CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát ngân sách nhà nước dành cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Gò Vấp
4.3.2 Kết quả hồi quy tuyến tính
Phương trình tuyến tính trong nghiên cứu khi được kết hợp dữ liệu định tính và định lượng (171 quan sát) có dạng như sau :
0 1 1 2 2 3 3 ... 19 19 i
KSHQ X X X X
Trong đó : KSHQ biến phụ thuộc
44
Bảng 4.5. Bảng tên các biến trong nghiên cứu STT Ký hiệu
biến số Tên biến số Nguồn nghiên cứu Các biến nghiên cứu theo định lượng
1 X1 Tthuong
Nghiên cứu của Kamunge (2017),
“Survey of budgeting control practices in management of secondary school: Case of Meru North Region Kenya”
2 X2 ckdgop
Nghiên cứu của Kamunge (2017),
“Survey of budgeting control practices in management of secondary school: Case of Meru North Region Kenya”
3 X3 TTcanhan
Nghiên cứu của Kamunge (2017),
“Survey of budgeting control practices in management of secondary school: Case of Meru North Region Kenya”
4 X4 cosohatang
Nghiên cứu của Kamunge (2017),
“Survey of budgeting control practices in management of secondary school: Case of Meru North Region Kenya”
5 X5 quyptsn
Nghiên cứu của Kasim (2016). “Effect of public expenditure management on accountability and development in Nigeria”
6 X6 phucloi
Nghiên cứu của Kasim (2016). “Effect of public expenditure management on accountability and development in Nigeria”
7 X7 ctacchiphi Nghiên cứu của Oundo (2017) “Factors
45
influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector”
8 X8 cpthmuom
Nghiên cứu của Oundo (2017) “Factors influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector”
9 X9
suaCSHT
Nghiên cứu của Oundo (2017) “Factors influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector”
10 X10 cppvCM
Nghiên cứu của Oundo (2017) “Factors influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector”
11 X11 cpkhac
Nghiên cứu của Oundo (2017) “Factors influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector”
12 X12 luongcb
Nghiên cứu của Oundo (2017) “Factors influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector”
13 X13 ondinhthunhap
Nghiên cứu của Oundo (2017) “Factors influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector”
Các biến nghiên cứu theo định tính khảo sát
14 X14 cochechinhsach Khảo sát tại các đơn vị
46
15 X15 donglucgv Khảo sát tại các đơn vị
16 X16 minhbach Khảo sát tại các đơn vị
17 X17 khanangks Khảo sát tại các đơn vị
18 X18 tdcanboks Khảo sát tại các đơn vị
19 X19 chutruong Khảo sát tại các đơn vị
20 i Phần dư mô hình
Tác giả trích suất từ Excel 2010
Model is linear regression; all observations are independent with standard deviation 0.523
47
Bảng 4.6. Mô hình hồi quy đa biến
KSHQ Hệ số Sai số chuẩn Z P
cosohatang -0,091 0,025 -2,63 0,008
quyptsn -0,034 0,001 -3,12 0,002
phucloi 0,083 0,039 2,12 0,034
luongcb -0,122 0,056 -2,16 0,031
ondinhthunhap 0,249 0,069 3,59 0,000
donglucgv 0,220 0,063 3,51 0,000
minhbach 0,162 0,071 2,29 0,022
khanangks 0,272 0,056 4,85 0,000
tdcanboks 0,213 0,060 3,53 0,000
Number of obs = 171
Log pseudolikelihood = -131,8258
Wald chi2(19) = 387,63
Prob > chi2 = 0,0000
(Tác giả trích xuất từ Stata 14.2)
Thông qua bảng hồi quy (bảng 4.4), các biến trong nghiên cứu khảo sát thực địa đề có ý nghĩa về mặt thống kế như các nhóm biến:cosohatang; quyptsn;
phucloi; luongcb; ondinthunhap; donglucgv; minhbach; khangangks; tdcanboks.
Trong đó, tác giả nhận thấy nhóm có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao kiểm soát hiệu quả chi NSNN cho giáo dục tại địa phương gồm có: (1) phucloi ( = 0,083; z
= 2,12); (2) donglucgv ( =0,220; z = 3,51); (3) minhbach ( = 0,162; z = 2,29);
48
(4) khanangks ( = 0,272; z = 4,85); (5) tdcanboks ( = 0,213; z = 3,53) và (6) ondinhthunhap ( = 0,249; z = 3,59). Bên cạnh đó các biến có ý nghĩa thông kê mang tích chất tiêu cực trong mô hình nghiên cứu là (i) cosohatang ( = -0,091; z
= -2,63); (ii) quyptsn ( = 0,034; z = -3,12) và (iii) luongcb ( = -0,122; z = - 2,16)
4.3.2.1. Phúc lợi cho giáo viên
Khi phúc lợi giáo viên được tăng lên 1% thì nó sẽ tác động tích cực đến kiểm soát hiểu quả chi NSNN cho giáo dục tại địa phương và tăng 8,3%. Đây là một chính sách tốt dành cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Đối với người sử dụng lao động, chính sách này là công cụ giúp người sử dụng lao động thu hút và giữ chân giáo viên, giảm thiểu rủi ro cao với chi phí thấp, năng suất giáo viên được cải thiện khi họ đảm bảo an sinh cho bản thân và cả gia đình họ. Đối với người lao động, chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tình thần cho người lao động, tăng uy tín cho Nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho xã hội, kích thích người lao động hăng say làm việc.
4.3.2.2. Động lực thu hút giáo viên
Khi biến động lực giáo viên tăng 1% và các yếu tố khác không đổi thì nó sẽ tác động tích cực cho việc kiểm soát hiệu quả và làm tăng hiệu quả kiểm soát chi NSNN cho giáo dục 22,0%. Động lực giáo viên theo khảo sát của tác giả là những khoản mà NSNN dùng để chi trả thù lao, hỗ trợ cho giáo viên bao gồm: lương, phúc lợi, xây dựng cơ sở vật chất kích thích giáo viên hăng say trong công tác giảng dạy và đây là cách giúp cho việc lượng giáo viên tăng hằng năm.
4.3.2.3. Minh bạch trong kiểm soát giáo dục
Khi tính minh bạch trong công tác kiểm soát chi tăng lên 1% thì nó sẽ làm tăng kiểm soát hiệu quả chi lên 16,2%. Mỗi đơn vị sự nghiệp là một chủ thể tài chính độc lập. Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đơn vị phải nâng cao khả năng minh bạch trong công tác kiểm soát bằng việc tổ chức thực hiện
49
các công tác nhằm nâng cao tính minh bạch. Kế toán là việc thu thập, xử lý, cung cấp phân tích thông tin về hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong đơn vị. Một cơ chế kiểm soát tài chính hiệu quả hay kém hiệu quả sẽ được phản ánh trung thực nhất qua những kết quả, số liệu của công tác kế toán, thống kê. Với bất kỳ cơ chế kiểm soát nào ở đơn vị giáo dục Gò Vấp đều được giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Việc kiểm tra giám sát chi NSNN giáo dục ở Gò Vấp luôn luôn cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế kiểm soát tài chính. Bởi trong quá trình điều hành ngân sách, thực thi các nhiệm vụ của mình, đơn vị có thể vấp phải những sai sót. Trong những năm gần đây các đơn vị chi NSNN giáo dục ở Gò Vấp, việc kiểm tra, kiểm soát ở đơn vị đã có chiều hướng tốt tăng lên, luôn tìm ra những thiếu sót trong cơ chế kiểm soát tài chính từ đó kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục hạn chế gây ra tổn thất, lãng phí NSNN, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ vấp phải những khó khăn song nó sẽ giúp tăng cao tính minh bạch hỗ trợ kiểm soát tốt NSNN.
4.3.2.4. Khả năng kiểm soát nguồn NSNN
Thông qua các kết quả nhận được khi nhóm KN (Khả năng kiểm soát nguồn NSNN ) tăng 1% thì nó sẽ cải thiện tốt 27,2%. Việc chi NSNN cho giáo dục. Việc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị giáo dục ở Gò Vấp đã từng bước được cải thiện tốt một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt kiểm soát kinh phí, bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn vị. Đặc biệt, với vai trò là một công cụ kiểm soát quan trọng, việc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị giáo dục Gò Vấp luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở tổ chức, để thực hiện được toàn bộ công việc kế toán ở tổ chức với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng công cụ kế toán cho từng bộ phận, từng người trong bộ máy kế toán;
Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện có nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán. Đồng thời, đã lập được mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận kiểm soát
50
khác trong tổ chức về các công việc có liên quan đến công tác kế toán ở tổ chức; Tổ chức hướng dẫn mọi người trong tổ chức chấp hành chế độ kiểm soát kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng và tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ tổ chức trong đơn vị giáo dục ở Gò Vấp. Nhìn chung, việc tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị giáo dục ở Gò Vấp với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận kiểm soát khác trong đơn vị là một trong những nội dung quan trọng và là yếu tố quyết định hoàn toàn tới chất lượng công tác kế toán của đơn vị.
Đối với đơn vị là nơi được trực tiếp sử dụng nguồn NSNN thì yếu tố con người lại càng đặt ra một yêu cầu cấp thiết, và tình hình trình độ cán bộ kiểm soát tại các đơn vị giáo dục ở Gò Vấp hằng năm luôn được cải thiện và nâng cao trình độ.
4.3.2.5. Trình độ cán bộ kiểm soát NSNN
Đối với TDCB cũng đã có hướng tác động tích cực đến công tác chi NSNN cho giáo dục ở Gò Vấp, khi biền này tăng lên 1% thì nó sẽ tác động tốt 21,30% đến việc kiểm soát hiệu quả chi NSNN cho đơn vị sự nghiệp giáo dục ở Gò Vấp. Như vậy thì việc tuyển chọn cán bộ tham gia công tác kiểm soát NS cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng quen biết, không có năng lực, ảnh hưởng NSNN.
4.3.2.6. Quỹ ổn định thu nhập cho giáo viên
Đối với trích lập quỹ ổn định thu nhập cho giáo viên cũng đã có hướng tác động tích cực đến công tác chi NSNN cho giáo dục ở Gò Vấp, khi trích lập quỹ ổn định thu nhập tăng lên 1% thì nó sẽ tác động NSNN chi ra một khoản tương ứng hỗ trợ 24,9% đến việc kiểm soát hiệu quả chi NSNN cho đơn vị sự nghiệp giáo dục ở Gò Vấp. Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị. Hiện nay tại một số đơn vị, mức trích lập quỹ được thực hiện dựa trên đánh giá A B C
51
hằng năm, đây một cách tốt giúp nhà nước khen thưởng những người lao động có công và đồng thời cũng răn đe những người có năng lực yếu kém.
4.3.2.7. Cơ sở hạ tầng
Khi cơ sở hạ tầng giảm đi 1% thì nó cũng tác động tiêu cực đến kiểm soát hiệu quả chi cho NSNN giáo dục giảm 9,1%. Trong những năm gần đây tình trạng thiếu phòng học cho học sinh các cấp luôn là điểm nóng cho xã hội, ở địa phương Gò Vấp trong tình trạng thiếu phòng học luôn diễn ra và luôn có xu hướng tăng theo từng năm. Nguyên nhân chính là do lượng học sinh tăng đột biến và việc đáp ứng nhu cầu cho những đối tượng đó luôn bị hạn chế.
4.3.2.8. Quỹ phát triển sự nghiệp
Khi Quỹ phát triển sự nghiệp giảm 1% thì nó sẽ tác động tiêu cực cho việc chi NSNN cho giáo dục ở địa phương. Theo Nghị đinh số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định Quỹ phát triển sự nghiệp cho rằng dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc,..Tuy nhiên đối với tình trạng hiện nay, việc sử dụng nguồn quỹ này chưa triệt để, nguyên nhân là do cơ quan trực tiếp kiểm soát chưa nắm bắt kỹ văn bản quy phạm pháp luật nhà nước, tình trạng tư lợi sử dụng việc riêng vẫn còn diễn ra ở một số kế toán tại đơn vị giáo dục do đó dẫn đến việc kiểm soát hiệu quả nguồn NSNN đối với nguồn quỹ này không tốt.
4.3.2.9. Lương cơ bản cho giáo viên
Lương cơ bản cho giáo viên được thực hiện dựa trên hệ số lương và lương cơ bản theo Nghị định của Chính phủ. Đây là một trong những khoản chi được NSNN chú trọng nhất, đảm bảo sự công bằng trong việc thanh toán một khoản tương xứng với quá trình lao động của một giáo viên. Tuy nhiên, đây không hẳn là một điều tốt, vì hiện nay NSNN đang chi trả cho một số đối tượng có năng lực yếu kém, trình độ chuyên môn không đáp ứng với nhu cầu đặt ra trong việc tuyển chọn viên chức đầu năm. Do vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy khi lương chi cho giáo viên tăng 1% nó sẽ tác động đến việc giảm chi NSNN là 12,2%, đây là một kết quả đáng phải suy
52
ngẫm và cần có những chính sách hoạch định hợp lý trong công tác tuyển chọn để tránh tình trạng lãng phí, thất thoát NSNN.
53