CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Thực trạng kiểm soát ngân sách nhà nước dành cho đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Gò Vấp
4.2.1. Lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước
Công tác lập dự toán NSNN trong các đơn vị thụ hưởng NSNN tại Quận Gò Vấp đã được thực hiện theo Luật ngân sách năm 2015, Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/12/2016, Thông tư số 342 ngày 30/12/2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định đối với các khoản chi thường xuyên.
Việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN phải tiến hành theo một quy trình từ cơ sở và trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách.
Lập dự toán được tiến hành trong thời gian cố định mỗi năm một lần. Hàng năm, căn cứ vào nguồn ngân sách Thành phố cấp, Phòng Tài chính-Kế hoạch Quận lập dự thảo chi ngân sách căn cứ vào số được phân bổ và nhu cầu thực tế theo từng cơ quan, đơn vị thuộc Quận để tiến hành thông báo cho đơn vị lập dự toán chi tiết.
Được đánh dấu mốc bởi các quy định về kiểm soát tài chính ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách, đó là: Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí kiểm soát hành chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Khoán biên chế hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách tại Nghị định số 130 và Nghị định số 43 của Chính phủ ban hành năm 2005 và 2006. Ở quận Gò Vấp, việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí kiểm soát hành chính đối với cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130 và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43 ở các đơn vị về cơ bản là tốt. Các đơn vị được tự chủ biên chế và khoán chi. Thông qua việc giao dự toán đầu năm, UBND quận giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan kiểm soát hành chính trực thuộc và các
36
đơn vị sự nghiệp. Kết quả lập dự toán chi ngân sách Quận Gò Vấp -Thành phố Hồ Chí Minh theo mục đích và đối tượng chi giai đoạn 2013 - 2017 như trong bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước từ năm 2013 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng thu NSNN 761 868 984 1.086 1.157
Tổng chi NSNN 761 868 984 1.086 1.157
% tổng chi so với tổng thu 100% 100% 100% 100% 100%
1. Chi đầu tư phát triển - 2 63 64 39
2. Chi thường xuyên 761 866 921 1.022 1.118
- Chi sự nghiệp giáo dục 349 395 414 446 516
% chi sự nghiệp giáo dục so tổng chi
thường xuyên 45,9% 45,6% 45% 43,6% 46,2%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Gò Vấp, 2018) Từ Bảng 4.1 trên ta thấy, dự toán tổng chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Gò Vấp tăng dần qua các năm. Tổng chi cơ sở năm 2013 đạt 761 tỷ đồng, năm 2014 là 868 tỷ đồng và đến năm 2017 là 1.157 tỷ đồng tăng 52,04% so với năm 2013. Chi thường xuyên là khoản chi bắt buộc, tăng đều theo các năm, tùy theo quy mô, loại hình giáo dục tại quận, từ hình 4.1 ta thấy rằng chi thnnng xuyên cho sự nghiệp giáo dục cũng tăng dần qua các năm, năm 2013 đạt 349 tỷ đồng và đến năm 2017 là 516 tỷ đồng tăng 47,85% so với năm 2013
Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quận Gò Vấp được quy định về việc phân bổ theo dân số trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi. Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 20% so
37
với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 18%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 82%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 18% (chưa kể nguồn thu học phí).
4.2.2. Chấp hành dự toán cho ngân sách nhà nước
Chấp hành dự toán cho đơn vị sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn này tại phòng Tài chính-Kế hoạch Quận Gò Vấp được kiểm soát theo chu trình ngân sách hay còn gọi là kiểm soát ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:
- Cấp phát các khoản chi thường xuyên - Kiểm soát thường xuyên
- Điều chỉnh dự toán thường xuyên (nếu có)
Việc kiểm soát NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tương đối sát nguồn lực tài chính có thể có được, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải điều chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự toán.
Kiểm soát chấp hành dự toán được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan kiểm soát cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, kiểm soát, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
4.2.3. Kiểm soát quyết toán ngân sách
Kiểm soát quyết toán ngân sách thường xuyên bao gồm hai quá trình, đó là:
Tổ chức lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán.
Quyết toán NSNN có vai trò tổng kết đánh giá lại toàn bộ quá trình thu – chi ngân sách trong năm tài chính. Quyết toán NSNN cho các trường chính là khâu cuối
38
cùng trong quy trình kiểm soát NSNN. Hằng năm, các trường tiến hành gửi báo cáo quyết toán trực tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, Phòng Tài chính – Kế hoạch tiến hành tổng hợp toàn quận và trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận thông qua số liệu quyết toán.
Phòng Tài chính – Kế hoạch tiến hành kiểm tra, xét duyệt quyết toán kinh phí của các trường. Theo Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính thì cơ quan thẩm tra số liệu quyết toán và thông báo quyết toán cho đơn vị giáo dục trực thuộc, kho bạc nhà nước có trách nhiệm xác nhận số kinh phí của đơn vị kiểm soát chi qua kho bạc. Tuy nhiên, trên thực tế cơ chế quyết toán thu chi ngân sách cho các cơ sở giáo dục vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: chi sai mục đích, sai chế độ tại các đơn vị hạch toán cơ sở, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây thất thoát NSNN.
4.2.4. Kiểm soát ngân sách
Ngày 26/11/2015, Bộ Tài chính đã khai trương giao diện mới Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính (http://mof.gov.vn) và Cổng Thông tin điện tử KBNN (http://vst.mof. gov.vn). Tại Gò Vấp chính quyền cũng đã đẩy mạnh tiến độ kiểm soát chi NSNN giáo dục qua hệ thống Kho Bạc tại Gò Vấp, đây cũng là bước đi mạnh dạng của chính quyền cấp cấp tại địa phương cũng như trong sự nghiệp chi NSNN cho giáo dục, đây là nơi nhằm để kiểm soát chặt chẽ cho các bộ phận tài chính trong địa phương. Như vậy, KBNN có trách nhiệm xác nhận số kinh phí của đơn vị kiểm soát chi qua kho bạc. Tuy nhiên, trên thực tế cơ chế quyết toán thu chi ngân sách cho các cơ sở giáo dục vẫn tồn tại nhiều hạn chế .
4.2.5 Quy trình kiểm soát chi NSNN giáo dục ở Gò Vấp
Hình thức chi trả thanh toán NSNN: (1) Đối tượng áp dụng hình thức chi trả theo dự toán từ KBNN gồm: cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức được NSNN giáo dục hỗ trợ kinh phí thường xuyên, hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên. (2) Đối tượng áp dụng chi trả thanh toán bằng hình thức phiếu chi, lệnh chi, ủy nhiệm chi các tổ chức kinh tế xã hội không có quan hệ
39
thướng xuyên với NSNN, chi trả nợ viện trợ, chi bổ sung từ ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính.
- Trường hợp cấp tạm ứng:
Bao gồm những khoản sau:
+ Chi hành chính.
+ Tạm ứng chi mua sắm tài sản, sửa chữa xây dựng nhỏ chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng đã ký kết.
Tùy thuộc vào tính chất của từng khoản chi theo đề xuất của đơn vị giáo dục, cơ quan thẩm quyền sẽ phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt mức cấp tạm ứng. Tuy nhiên mức cấp tạm ứng tối đa không vượt quá dự toán và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo từng khoản mục chi.
(1) Đơn vị sử dụng NS lập tờ trình, trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
(2) Tiến hành mở cuộc họp thống nhất mức chi (3) Tiến hành cấp kinh phí thong qua Kho Bạc.
- Trường hợp cấp thanh toán:
+ Lương, phụ cấp lương, tăng thêm thu nhập cá nhân + Sinh hoạt phí.
Mức cấp phát thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chi theo đề nghị của đơn vị giáo dục sử dụng kinh phí. Mức cấp kinh phí tối đa không vượt quá phạm vi dự toán NSNN được duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền (bao gồm cả chi tạm ứng chưa được thu hồi).
40