CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước
2.2.2. Nghiên cứu của nước ngoài
Nghiên cứu của Oundo (2017), “Factors influencing the effectiveness of program based budgeting in the Kenyan public sector” cho rằng ngân sách theo khoản mục (line item budgets) là phương pháp chủ yếu để công khai ngân sách của
16
Chính phủ, các nhà hoạch định NS cho rằng việc áp dụng NS theo khoản mục sẽ giúp cho các cơ quan công tự chịu trách nhiệm về những khoản chi của họ mà không phải là những gì đạt được từ những khoản chi và do đó khuyến nghị áp dụng Chương trình NS cơ bản. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả dựa trên chương trình NS của khu vực công Kenya.
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thực hiện tại 51 cơ quan ngang bộ Chính phủ, các ban ngành và 102 câu trả lời từ người được khảo sát dựa trên bảng câu hỏi trong quá trình thu thập dữ liệu. Tác giả sử dụng phương pháp Pilot, để đánh giá công cụ và quy trình thu thập dữ liệu nhằm tăng độ đáng tin cậy, tác giả thực hiện trước kiểm tra pre-test và số lượng người được khảo sát là các cán bộ về ngân sách. Kết quả của bài nghiên cứu này chỉ ra rằng cơ cấu tổ chức, tính minh bạch và năng lực của nhân viên có liên quan rất lớn đến hiệu quả ngân sách
2.2.2.2. Nghiên cứu của Kasim (2016)
Nghiên cứu của Kasim (2016). “Effect of public expenditure management on accountability and development in Nigeria” cho rằng quản lý chi tiêu công là một công cụ chính của chính sách kinh tế, ba mục tiêu cần đạt được đó là: kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động, ba mục tiêu này được đưa ra nhằm thúc đẩy kiểm soát chi, ưu tiên phân bổ ngân sách và quản lý tốt cơ chế vận hành.
Bài báo cũng khẳng định rằng quản lý chi tiêu công là chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Phương pháp thực hiện bài nghiên cứu này là tiến hành thu thập và phân tích số liệu. Bài nghiên cứu này kết luận rằng duy trì chế độ quản lý chi tiêu công ở tất cả các cấp của chính phủ Nigeria là điều kiện tất yếu để cải thiện kết quả ngân sách .
2.2.2.3. Nghiên cứu của Wang’ombe và Kibati (2016)
Nghiên cứu của Wang’ombe và Kibati (2016),“Analysis of financial management practices on effective use of public funds in the county Government of Nakuru, Kenya” cho rằng Chính quyền ở quận Nakuru là một trong những quận có vấn đề về việc quản lý quỹ công kém, đặc trưng là chi thường xuyên cao và chi phát triển thấp, nghiên cứu này cung cấp một bằng chứng thực tiễn rằng quản lý tài chính
17
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các quỹ công. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là phân tích việc thực hiện quản lý tài chính lên việc sử dụng hiệu quả các quỹ công trong chính quyền quận Naruku, Kenya. Bài nghiên cứu này được tiến hành tại Kho bạc thuộc chính phủ quận Naruku nhắm vào 293 nhân viên quản lý tài chính. Một mẫu gồm 74 nhân viên được lựa chọn để tham gia nghiên cứu sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên từ tổng mẫu trên. Dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và được phân tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả và suy luận. Nghiên cứu cho kết luận rằng các hoạt động tài chính trong chính quyền chịu trách nhiệm cho việc sử dụng quỹ, nghiên cứu cũng kiến nghị Chính phủ quận cũng như KB quốc gia nên tăng cường giám sát và kiểm soát nội bộ.
2.2.2.4. Nghiên cứu của Kamunge (2016)
Nghiên cứu của Kamunge (2017),“Survey of budgeting control practices in management of secondary school: Case of Meru North Region Kenya” cho rằng quản lý tài chính tốt là nền tảng cho sự thành công của các tổ chức công và tư nhân trên toàn cầu, nhiều đơn vị sử dụng NS chủ yếu như một công cụ kiểm soát nội bộ nhằm phân bổ nguồn lực hiệu quả. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đưa ra việc ảnh hưởng của kiểm soát NS lên trường cấp hai tại vùng Meru North ở Kenya. Mẫu nghiên cứu được tiến hành từ 160 trường trung học ở Vùng Meru North, từ đó tác giả chọn ra ngẫu nhiên 75 trường. Trong các trường được chọn ngẫu nhiên đó, mỗi trường tác giả sẽ chọn ra 2 đối tượng khảo sát bất kỳ, do đó tổng mẫu nghiên về số lượng người được khảo sát là 150 người, tác giả sử dụng bảng câu hỏi với cấu trúc nửa đóng và nửa mở để tiến hành thu thập dữ liệu, nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng để bổ sung cho dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi. Thống kê suy luận được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu và định tính bằng phân tích nội dung, phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để xác định mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến, phân tích hồi quy được sử dụng để xác định mức độ kiểm soát NS ảnh hưởng đến việc quản lý các tổ chức giáo dục tại vùng Meru North ở Kenya. Nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn 65,15% trường học ở vùng Meru North xem lại ngân sách sau từ 1 đến 5 năm, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có đối
18
tượng nào trong NS trong khi kết quả được liên kết với các chương trình và hoạt động của trường. Về đánh giá tác động của việc đánh giá kiểm soát NS lên các trường trung học, nghiên cứu cho thấy các trường có liên quan đến tất cả đối tượng trong việc quyết định và quản lý NS của các trường và đạt sự đồng thuận của người được khảo sát là 44%.
2.2.2.5. Nghiên cứu của Muthanga và Odipo (2017)
Nghiên cứu của Muthanga và Odipo (2017),“The effect of accounting practices on management of funds in public Secondary Schools in Nairobi County”
cho rằng đầu tư vào giáo dục là một trong những cơ chế giảm nghèo hiệu quả, tăng cường phát triển kinh tế và thúc đầy nhân quyền. Mục tiêu của bài nghên cứu này là xác định hiệu quả hoạt động của công tác kế toán lên việc kiểm soát quỹ tại các trường trung học công lập ở hạt Nairobi. Bài nghiên cứu này thong qua thiết kế nghiên cứu mô tả và sử dụng dữ liệu chính được thu thập từ bảng hõi với thang đo Likert năm điểm trên cac tham số của từng biến, nghiên cứu tiến hành điều tra dân số về 60 trường công tại hạt Nairobi, dữ liệu được phân tích mô tả và phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa thực hành kế toán và kiểm soát quỹ tại các trường trung học công tại hạt Nairobi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa việc giữ sổ sách và kiểm soát quỹ tại các trường trung học công lập, ngoài ra nghiên cứu cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa việc thực hiện kế toán trện phần mềm mày vi tính và kiểm soát quỹ tại các trường trung học công và nghiên cứu cũng thể hiện một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa ngân sách và kiểm soát quỹ tại các trường công.
2.2.2.6. Nghiên cứu của Ntsele (2014)
Nghiên cứu của Ntsele (2014),“Accountability and transparency in managing school finance at primary schools in Johannesburg South” cho rằng các trường và cơ quan quản lý tài chính cấp trên có trách nhiệm lớn, bao gồm cả việc kiểm soát quỹ từ sở tỉnh tương ứng, thiết lập và quản lý học phí, dự toán ngân sách cũng như gây thêm quỹ bổ sung nhăm tăng tăng thu NS. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định tính minh bạch của hiệu trưởng và SGBs trong việc quản lý các trường
19
công lập về Tài chính, đặc biệt một số trường tiểu học ở Nam Johannesburg. Bài nghiên cứu của tác giả sử dụng lấy mẫu có mục đích để lựa chọn mẫu các trường, mẫu được chọn là các trường tiểu học có ít tài trợ hơn, tác giả cố ý chọn 4 trường tiểu học công lập vì nó có sự tương dồng về cơ sở hạ tầng, cơ quan quản lý của các trường này đa dạng, những trường này cùng một quận vừa có thể tiết kiệm thời gian và cả vấn đề giao thông được tốt hơn, phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính này của tác giả bao gồm như: quan sát, phỏng vấn bán cấu trúc, tài liệu và công cụ tác nghiệp, các thiết bị điện tử đã được cài đặt hoặc được tạo bởi người tham gia theo yêu cầu của nhà nghiên cứu, tiến hành thu thập dữ liệu tam giác từ nhiều nguồn khác nhau được thực hiện khi viếng thăm trường, qua các cuộc phỏng vấn với những người tham gia và phân tích dữ liệu. Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy rằng về trách nhiệm và minh bạch ở hầu hết các trường tác giả nghiên cứu đều gặp thách thức, nguyên nhân thách thức này là việc các trường này không được đào tạo về các kiểm soát tài chính, điều này đã tác động tiêu cực đến SGBs trong việc thực hiện nhiệm vụ tài chính một cách hiệu quả.
2.2.2.7. Nghiên cứu của Maina (2016)
Nghiên cứu của Maina (2016),“Factors influencing financial control in public secondary schools in Naruku county, Kenya” cho rằng tài chính cần phải được kiểm soát hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên, một thách thức xảy ra là những học sinh ở đây thường xuyên đối mặt với vấn đề học phí tăng cao. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố ảnh hường đến kiểm soát tài chính tại các trường trung học công lập quận Nakuru, đặc biệt là kiểm soát tài chính lên quản lý tài chính. Nghiên cứu thông qua một thiết kế khảo sát cắt ngang, nghiên cứu tập trung vào người đứng đầu và cơ quan quản lý cấp trên của các trường trung học ở Kenya, số người tiếp cận là 172 hiệu trường và 172 người thuộc cơ quan quản lý cấp trên, sau đó tác giả lựa chọn ngẫu nhiên từ tổng số người tiếp cận trên là 78 đối tượng, tác giả thiết lập bảng hỏi để khảo sát và sử dụng hệ số Cronbach alpha để tăng độ tin cậy nhằm thể hiện tính hợp lệ của nội dung bảng hỏi, sau đó tiến hành theo phân tích thống kê mô
20
tả và suy luận. Nghiên cứu cho thấy kiểm soát tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến quản lý tài chính.
2.2.2.8. Nghiên cứu của Motsamal và cộng sự (2011)
Nghiên cứu của Motsamal và cộng sự (2011),“Policy and practice:
Finnancial management in schools in the mafeteng district of Lesotho” cho rằng năng lực trong công tác kiểm soát chính là mối quan tâm hàng đầu tại các trường cấp 2 và cấp 3 ở quận Lesotho. Mục tiêu của bài nghiên cứu này, tác giả sẽ thông qua những cuộc điều tra khảo sát để báo cáo về công tác kiểm soát của hiệu trưởng tại những trường này. Nghiên cứu được thực hiện theo định tính tiến hành phỏng vấn chuyên sâu tai các hiệu trưởng các trường trung học cơ sở và phổ thông trong tháng 9 và tháng 10 năm 2009. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng có một sự thiếu hụt trong cung cách kiểm soát như: thứ nhất, khác biệt giữa chính sách và lý thuyết tài chính. Thứ hai, mặc dù có các tài liệu chính sách, hướng dẫn của cơ quan cấp trên nhưng vẫn bị một vấn nạn tồn tại là thình trạng học phí, vẫn còn thiếu hụt tài chính hỗ trợ cho họat động này. Thứ ba, việc kiểm soát trong công tác tài chính đối với thành phần lãnh đạo chưa đạt yêu cầu. Phát hiện của nghiên cứu này cũng bác bỏ lập luận trước đó là việc cho rằng tồn tại của chính sách sẽ tác động tốt đến việc kiểm soát hiệu quả nguồn tài chính tại các trường ở quận Lesotho.
2.2.2.9. Nghiên cứu của Oche (2009)
Nghiên cứu của Oche (2009),“Financial management pratictices of secondary school principals in Bnue state” cho rằng công tác kiểm soát tài chính ở tiểu bang Benue đang trở thành vấn đề nhạy cảm, trong những năm qua vì việc mong muốn thỏa mãn nhu cầu tối đa của công chúng và Chính phủ thông qua việc tăng cung kinh phí để đáp ứng các chương trỉnh của nhà trường. Mục tiêu của bài nghiên cứu:
Tìm hiểu các nguồn tài trợ cho các trường trung học ở tiểu bang Benue, xác định các quy trình thực hiện dự toán bởi các hiệu trường, tìm hiểu các nhân tố ảnh hường đến kiểm soát tài chính, thiết lập làm thế nảo để kiểm soát nguồn quỹ bởi các hiệu trường. Bài nghiên cứu bao gồm 312 trung học cơ sở mức độ thường và 312 trường trung học cơ sở thuộc cao cấp, phạm vị nội dung tập trung vào nguồn tại trợ cho các
21
trường trung học này, công tác kiểm soát của hiệu trường, yếu tố tác động đến kiểm soát tài chính, công tác tăng cường tạo doanh thu, kiểm soát tài chính và kế toán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một số yếu tố chống lại kiểm soát tài chính như nhân viên ma (Ghost worker: nhân viên không có năng lực), giải ngân quỹ chưa kịp thời, thiếu đào tạo và thường chưa quan tâm đến kiểm soát nội bộ.
2.2.2.10. Nghiên cứu của Miriti và Moses (2014)
Nghiên cứu của Miriti và Moses (2014),“Financial management: Training needs of public secondary school principals in Machakos County, Kenya” cho rằng nên cần có một cuộc tập huấn để nâng cao trình độ kiểm soát của hiệu trường tại các trường học ở hạt Machakos. Mục tiêu của bài nghiên cứu là thông qua kết quả đạt được để đề xuất các nội dung nhằm phát triển chương trình đào tạo hiệu quả nhằm nâng cao trình độ kiểm soát của hiệu trưởng. Nghiên cứu lấy mẫu từ 16 hiệu trưởng trường trung học tại tiểu khu Masinga của hạt Machakos trong năm học 2013-2014. Kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn để thu thập dữ liệu và dung phương pháp hỗn hợp để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy rằng nhiều hiệu trường các trường học vẫn còn gặp trở ngại trong việc kiểm soát tài chính và cuộc tập huấn dành cho các hiệu trường này chưa được hiệu quả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các hiệu trưởng thiếu động lực và không đủ thời gian để tham gia tập huấn.
2.2.2.11. Nghiên cứu của Mpolokeng (2011)
Nghiên cứu của Mpolokeng (2011),“The effectiveness of financial control in schools in the Lejweleputswa education District” cho rằng kiểm soát tài chính là nền tảng cho việc sử dụng tài chính hiệu quả, nếu hiệu trường và chủ tịch SCB được đào tạo tốt về vai trò và trách nhiệm trong công tác kiểm soát, họ sẽ giải quyết tốt các vấn đề tài chính của trường học. Mục tiêu cùa nghiên cứu là xác định các bản chất của kiểm soát tài chính, nghiên cứu tác động của các chính sách liên quan, xác định mức độ của các vấn đề có thể xảy ra mà các trường thường mắc phải và xác định các giải pháp khả thi cho việc kiểm soát không hiệu quả ở các trường. Mẫu nghiên cứu này bao gồm 20 hiệu trường và 20 chủ tịch SCB, sử dụng bảng hỏi để
22
thu thập dữ liệu. Kết quả cho thấy rằng hiệu trường và các chủ tịch SC đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tài chính nhưng kỹ năng kiểm soát vẫn còn thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề tài chính khác phát sinh
2.2.2.12. Nghiên cứu của Griesel (2011)
Nghiên cứu của Griesel (2011),“The teaching of financial control principles to school leaders in disadvantaged shools” cho rằng nền giáo dục ở Nam Phi đang trải qua một cuộc khủng hoảng, những ngôi trường này thường xuyên tồn tại những mặt không tốt như vấn đề quản lý tài sản chưa trung thực, công cụ dụng cụ hỗ trợ cho các năm học mới chưa được đáp ứng đầy đủ, quan trọng hơn là vấn đề về trính độ kiểm soát của cấp lãnh đạo chưa được đào tạo tốt. Mục tiêu của bài nghiên cứu là xác định những khóa học này sẽ mang lại lợi ich gì cho những người tham gia, nói cách khác tác giả muốn tìm hiểu cách thiết kế một khóa học về kiểm soát tài chính để người tham gia sẽ được trang bị kiến thức về thực tiễn tài chính tại các trường nơi họ quản lý nhằm cải thiện tình trạng chung của các trường này. Nghiên cứu được thực hiện trong mô hình lý thuyết diễn giải và phê bình, phương pháp thực hiện là định tính, trọng tâm của nghiên cứu là hai nhóm lãnh đạo của trường tham gia chứng chỉ nâng cao về giáo dục, dữ liệu được thu thập theo nhiều cách khác nhau bao gồm tập viết của sinh viên, thảo luận trên lớp, phỏng vấn cá nhân và phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy rằng việc kiểm soát nên tập trung vào nguyên tắc kế toán cơ bản, nhưng mặt khác lại không đóng góp cần thiết cho việc soạn thảo báo cáo tài chính