PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản tại việt nam (Trang 53 - 56)

Với đề tài „Huy động nguồn tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam‟, trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu ; phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh và sử dụng các số liệu thứ cấp khác để nghiên cứu.

2.1. Quy trình nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau :

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Xác định

vấn đề nghiên cứu

Thiết kế, xác lập các phương pháp

nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ các lý luận chung

Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Phân tích dữ liệu đánh giá các chỉ tiêu

Trình bày kết quả và báo cáo, đưa ra các giải pháp

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Các số liệu điều tra từ trước đến nay về thị trường bất động sản, huy động tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam sẽ được thu thập kế thừa, thống kê, hệ thống hóa khai thác sử dụng để giảm bớt khối lượng công tác điều tra trực tiếp.

Các nghiên cứu, tài liệu được thu thập kế thừa từ các nguồn : - Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện tài chính - Thư viện đại học quốc gia Hà Nội - Các cơ sở dữ liệu điện tử khác…

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

Phương pháp tổng hợp : Trên cơ sở tổng hợp, phân tích một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài về huy động tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản, tác giả khái quát tình hình nghiên cứu cũng như những vấn đề lý luận cụ thể về tình hình huy động tài chính để phát triển thị trường bất động sản.

Phương pháp thống kê mô tả : Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu. Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phản ánh về tình hình huy động tài chính cho các kênh huy động vốn đầu tư dự án bất động sản.

Phương pháp so sánh : Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên các nội dung và hình thức huy động nguồn tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản. Tác giả phân tích được đặc tính, mức độ của từng chỉ tiêu của thị trường bất động sản trong giai đoạn nghiên cứu. Trên cơ sở so sánh sự thay đổi của thị trường bất động sản qua từng thời kỳ, tác giả tiến hành phân tích nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra một số giải pháp phù hợp.

2.3. Sơ đồ nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu „Huy động nguồn tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam‟ theo sơ đồ sau :

Nguồn 1:

Huy động từ vốn chủ sở hữu ======>

THỊ TRƯỜNG

BẤT ĐỘNG

SẢN Nguồn 2:

Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng

======>

Nguồn 3:

Chứng khoán hóa các dự án đầu tư kinh doanh bất động

sản

======>

Nguồn 4:

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất

động sản

======>

Nguồn tài chính

===========>

Nguồn 5:

Huy động từ tiền góp vốn mua nhà của khách hàng mua

BĐS cho doanh nghiệp BĐS

======>

Nhằm phát triển

Nguồn 6:

Huy động từ liên doanh liên kết trong và ngoài nước

======>

Nguồn 7:

Huy động từ các quỹ đầu tư ======>

Nguồn 8:

Huy động thông qua các hình thức đầu tư đặc thù (PPP)

======>

Trên cơ sở các nguồn tài chính theo mô hình nghiên cứu trên , từ đó tác giả sẽ đánh giá thực trạng huy động nguồn tài chính tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp huy động nguồn tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản tại việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)