CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đánh giá mức độ tham gia
4.3.1.1. Việc cung cấp thông tin của hệ thống chính quyền và ban quản lý dự án
Theo điều tra, chính quyền xã, phối hợp với cán bộ dự án tổ chức họp để cung cấp thông tin về các hoạt động của dự án và thường chỉ mời các cán bộ thôn tham gia họp. Theo cả khảo sát từ việc tham vấn người dân và phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ dự án thì nam giới đảm nhiệm hầu hết các vị trí chính quyền và đoàn thể tại thôn – như trưởng thôn, phó thôn, bí thư chi bộ, các tổ trưởng tổ sản xuất, các khu trưởng khu dân cư, hội nông dân vì vậy khả năng họ truyền đạt thông tin cho các nam giới khác sẽ thuận lợi hơn. Trong khi đó, nữ giới thường ít khi đảm nhiệm một chức vụ nào liên quan đến hệ thống chính quyền, họ thường chỉ đảm nhiệm chức vụ trong hội phụ nữ.
Do đó nam giới hưởng lợi đầu tiên trong việc tiếp cận thông tin về chương trình dự án Cán bộ xã và cán bộ thôn cung cấp thông tin trực tiếp tại họp thôn. Có thể nói, phụ nữ tại 2 thôn miền núi chỉ có thể nhận được thông tin từ phần lớn qua các cuộc họp thôn. Hơn nữa, nữ giới cũng là nhóm được cung cấp ít thông tin từ cán bộ xã hơn nam giới do một thực tế là cán bộ xã ít khi xuống tham gia họp thôn: ‘‘Cán bộ xã 1 năm về gặp dân 1-2 lần, cán bộ dự án thì hay thấy hơn’ hay ‘Thỉnh thoảng cán bộ xã có xuống...’ (nhóm nữ, thôn Mới, thôn Cát). Bên cạnh đó, nữ giới cũng chưa nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên được cung cấp thông tin bởi vì ‘nữ giới thường không phải là chủ hộ’ (Thảo luận nhóm kiểm chứng thông tin). Như vậy, mặc dù các cán bộ xã và cán bộ dự án có cung cấp thông tin được qua họp thôn nhưng với việc không nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên khi thông báo họp thôn nên việc cung cấp thông tin cho nữ giới sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế hơn.
4.3.1.2. Khả năng tiếp cận thông tin của người dân
Mức độ tiếp cận thông tin không chỉ đơn giản là một quá trình tiếp nhận thông tin mà quá trình này phải được xem xét bao gồm hai yếu tố là khả năng tiếp nhận: có tiếp nhận thông tin nào không? đó là thông tin gì? Có nhận thức về thông tin được tiếp nhận không?; và khả năng lưu giữ: có ghi nhớ việc đã tiếp nhận thông tin gì không?
Khả năng tiếp nhận thông tin
Nghiên cứu này tổng hợp mức độ nhận biết thông tin của hai nhóm nam và nữ dưới các cấp độ: Không biết, biết ít, biết vừa phải và biết đầy đủ (xem bảng 4.10).
Bảng 4.10: Mức độ tiếp nhận thông tin của nhóm nữ và nhóm nam
Mức độ Chỉ báo cụ thể Các nhóm nữ Các nhóm nam Không
biết gì
Nắm một cách mơ hồ hoặc không hề biết gì về thông tin dự án đã và đang triển khai tại địa phương
Phụ nữ ở tình cảnh đặc biệt:
Đơn thân, người già Mù chữ và học vấn thấp
Đối với phụ nữ đồng nào thì không biết tiếng Kinh
Mù chữ
Không biết tiếng Kinh
Biết ít Chỉ biết một số thông tin và hỗ trợ cụ thể của dự án, nhưng không biết cụdự án làm về cái gì
Phụ nữ hộ nhận hỗ trợ, được đi tập huấn Làm chủ hộ gia đình (góa chồng) Có trình độ học vấn tương đối cao Có khả năng đọc, viết, giao tiếp tiếng Kinh tốt
Mù chữ, có học vấn
Khả năng sử dụng tiếng Kinh hạn chế Bận đi làm
Biết vừa phải
Thường nhận thông tin qua công việc và nhận hỗ trợ, biết một số hỗ trợ cụ thể tại địa phương và nắm được một số thông tin cơ bản của dự án
Làm trong chi hội phụ nữ
Trẻ, có học vấn và có đi tập huấn
Làm cán bộ thôn, xã
Có học vấn, được đi tập huấn Cựu chiến binh Biết đầy
đủ
Thường nhận thông tin qua công việc và thực hiện hỗ trợ tại xã, thôn, biết đầy đủ về mục đích, nội dung các chương trình, dự án thực hiện tại địa phương. Do đó, nhóm này có thể nắm được các hoạt động cụ thể của dự án.
Không có Làm cán bộ
thôn, xã địa phương.
Bảng trên cho thấy không có quá nhiều sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ ở mức độ ‘không biết gì’ và ‘biết ít’. Sự khác biệt rõ ràng hơn xuất hiện ở mức độ ‘biết vừa phải’. Không có nhiều nữ giới đáp ứng mức độ này. Một số trường hợp khá ít gặp đó thường là cán bộ trong Hội phụ nữ xã hoặc chi hội phụ nữ thôn và những người phụ nữ trẻ có học vấn, đã được tập huấn. Nam giới xuất hiện nhiều hơn trong các chức vụ là:
cán bộ xã, cán bộ thôn, những người có học vấn, và các cựu chiến binh, thông thạo tiếng Việt và có nhận thức tốt, nam giới thể hiện sự nhận thức rõ ràng và cụ thể hơn nhóm nữ.
Ở mức độ biết đầy đủ chỉ có nhóm nam với các cán bộ xã, thôn đáp ứng được.
4.3.1.3. Hiện tượng lưu giữ và ‘tái mù thông tin’
Như đã có nhắc đến ở các phần trên. Trong nghiên cứu này phát hiện có xuất hiện hiện tượng ‘tái mù thông tin’ có thể là do người dân không còn được tiếp tục tiếp nhận thông tin hoặc thông tin tiếp nhận không thường xuyên, không được sử dụng trong thực tế. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở cả 4 thôn nhưng nhiều hơn ở 2 thôn miền núi.
Sơ đồ 4.1: Mức độ tiếp cận thông tin về chương trình dự án của người dân Một câu hỏi đặt ra là hiện tượng ‘tái mù thông tin’ diễn ra như thế nào ở nhóm nam giới và nhóm nữ giới? Bài viết phát hiện rằng hiện tượng ‘tái mù thông tin’ diễn ra ở cả hai nhóm nam và nữ giới nhưng nguyên nhân dẫn đến ‘tái mù thông tin’ lại khác nhau. Nam giới cho rằng lý do quên là vì bận “đi làm miết” (nhóm nam, thôn Cát, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa). Nhưng đối với phụ nữ thì nguyên nhân là quá bận bịu với các công việc gia đình như gánh nước xa, chăm sóc con nhỏ, chăn nuôi, trồng trọt.
Hơn nữa, hiện tượng ‘tái mù thông tin’ dường như diễn ra dễ dàng hơn với nhóm nữ khi mà họ tham gia tiếp nhận thông tin trong một tâm thế không sẵn sàng, cụ thể họ phải mang cả con nhỏ đi theo trong các cuộc họp thôn hoặc cuộc phổ biến thông tin.
Hiện tượng này được ghi nhận khá nhiều ở các nhóm nữ, ví dụ ở thôn Mới xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung của họ vào việc tiếp nhận thông tin.
Hộp 1: Biểu hiện của hiện tượng “Tái mù thông tin” ở người dân 4 thôn - Có biết REDD+, nhưng quên hết rồi…
- Dự án có đến tổ chức họp, nhưng lâu rồi nên không nhớ họp cái gì nửa.
- Dự án có cấp trang thiết bị bảo vệ rừng, nhiều lắm, bao gồm quần áo rằn ri, ba lô, đèn pin, sổ…Nhưng lâu rồi giờ không còn giữ…
- Nhiều dự án triển khai lắm, sao nhớ nổi, có tập huấn nhiều dự án nhưng cũng không nhớ REDD+ tập huấn về cái gì, nhớ sơ sơ là về rừng.
- Có nói nhưng không nhớ
Hiện tượng ‘tái mù thông tin’ rõ ràng ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của người dân sau khi được cung cấp thông tin, Chính vì bị ‘tái mù thông tin’ cho nên nhiều người dân lại quay trở về tình trạng ‘không biết’ thông tin gì, mặc dù đã được cung cấp, điều này càng làm cho khả năng tham gia của họ giảm đi, làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án trong những giai đoạn tiếp theo.
4.3.2. Khả năng biểu hiện ý kiến trong quá trình thực hiện dự án 4.3.2.1. Sự thúc đẩy tham vấn ý kiến của chính quyền/ban quản lý dự án
Câu hỏi đặt ra là liệu với người cung cấp tin là cán bộ xã hoặc cán bộ dự án, thì liệu họ có chú ý tới quyền lợi của người dân, đặc biệt là người đồng bào vốn rụt rè trong giao tiếp và phát biểu ý kiến. Và chú trọng đến việc tạo điều kiện cho nữ giới phát biểu ý kiến không? Hay nói cách khác: nhận thức về sự tham gia của người dân của lãnh đạo/ nhà quản lý dự án tại xã như thế nào?
Về phía cán bộ thuộc xã, nghiên cứu này chưa thấy ý kiến nào tỏ ra thực sự đề cao vai trò và ý kiến của nữ giới trong cuộc họp: họ‘chưa có ý tưởng đề cập đến nữ giới’ như là một trọng tâm trong quá trình tổ chức họp thôn. Quá trình tổ chức lập kế hoạch tương đối khép kín với vai trò chỉ đạo của cấp huyện từ ở khâu đầu cũng như khâu cuối của dự án. Ở giữa, tức trong cuộc họp thôn, như đã phân tích ở trên, có sự tham gia của đại diện các hộ gia đình trong thôn. Vấn đề người dân có thực sự tham gia và cung cấp ý kiến đặc biệt là phụ nữ trong cuộc họp thôn, có dẫn tới việc bao hàm quan điểm và lợi ích của họ trong kế hoạch dự án của địa phương không sẽ được phân tích ở phần tiếp theo. Tuy nhiên, có thể thấy, sự tham gia của người dân ở các cuộc họp xã là hầu như không có, số ít chỉ có cán bộ thôn. Ở cuộc họp xã đầu tiên để lập khung kế hoạch thường chỉ có sự tham gia của các cán bộ xã nằm trong Ban quản lý dự án, ngoài ra có thể có thêm trưởng thôn để triển khai công việc tại các thôn. Những người này hầu hết là nam giới. Trong khi đó, ở cuộc họp xã tiếp theo sau khi có kết quả họp thôn, sự tham gia của người dân hầu như không có khi mà thành phần chỉ có cán bộ xã và trưởng các thôn. (xem sơ đồ 4.2)
Sơ đồ 4.2: Quy trình lập kế hoạch trong chương trình dự án
4.3.2.2. Khả năng biểu hiện ý kiến của người dân
Khả năng biểu hiện ý kiến của người dân được phân tích từ dữ liệu các buổi thảo luận nhóm, dựa trên các khía cạnh như: người dân tích cực tham gia thảo luận, đưa ý kiến và các đánh giá về sự tham gia thực tế của người dân. Qua phân tích dữ liệu cho thấy nhóm nữ giới ở miền núi thường bị rơi vào tình trạng ‘im lặng’ trong cuộc họp cần phải trao đổi ý kiến. Theo các thành viên thuộc ban quản lý dự án, trong các cuộc họp thôn, nữ giới thường thụ động và phụ thuộc vào việc người điều hành có chỉ định họ không: ‘Nữ có phát biểu khi mà người tổ chức cuộc họp chỉ định’ (Thảo luận nhóm). Nhìn chung người dân vẫn còn khá thụ động và ít ý kiến, đặc biệt là nữ giới, và bản thân người dân cũng đồng ý với nhận xét của cán bộ dự án về “sự thụ động” của bản thân họ
Đáng chú ý là cả nam giới và nữ giới đều cùng thừa nhận nữ giới kém tích cực và không hoặc ít phát biểu. Nam giới thì nhìn nhận nữ giới ‘không biết phát biểu’, ‘ít nghe’, ‘thiếu trình độ’ và ‘mắc cỡ’. Còn nữ giới thì cũng đồng tình với ý kiến đó, họ cho rằng bản thân họ ‘thiếu trình độ’, ‘không tự tin’, ‘không biết suy nghĩ’. Vấn đề này nói lên rằng chính phụ nữ cũng tỏ ra kém tự tin vào bản thân mình và điều đáng quan tâm hơn là họ đang tự bằng lòng với thực trạng đó. Đó là một trong những lực cản lớn nhất đối với sự tham gia của họ vào các hoạt động dự án.