Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đạt ổn định, chất lượng tăng trưởng của một số ngành, thương mại - dịch vụ, nông lâm thủy sản đạt ở mức khá. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người hàng năm tiếp tục được cải thiện.
Giai đoạn 2014 - 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,05%/năm. Trong năm 2017 giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng 10,19%, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,83%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,91%; dịch vụ tăng 15,10%.
Cơ cấu kinh tế của huyện theo GDP phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh, các phân ngành công nghiệp có lợi thế của huyện (chế biến nông - lâm - thủy sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) được tập trung đầu tư và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản giảm phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các phân ngành dịch vụ, thương mại tăng trong những năm qua. Trong năm 2017, cơ cấu kinh tế của huyện có tỷ trọng như sau: Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 36%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 27%; Thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 37%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 26,5 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 23.227 triệu đồng, đạt 87,2% dự toán, bằng 106,5% so với cùng kỳ năm 2016 (trong đó thu cân đối ngân sách đạt17.596 triệu đồng, đạt 94,4% dự toán, bằng 113,7% so với cùng kỳ). Tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 94.984 tấn.
3.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
a) Khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản của huyện trong năm qua tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, bước đầu gắn với công nghiệp và chế biến. Kinh tế
trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng khu.
Nhiều ngành nghề nông thôn được khôi phục, phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
* Nông nghiệp
Theo số liệu hiện trạng đến quý IV năm 2017 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 128.535,10 ha. Chủ yếu trồng lúa, màu (ngô, khoai, sắn, rau đậu các loại…), cây ăn quả (mít, cam, nhãn, quýt, chuối...), cây công nghiệp như hồ tiêu, cao su...
Trong vùng gieo trồng hai vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, một số nơi có trồng thêm vụ Đông nhưng với diện tích không đáng kể và chủ yếu là cây màu ngắn ngày như khoai lang, các loại rau.
- Về trồng trọt
Triển khai sản xuất nông nghiệp năm 2017 trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện hết diện tích và đúng lịch thời vụ, các địa phương đã tích cực đẩy nhanh tiến độ làm đất và gieo trồng theo kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng thực hiện 4.559,6 ha, đạt 93,2% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạtđạt 10.370 tấn, đạt 105,3% kế hoạch, lương thực bình quân 204 kg/người/năm.
Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính như sau:
Cây lúa: Diện tích gieo trồng 1.055,63 ha, đạt 98,09% kế hoạch; năng suất bình quân 43,3 tạ/ha, đạt 99,49% kế hoạch; sản lượng 4.571 tấn, bằng 101,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Cây ngô: Diện tích gieo trồng 1.027 ha, đạt 101,4% kế hoạch; năng suất bình quân 55,9 tạ/ha, đạt 99,11% kế hoạch; sản lượng 5.800 tấn, bằng 101,9% so với cùng kỳ.
Cây lạc: Diện tích gieo trồng 1.125 ha, đạt 94,95% kế hoạch; năng suất bình quân 20,9 tạ/ha, đạt 994,6% kế hoạch; sản lượng 2.351 tấn, bằng 103,5% so với cùng kỳ
- Về chăn nuôi
Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, dần hình thành một số trang trại, gia trại có quy mô, tiến tới đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Đã triển khai các biện pháp phòng ngừa, khống chế dịch bệnh cho gia sức, gia cầm.
Việc thực hiện Chương trình trọng điểm của huyện về chăn nuôi: Đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm phát triển chất lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.Tổng đàn gia súc tại thời điểm 01/10/2017 là 34.073 con, đạt 90.5%
kế hoạch. Trong đó: Đàn trâu 5.197 con, đạt 102,3% kế hoạch; Đàn bò 12.202 con, đạt 90,1% kế hoạch (trong đó bò lai 1.850 con, đạt 112,1% kế hoạch); Đàn lợn 16.546
con, đạt 89,0% kế hoạch; Đàn dê 128 con, đạt 29.1% kế hoạch. Tổng đàn gia cầm 99.361 con, đạt 88,7% so với kế hoạch.
* Lâm nghiệp
Đã tích cực chỉ đạo công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng; thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát lâm sản; triển khai các biện pháp phòng cháy rừng trước mùa khô 2017. Đã tổ chức hơn 70 đợt kiểm tra, truy quét tại các khu rừng có nguy cơ xâm hại cao, thành lập các Tổ chốt nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất việc xâm hại tới rừng. Triển khai dự án khoán khoanh nuôi bảo vệ tại 12 xã trên địa bàn huyện theo đúng quy định, tiến độ. Từ đầu năm đến nay, chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn.
Trồng rừng tập trung đạt 850 ha (đạt thấp so với kế hoạch do người dân tập trung khắc phục thiệt hại bão số 10). Tỉa thưa rừng nguyên liệu sang trồng rừng gỗ lớn 14 ha. Diện tích trồng cây phân tán 500 ha. Diện tích rừng được chăm sóc 2.432 ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 104.000 m3.
Thực hiện Chương trình trọng điểm của huyện về trồng rừng kinh tế: UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các địa phương triển khai thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương lớn của huyện về trồng rừng kinh tế nhằm phát huy những thế mạnh của địa phương. Công tác rà soát, giao đất, giao rừng được đẩy nhanh tiến độ; đã thực hiện việc quy hoạch, hỗ trợ vốn, giống và kỹ thuật để trồng rừng gỗ lớn tại một số xã trên địa bàn. Đã xây dựng 01 vườn ươm giống cây Lâm nghiệp tại xã Yên Hóa để cung cấp giống phục vụ trồng rừng trên địa bàn.
* Thủy sản
Tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ nuôi trồng năm 2017 là 115 tấn, đạt 112,9% kế hoạch. Tổng sản lượng khai thác tự nhiên năm 2017 là 116 tấn, đạt 106,3%
kế hoạch.
Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn chủ yếu từ nuôi cá ao, cá lồngvớidiện tích nhỏ, manh mún.
* Mô hình trang trại, gia trại phát triển kinh tế
Toàn huyện có 42 mô hình trang trại, gia trại. Tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ (hiện nay có 02 trang trại chăn nuôi lợn ở xã Hồng Hoá và 01 trang trại nuôi lợn ở thị trấn Quy Đạt đạt chỉ tiêu để hỗ trợ kinh phí thực hiện theo chương trình phát triển chăn nuôi của huyện).
Đã triển khai thực hiện một số mô hình như mô hình nuôi Cua đồng thương phẩm ở xã Xuân Hóa; trồng cây Na Dai ở xã Trung Hóa; trồng cây Đót ở xã Trọng Hóa; nuôi Hươu lấy nhung ở thị trấn Quy Đạt.
Tuy vậy, năng suất lúa nước không đạt chỉ tiêu kế hoạch do người dân tập trung sử dụng phân bón hoá học, ít sử dụng phân hữu cơ nên ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại; thực hiện chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ngô thức ăn gia súc 110 ha/264ha, đạt 41,7% kế hoạch (do giá bò giảm, các doanh nghiệp không tái đầu tư đàn nên không thu mua).
Đối với vụ hè thu: Công tác chỉ đạo điều hành của các địa phương chưa quyết liệt, tình trạng thả rong trâu bò (sau khi vụ Đông Xuân thu hoạch) còn xảy ra nên người dân còn tâm lý sợ bị gia súc phá hoại mùa màng do đó không đầu tư sản xuất;
việc lạm dụng phân bón vô cơ, không sử dụng phân bón hữu cơ làm mất cân đối dinh dưỡng nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, cơn bão số 10 ảnh hưởngđến năng suất, sản lượng các loại cây như Ngô, lạc, lúa vại….
Tổng đàn gia súc trên địa bàn giảm do ảnh hưởng của đợt mưa rét kéo dài trong tháng 2, tháng 3/2017 làm chết 1.012 con, thêm vào đó giá thịt lợn hơi xuống thấp, người dân chăn nuôi lợn bị thua lỗ nên không đầu tư tái đàn. Tỷ lệ tăng chất lượng đàn còn thấp (tỷ lệ bò lai đạt 12,7%, tỷ lệ lợn có máu ngoại chưa cao) do điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, giá cả sản phẩm chăn nuôi thấp, đầu ra không ổn định nên người dân không đầu tư để cải tạo chất lượng tổng đàn và mở rộng quy mô.
Tình trạng phá rừng trái phép vẫn còn xảy ra ở một số xã trên địa bàn, đặc biệt do cơn bão số 10 gây ra làm thiệt hại hầu như toàn bộ số diện trích đã trồng và chăm sóc từ trước. Hiện nay, đang tập trung chỉ đạo hỗ trợ giá giống cây trồng, xúc tiến và ký kết với các doanh nghiệp thực hiện tận thu số gỗ bị thiệt hại từ rừng trồng để nhân dân tháo gỡ những khó khăn, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra. Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng còn xảy ra. Kết quả trồng rừng tập trung không đạt chỉ tiêu kế hoạch do việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt tạm dừng theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư, tiến độ giao đất trống của các xã chậm so với kế hoạch, ảnh hưởng của cơn bão số 10 nên người dân tập trung tận thu gỗ rừng trồng nên tiến độ trồng rừng chậm.
b) Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Lĩnh vực Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có bước phát triển; một số cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm như: Công ty TNHH Diến Hồng đầu tư máy móc sản xuất dầu lạc; Công ty TNHH TMDV Trọng Kim đầu tư thiết bị, máy móc cắt, chế tác sản phẩm đá ốp lát, mỹ nghệ tự nhiên; Công ty TNHH TMDV Lê Nguyễn đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất cửa nhựa lõi thép chất lượng cao và các sản phẩm cơ khí khác; cơ sở sản xuất tôn Thanh Phát đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất, cán tôn, tấm lợp và các cơ sở sản xuất cơ khí như: cửa sắt hoa, nhôm, kính ....
Ngoài ra, trên địa bàn hiện tại có các doanh nghiệp đăng ký xây dựng các nhà máy như: Nhà máy sản xuất vôi bột chất lượng cao tại thôn Lạc Thiện, xã Minh Hóa của Công CP tập đoàn Việt Phương; Nhà máy sản xuất Gạch không nung tại xã Yên Hóa của Công ty TNHH Đức Quyền và Công ty TNHH vận tải và TM Tấn Phát; Nhà máy sản xuất vật liệu không nung xã Hồng Hóa của Công ty TNHH Diến Hồng;...Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoàn thiện thủ tục để trình Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh chủ trương đầu tư theo quy định.
Tuy vậy, sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển các ngành nghề mới, mang tính đột phá, có giá trị cao. Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình; năng suất, chất lượng còn thấp, giá trị sản xuất của ngành chưa có chuyển biến đáng kể, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường bên ngoài.
c) Xây dựng cơ bản
Tổng số vốn đã bố trí thực hiện 113 công trình (69 công trình hoàn thành, chuyển tiếp; 44 công trình khởi công mới). Kế hoạch vốn ngân sách địa phương được bố trí là 70.311,2 triệu đồng. Ước giải ngân đến cuối năm đạt 100%
Nhìn chung,các dự án cơ bản đã được triển khai và giải ngân cơ bản theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn được giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số dự án chưa thực hiện theo đúng kế hoạch, có một số dự án khởi công mớicó kế hoạch vốn năm 2017 chưa hoàn thiện thủ tục để triển khai thi công, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công chưa cao, các công trình khởi công mới năm 2017từnguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phải chờ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, kế hoạch phân bổ vốn của cấp trên chậm, nên đến thời điểm hiện tại, các dự án khởi công mới thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia chưa giải ngân được nguồn vốn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chậm giải ngân nguồn vốn là do thủ tục đầu tư còn phức tạp (qua nhiều khâu), đặc biệt là công tác thẩm định nguồn vốn và phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh; văn bản hướng dẫn Luật và Nghị định về đầu tư còn bất cập; công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều vướng mắc; công tác quyết toán vốn đầu tư còn chậm;
việc phân cấp thẩm định dự toán, thiết kế chưa rõ ràng, đặc biệt là các công trình có nhiều nguồn vốn lồng ghép gây chậm tiến độ trong công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng.
d) Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Mạng lưới thương mại dịch vụ đước đẩy mạnh, đã khuyến khích giao lưuthươnghàng hoá, tập trung phát triển tại các khu vực trung tâm; trong năm 2017tập trung chỉ đạo, quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả chợ Quy Đạt; phát huy lợi thế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo để phát triển thương mại, du lịch, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hoá. Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, giá cả được tăng
cường, giá cả ổn định, cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 đạt509,3 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ 2016.
e) Tài chính – tín dụng, ngân hàng
* Thu ngân sách trên địa bàn
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 23.227 triệu đồng, đạt 97,2%dự toán tỉnh giao (23.880 triệu đồng), đạt 87,2% dự toán HĐND huyện giao (26.630 triệu). Trong đó:
- Thu cân đối ngân sách nhà nước 17.596 triệu đồng, đạt 110,8% dự toán tỉnh giao, đạt 94,4% dự toán HĐND huyện giao
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cơ bản đạt dự toán tỉnh giao (không đạt so với dự toán HĐND huyện giao do số giao thu tiền đất HĐND giao tăng so với tỉnh 2.750 triệu đồng), trong đó có những khoản thu đạt cao như: phí , lệ phí trong cân đối;
thu mặt đất mặt nước; thu cố định tại xã. So với dự toán giao, đạt cao là do các khoản phí ngoài cân đối đều đưa vào tính trong cân đối, trong khi dự toán mục này chỉ giao phí trong cân đối. Tuy vậy, bên cạnh đó vẩn còn một số khoản thu ngân sách không đạt so với dự toán, như: thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân, các khoản thu theo mục tiêu. Các khoản thu không đạt là do số giao thu của tỉnh năm 2017 cao so với tình hình thực tế về nguồn thu của địa phương; số thực hiện thu từ thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư XDCB đạt thấp; tác động của thiên tai, lũ lụt liên tục, đặc biệt là thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10 gây ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh trên địa bàn.…
Chi ngân sách cơ bản đảm bảo kịp thời mọi hoạt động của các cấp các ngành và các cơ quan, đơn vị; tập trung kinh phí thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng khác của huyện. Công tác quản lý chi được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo quy định và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Tuy vậy một số chế độ, chính sách tỉnh phân bổ kinh phí chưa kịp thời; các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh phân bổ muộn (quý IV mới phân bổ) nên gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện và giải ngân nguồn vốn.
f) Giáo dục – Đào tạo
Toàn huyện có 56 trường và 01 Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề. Đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc xét học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THCS. Thực hiện tốt công tác thống kê cuối năm và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục (PCGD) Phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD TH, PCGD THCS. Đạt chuẩn xóa