CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
2.1. Khung lý thuyết về kiểm soát chi NSNN cho các đơn vị giáo dục
2.1.4. Kiểm soát chi NSNN cho giáo dục
2.1.4.1. Khái niệm và sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN cho giáo dục
Kiểm soát chi NSNN cho giáo dục là hình thức kiểm tra tính chất hợp pháp của chứng từ, hồ sơ thanh toán, đảm bảo đúng theo quy định về điều kiện chi
12
NSNN. Theo quy định hiện hành thì có hai cơ quan thực hiện chức năng kiểm soát chi NSNN: cơ quan tài chính và KBNN. Kiểm soát hiệu quả chi các khoản chi NSNN cho giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước với mục tiêu là các khoản chi thuộc NSNN phải đảm bảo có kế hoạch, tiết kiệm và có hiệu quả.
Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển vững mạnh nền tài chính Quốc gia, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ và giảm lạm phát.
Tuy nhiên, việc kiểm soát chi NSNN cho giáo dục vẫn còn là một qui trình phức tạp. Nhu cầu chi NSNN cho giáo dục qua các năm ngày càng tăng để phù hợp với phát triển của KT – XH. Với nhu cầu như vậy, khi thực hiện phân phối chi NSNN cho giáo dục còn phải phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN để hạn chế tình trạng tham ô, lãng phí tài sản, công quỹ Nhà nước.
2.1.4.2. Vai trò của KBNN trong việc kiểm soát chi NSNN giáo dục
Thực tế, việc kiểm soát cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN cho giáo dục là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan đến việc kiểm soát và sử dụng NSNN cho giáo dục từ khâu phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chi tiêu NSNN. Trong đó bao gồm: Cơ quan Tài Chính, Kho Bạc và đơn vị thụ hưởng Ngân sách là những cơ quan kiểm soát chi NSNN cho giáo dục, trong đó mỗi cơ quan đều đảm nhận những nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau. Mặc dù tất cả đều có tầm quan trọng và có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình kiểm soát NSNN. Như vậy không có nghĩa là đề cao vai trò của KBNN nhưng thực tế thời gian qua, khía cạnh này đã được phản ảnh qua nhiều thông tư và nghị định khác nhau, cụ thể Luật NSNN năm 2015 và Nghị định số 87/NĐ-CP của Chính phủ qui định các khoản chi NSNN đều phải qua KBNN. Với nhiệm vụ mới này, KBNN sẽ là “nơi kiểm soát cuối cùng” được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát để giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình lưu thông tiền tệ. Mặc khác, thực hiện kiểm soát chi NSNN cho giáo dục sẽ nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị có liên quan đến việc kiểm soát và sử
13
dụng NSNN của Nhà nước. KBNN có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ, chi trả trực tiếp theo từng đối tượng thụ hưởng Ngân sách đúng với chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó; góp phần tăng cường và phát huy vai trò tích cực trong việc kiểm soát nguồn Ngân sách nói riêng và thiết lập lại kỷ cương, kỷ luật của nền Tài chính nói chung.
2.1.4.3. Nguyên tắc kiểm soát hiệu quả nguồn từ NSNN dành cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục.
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận hiện nay khi sử dụng hiệu quả kinh phí từ nguồn NSNN cho giáo dục đều phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tất cả các khoản chi từ nguồn NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi đó đều phải trong dự toán NSNN được phân bổ, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Thứ hai, tất cả khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thứ ba, trong quá trình kiểm soát khi phát hiện đơn vị cấp dưới có các khoản chi sai quy định hoặc dùng NSNN phục vụ mục đích cá nhân thì cơ quan tài chính cấp trên có trách nhiệm lập biên bản, xuất toán các khoản chi sai đồng thời trình lãnh đạo quận đưa ra hình thức kỷ luật đối với thủ trưởng và cá nhân trực tiếp vi phạm. Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch quận, Phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với Kho bạc Nhà nước tiến hành truy thu nộp về NSNN.
Như vậy, để thực hiện theo chủ trương tiết kiệm, phòng chống lãng phí, KBNN đã triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Quận, Bộ Tài chính. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, KBNN đã thực hiện KSC theo từng loại hình tự chủ về tài chính của đơn vị, như: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tự bảo
14
đảm một phần chi thường xuyên. Đối với các đơn vị sự nghiệp chưa được phân loại, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ thì kiểm soát các khoản chi thường xuyên được giao ở phần dự toán chi nhiệm vụ không thường xuyên của đơn vị theo đúng tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước quy định. Bên cạnh đó, KBNN ở Quận Gò Vấp đã triển khai một số biện pháp nhằm thực hiện tốt chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, theo đó, mọi hoạt động chi cho con người và sinh hoạt đều phải được chuyển khoản đảm bảo tính chặt chẽ, nâng cao quyền lực NN.