo quỹ đất sạch, vì những địa điểm này thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nên việc kinh doanh bất động sản có tính khả thi hơn các vùng khác.
3.4.4. Giải pháp về tài chính và giá đất
- Việc xây dựng, xác định giá đất phải đảm bảo các nguyên tắc:
+ Phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
+ Phải theo thời hạn sử dụng đất;
+ Phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng…
- Việc xác định giá đất do các cơ quan tư vấn xác định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực và tuân theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất và tuân thủ đúng quy định của luật đất đai. Qua đó đảm bảo việc khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai một cách vững vàng, hiệu quả, tạo lập thị trường bất động sản phù hợp với yêu cầu là một môi trường cạnh tranh, minh bạch có sự điều tiết của Nhà nước.
3.4.5. Giải pháp về thị trường bất động sản
Việc phát triển thị trường bất động sản có liên quan rất nhiều đến khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai nên để nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai cần chú ý phát triển thị trường bất động sản. Đề tài đề xuất một số giải pháp sau:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng cho người dân cũng như các chủ thể của thị trường bất động sản được tiếp cận, nắm bắt thông tin về tài sản mà họ dự định mua, bán, cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng… Việc đảm bảo được tính công khai, minh bạch trong pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hổ trợ rất nhiều cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
- Phấn đấu hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định của luật Đất đai, Luật nhà ở… hoàn thiện việc phân loại, đánh giá đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sở hửu nhà và công trình để hàng hóa bất động sản có đủ điều kiện tham gia giao dịch hợp pháp trên thị trường bất động sản.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bất động sản để các tổ chức, cá nhân nhận thức về sự phát triển và quản lý thị trường bất động sản, nhận thức rõ thị trường bất động sản là một trong các thị trường quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường khác như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ.
3.4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thu được từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
- Thực hiện công khai hóa các thông tin, các chính sách về nguồn thu và việc sử dụng nguồn lực tài chính thu được từ đất đai;
- Đổi mới công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực đất đai, hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải.
- Việc áp dụng những quy định về phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách của Nhà nước với những nguồn tài chính thu được từ đất đai cần được tuân thủ theo đúng quy định, tránh thất thoát, lãng phí.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư; tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch; các dự án đầu tư được duyệt phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng nghiên cứu rút gọn quy trình giải quyết và tăng trách nhiệm các cơ quan chủ trì thẩm định.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
Tăng cường giám sát và quản lý những dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách thông qua huy động nguồn lực từ đất đai.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ