Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ NĂM
3.4.4. Các giải pháp để hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện
3.4.4.1. Giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai
Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai một cách sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện để người dân dễ dàng thực hiện quyền đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất.
3.4.4.2. Giải pháp về chính sách
- Xác định đúng vị trí đã được điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống đã được quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực) để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất trên phạm vi toàn huyện, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Tham mưu cho UBND tỉnh và các ngành cấp trên, kiên quyết thu hồi đất đối với những dự án đã được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất không hiệu quả, sử dụng đất trái mục đích được giao, thuê; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục
đích sử dụng đất trái phép. Phát huy tốt vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong quản lý tài nguyên đất đai.
- Nhà nước có chính sách tạo nguồn về tài chính để các chủ thể thực hiện đúng tiến độ các dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt. Có chính sách điều tiết giá trị gia tăng từ đất do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mang lại; điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các xã, thị trấn ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất vì mục đích đầu cơ.
- Xây dựng và ban hành quy định để xác định rõ trách nhiệm cụ thể giữa huyện và các xã, thị trấn, trong từng ngành, trong từng cơ quan, đơn vị, trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc quản lý đất đai nói chung và thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt.
- Cụ thể hóa các chính sách đối với đất trồng lúa như: Chính sách hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa khai hoang mở rộng diện tích; hỗ trợ khâu sản xuất, chế tài trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa, nhằm xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Chính sách bảo vệ và phát triển rừng: Tạo điều kiện cho chủ rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật; Tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có cơ chế tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Có các giải pháp và chính sách cụ thể bảo đảm quỹ đất cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, trong đó lưu ý đất cho xã hội hóa các lĩnh vực này.
- Có chính sách đầu tư hạ tầng đối với quỹ đất ít có khả năng nông nghiệp để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và phát triển khu dân cư mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
3.4.4.3. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư
- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành.
- Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề gắn với các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến nông - lâm sản để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
- Khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn vốn để thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng:
+ Đầu tư có trọng điểm và kịp thời trên các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư để phát triển công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính viễn thông... Đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như dự án nâng cao chất lượng cây ăn quả, dự án chuyển đất canh tác năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản.
+ Đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất như các tiến bộ trong việc sử dụng đất dốc, những tiến bộ trong xây dựng tiết kiệm đất, trong bảo vệ tài nguyên đất - môi trường và những tiến bộ thâm canh trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Huy động tối đa các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn tự có của nhân dân.
+ Huy động tổng hợp các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch thông qua đầu tư cho từng ngành thực hiện quy hoạch của ngành đến năm 2020. Thực hiện lông ghép các chương trình trên địa bàn để huy động vốn và sử dụng tiết kiệm.
+ Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào huyện, đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng trên địa bàn huyện bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư.
+ Thành lập quỹ hỗ trợ sự nghiệp công nghiệp và quỹ đầu tư phát triển của huyện để huy động vốn đầu tư vào các dự án trọng điểm. Tập trung chỉ đạo thu ngân sách ngay từ đầu năm, tăng cường kiểm tra, thanh tra ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong các hoạt động thu chi ngân sách, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển.
+ Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân như: Quỹ tiết kiệm, phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công trình. Thực hiện cổ phần hóa một số doanh nghiệp, kêu gọi cổ phần, bán cổ phiếu của các công trình dự kiến đầu tư xây dựng.
3.4.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ... nhằm sản xuất ra hàng hóa có số lượng nhiều và chất lượng tốt, giá thành rẻ đối với hàng hóa chủ lực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện và yêu cầu thị trường ngoài nước.
- Tập trung xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn của huyện. Thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ.
- Tăng cường đổi mới cơ chế và hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường phù hợp với địa phương, tạo môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường đầu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý đất đai và sử dụng đất như kỹ thuật công nghệ số trong thống kê, xây dựng bản đồ địa chính, những tiến bộ sử dụng đất dốc bảo đảm môi trường sinh thái, tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng, trong sản xuất - nông - lâm nghiệp...
để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3.4.4.5. Các biện pháp nhằm chống xói mòn, rửa trôi, hủy hoại đất
- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế cày, xới bề mặt đất (nhất là trong thời gian mùa mưa), khai thác trắng.
- Kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất để có hệ số sử dụng cao nhất và không có thời gian đất trống. Hạn chế việc sử dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, mạnh giạn chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo công nghệ sinh học và giám sát chặt chẽ việc sử dụng chất thải công nghiệp độc hại trước khi thải ra môi trường chung quanh không ảnh hưởng tới môi trường đất và môi trường sống của nhân dân.
- Sử dụng đất trong các hoạt động khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng phải có phương án an toàn về môi trường, khi kết thúc hoạt động khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu.
3.4.4.6. Các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị sử dụng đất
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển các đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt lưu ý tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp ở các địa bàn này ngay từ khi lập quy hoạch chi tiết.
- Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế:
Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ…
- Giao đất theo kế hoạch, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.
- Giao đất cụ thể đến người sử dụng nhất là đối với những diện tích do UBND cấp xã quản lý hoặc mới giao cho ngành chủ quản.
3.4.4.7. Giải pháp bảo vệ môi trường
Để nền kinh tế - xã hội của huyện phát triển một cách bền vững, trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần chú trọng đến giải pháp bảo vệ môi trường như sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân, các doanh nghiệp, nhà quản lý thông qua các hình thức như: Phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác bảo vệ môi trường; thường xuyên tổ chức, tập huấn, hội thảo, thi tìm hiểu... về công tác bảo vệ môi trường đến các tầng lớp nhân dân.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường bằng việc lồng ghép qui hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, phát triển mạng lưới giao thông...
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nghiên cứu và áp dụng phương thức quản lý tổng hợp môi trường thông qua cơ chế, chính sách, đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch để hài hòa các mục tiêu phát triển của từng địa phương.
- Áp dụng các biện pháp kinh tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm nguyên tắc
“người gây ô nhiễm, thiệt hại đối với môi trường phải bồi thường, khắc phục”.
- Các giải pháp bảo vệ môi trường đất: từ khâu quy hoạch và tổ chức thực hiện đến các chính sách, giải pháp quản lý đất đai bền vững cùng các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất phù hợp đối với từng khu vực, từng địa phương.
- Các giải pháp bảo vệ môi trường nước: hạn chế nguồn thải từ các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu đô thị... vào môi trường nước. Thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từng bước đưa chúng trở thành các khu sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ