CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ PHÁP LUẬT THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài từ 16018’ -17010’ độ vĩ Bắc và 106032’-107024’ độ kinh Đông. Phía Bắc của Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách thủ đô Hà Nội 598 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.112 km về phía Bắc. Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 - 1975).
- Địa hình: Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
- Khí hậu: Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, hạn hán. Gió Tây Nam từ tháng 3 đến thàng 9 thổi mạnh, đây cũng là mùa cao điểm của cháy rừng. Vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa này phải hết sức được quan tâm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 250C ở vùng đồng bằng, 22-230C ở độ cao trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400-420C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70-90C.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm; số ngày mưa trong năm dao động từ 154 -190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9,
10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung bình nhiều năm.
Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%. Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22%; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 88-90%.
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị 473.744 ha. Đất đai ở Quảng Trị vừa đa dạng vừa phức tạp, phân bổ từ ven biển đến đồi núi cao, trong đó 79,8% diện tích là đồi núi. Đất ở đây chủ yếu chia thành 11 nhóm và 32 loại đất chính (theo tài liệu của FAO và UNESCO) đặc trưng chung gồm 3 nhóm cơ bản:
+ Nhóm cồn cát và đất cát ven biển gồm các cồn cát trắng kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng, chiếm 6,23% và đất cát ven biển phân bổ rải rác dọc ven biển, chiếm 1,3% đất tự nhiên của tỉnh.
+ Nhóm đất phù sa do các sông bồi đắp hàng năm dọc ven sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải..., chiếm 2% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, có độ màu mỡ, tiềm năng dinh dưỡng khá cao đã và đang đưa vào sản xuất hoa màu có giá trị.
+ Nhóm đất đỏ vàng (Bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du, đặc biệt là đất màu đỏ (Bazan) có chừng 20.000 ha, đất có tầng dày tơi xốp, độ mùn khá thích hợp cho phát triển mọi loại cây công nghiệp lâu năm. Đất đỏ Bazan này còn có khả năng khai thác thêm 7.000 - 8.000 ha.
- Tài nguyên rừng: Đến nay, tỉnh Quảng Trị có khoảng 242.240,3 ha rừng, trong đó: rừng tự nhiên là 141.499,3 ha và rừng trồng là 100.741,0 ha.
+ Rừng tự nhiên ở Quảng Trị vốn có trữ lượng cao, mức độ đa dạng sinh học rừng lớn, tuy nhiên chiến tranh tàn phá nặng nề và do khai thác rừng để phát nương làm rẫy trong nhiều năm, đặc biệt một số vùng rừng bị chất độc hóa học hủy hoại, khó có thể khôi phục lại nên hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy thoái, trữ lượng rừng tự nhiên bị giảm sút, chất lượng rừng giảm. Vì vậy, cần có biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên.
+ Rừng trồng nhìn chung có chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độ trung bình;
rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh tế khá cao; đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản xuất; một số cây bản địa như sến, muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồng rừng phòng hộ.
- Tài nguyên nước: Trên địa bàn tỉnh có 03 hệ thống sông chính đổ ra biển là Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Sự phân bố đều khắp của các sông này là nguồn nước
mặt chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các con sông này đều có lưu lượng nước lớn về mùa mưa. Trong những năm mưa ít thì các sông nhánh và khe suối nhỏ thường bị cạn kiệt gây nên hạn hán.
Nước ngầm trong các tầng trầm tích và phong hóa phát triển các địa hình núi thấp ven sông. Đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt.
Nước trong tầng đất đỏ phong hóa từ đá bazan có chất lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa học... Nguồn nước này rất có giá trị đối với nhân dân vùng miền núi. Hình thức khai thác hiện nay chủ yếu là các giếng đào theo quy mô hộ gia đình với lưu lượng thấp.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Báo cáo số 217/BC-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2015, như sau: Dân số: 616.670 người, trong đó dân số thành thị chiếm 29% và dân số nông thôn chiếm 71%; Mật độ dân số là 130 người/km2; Dân tộc: dân tộc kinh chiếm 87,3%; Vân Kiều:
10,5%; và Pa Cô: 2,1%; còn lại các dân tộc khác chiếm 0,1%; Lao động: Lực lượng lao động năm 2015 là 355.300 người, tăng 1,9% so với năm 2014. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 đạt 344.900 người, tăng 0,9%
so với năm 2014; trong đó: đang làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 56,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 14,26%; khu vực dịch vụ chiếm 29,47%; Cơ cấu kinh tế: Năm 2015, tổng sản phẩm toàn tỉnh đạt 13.669 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2014; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3.103,6 tỷ đồng, tăng 4,1%; khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 5.341,8 tỷ đồng, tăng 8,1%; khu vực dịch vụ đạt 5.233,5 tỷ đồng, tăng 8%; Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 6,7%; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.190 tỷ đồng và Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,7 triệu đồng/năm.
Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân ở các vùng trung du, miền núi đã được nâng lên đáng kể, trong đó có đóng góp của ngành lâm nghiệp. Theo ước tính chung hàng năm có khoảng 6000 – 8000 ha rừng sản xuất (rừng trồng) được khai thác, tương đương khoảng 240 tỷđồng/năm. Các doanh nghiệp kinh doanh, chế biên lâm sản ngày càng nhiều, sản xuất lâm nghiệp bước đầu được khẳng định có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm đặc biệt là những vùng có nhiều diện tích rừng trồng thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, đây là nguyên nhân dẫn đến nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng được thay đổi, người dân đã xem rừng như là vườn nhà thường xuyên chăm sóc bảo vệ, diện tích đất bỏ hoang không còn, độ che phủ rừng của tỉnh liên tục tăng trong những năm gần đây.
Đại bộ phận nhân dân đã hiểu quy định của pháp luật vệ bảo vệ và phát triển rừng, tham gia tích cực thể hiện rõ ở việc chấp hành các quy định về quản lý, khai thác
và PCCCR của các chủ rừng là hộ gia đình, một số hộ gia đình đã tiến đến việc quản lý rừng bền vừng theo chứng chỉ FSC như ở Trung Sơn huyện Gio Linh.... Các chủ trương, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cũng được người dân nắm bắt và đồng tình ủng hộ như; chính sách giao rừng tự nhiên là rừng sản xuất cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ và hưởng lợi lâu dài tại các huyện Đakrông, Hướng Hóa và Cam Lộ. Tuy nhiên, do đời sống của một bộ phận nhân dân sống trong, gần và ven rừng còn nghèo, còn phụ thuộc vào rừng, đặc biệt là cộng đồng người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô ở huyện Đakrông, Hướng Hóa đang gặp khó khăn do tập quán sản xuất còn lạc hậu, thiếu đất sản xuất dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép, săn bắt động vật rừng vẫn còn xảy ra.