Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hiệu quả chi ngân sách nhà nước (Trang 33 - 41)

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong nghiên cứu này tác giả dựa vào nghiên cứu của Kamunge (2016) đề từ đó tác giả đưa ra mô hình dự kiến như sau:

Trong đó các biến được đưa vào mô hình trong nghiên cứu gồm có một biến phụ thuộc và 19 biến độc lập:

YKSHQ: Biến phụ thuộc, kiểm soát hiệu quả chi NSNN Biến YKSHQ: Kiểm soát hiệu quả chi NSNN

23

Gilbert (2015) cho rằng: “Kiểm soát ngân sách chiếm một vị trí quan trọng trong số các kỹ thuật được sử dụng trong chức năng tạo lập kế hoạch và kiểm soát nguồn tài chính của tổ chức”. Như vậy kiểm soát NSNN có hiệu quả được hiểu là việc hoạch định các chiến lược trong quá trình thực hiện nguồn NSNN thông qua việc thiết lập các cơ chế kiểm soát chặc chẽ, bám sát vào văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước, giúp cho việc NSNN khi ban hành nguồn tài chính xuống cho đơn vị thụ hưởng sẽ không gây ra việc thất thoát, lãng phí nguồn NSNN, quán triệt các đơn vị thụ hưởng sử dụng tối đa triệt để nguồn NSNN.

Biến YKSHQ tác giả tính dựa trên bảng khảo sát các biến sơ cấp của tác giả. Tác giả tiến hành thực hiện theo công thức: YKSHQ = (KSHQ1 + KSHQ2 + KSHQ3 + KSHQ4)/4

Biến thứ cấp Biến X1: Tiền thưởng

Đây là khoản mà Nhà nước trợ cấp để khuyến khích tinh thần làm việc của giáo viên, thông qua mức thưởng, giáo viên có thể phát huy hết tối đa khả năng làm việc sáng tạo, giúp ích cho Nhà nước trong việc phát triển chất lượng giáo dục.

Biến X2: Các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội)

Theo World Bank (2012) thì “Bảo hiểm xã hội bao gồm lương hưu và trợ cấp ngắn hạn (bao gồm thai sản và hỗ trợ cho sự thay đổi thu nhập trong trường hợp sinh con, nghỉ ốm ,thất nghiệp, tai nạn lao động, người già, người tàn tật và đủ sống)

Theo quan niệm của BHXH Việt Nam: BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già và chết. Đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các thân nhân trong gia đình người lao động, để góp phần ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ, góp phần an toàn xã hội. Quan niệm trên đây đã phản ánh đầy đủ hai mặt của BHXH là mặt kinh tế và xã hội, thể hiện bản chất BHXH.

24

Biến X3: Thanh toán cá nhân

Nhà nước chi trả tiền ăn, tiền sinh hoạt cho giáo viên tham gia vào các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiêp vụ chuyên môn tại các đơn vị trường học trong và ngoài nước, chênh lệch thu nhập thực tế so với ngạch bậc, chức vụ,…

Biến X4: Cơ sở hạ tầng

Nhà trước ưu tiên bố trí các công cụ, phòng học hỗ trợ các công tác giảng dạy, kinh phí này được thực hiện dựa trên sự thay đổi hằng năm để phù hợp với thực tế, ngoài ra còn căn cứ vào số lượng giáo viên tăng hằng năm.

Biến X5: Quỹ phát triển sự nghiệp

Theo Nghị đinh số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định Quỹ phát triển sự nghiệp cho rằng dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc,..Theo quy định của NSNN quỹ phát triển sự nghiệp không được trích quá 25%

trong tiết kiệm nguồn NSNN. Đây là nguồn quỹ được Nhà nước hỗ trợ cho đơn vị phòng trường hợp đột xuất, khác phục kịp thời khó khăn trước mắt.

Biến X6: Quỹ phúc lợi

Ngoài BHXH, quỹ phúc lợi đóng vai trò như là một nguồn tăng thu nhập cho CB-CNV nhà trường, nguồn quỹ này được thực hiện dựa theo quy định của thủ trưởng đơn vị trên mức phần trăm, theo quy định của Nhà nước, nguồn quỹ này khi trích không được quá 10% nguồn tiết kiệm NS.

Biến X7: Công tác phí

Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 vế quy định công tác phí, chế độ hội nghị định nghĩa: “Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có). Thời gian được hưởng công tác phí là thời gian công tác thực tế theo văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc giấy mời tham gia đoàn công tác (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết theo lịch trình công tác, thời gian đi đường”. Chế độ công

25

tác phí sẽ tùy theo mức xây dựng của từng đơn vị được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ theo chức vụ, tính chất và lĩnh vực của công việc.

Biến X8: Chi phí thuê mướn

Chi cho việc thuê giảng viên bồi dưỡng cho người lao động tại đơn vị, thuê phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động tài nhà trường. Được xây dựng theo % trong quy chế chi tiêu nội bộ

Biến X9: Sửa chữa cơ sở hạ tầng

Chi cho các sửa chữa Nhà cửa, thiết bị PCCC, TB tin học, máy bơm nước, phần mềm máy tính,…. được quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị.

Biến X10: Chi phí phục vụ chuyên môn

Chi cho mua sắm hàng hóa, vật dụng chuyên môn, chi photo, in ấn tài liệu, đồng phục giáo viên, bảo hộ lao động, sách tài liệu hộ trợ chuyên môn,…

Biến X11: Chi phí khác

Chi chênh lệch tỷ giá, khác phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thưởng và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiếp khách, bảo hiểm tài sản,…

Biến X12: Lương

Thế giới hiện nay đang đối mặt với vấn đề gia tăng dân số gây áp lực lên nhu cầu hàng hóa và dịch vụ công (IEA, 2014; Okech và Lelegwe, 2015). Trong số những dịch vụ mà Chính phủ yêu cầu cung cấp bao gồm các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, an ninh, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác (IEA, 2014). Để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ có hiệu quả, Chính phủ cần phải huy động một nguồn nguồn nhân lực để đáp ứng những điều đó. Mặt khác, để hỗ trợ tinh thần, khuyến khích lao động làm việc, Chính phủ cần phải dành một số tiền tương ứng (hay còn gọi là thù lao hoặc lương) tùy theo trỉnh độ mà chi trả cho người lao động. Nguồn kinh phí để thực hiện, Chính phủ tiến hành trích một tỳ lệ đáng kể trong doanh thu công dành cho người lao động, phần nhỏ còn lại để dành cho chi tiêu phát triển (Omolo, 2013; KIPPRA, 2013; IEA, 2013). Gok (2014) cho rằng tỷ lệ phần trăm trong doanh thu công đó được dùng để chi lương nhằm góp phần tạo ra các nguồn nhân lực để ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

26

Như vậy, tùy theo tính chất và quy định của mỗi quốc gia mà tiền lương cho người lao động được xây dựng khác nhau. Tại Việt Nam, lương chi trả cho CB CNVC được tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương.

Biến X13: Quỹ ổn định thu nhập

Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động được tính dựa theo quy định của thủ trưởng tại cơ quan làm việc. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị. Hiện nay tại một số đơn vị, mức trích lập quỹ được thực hiện dựa trên đánh giá A B C hằng năm,

Biến sơ cấp

Biến X14: Cơ chế chính sách (dựa theo bảng khảo sát)

Cơ chế chính sách được tác giả đánh giá dựa trên bảng khảo sát về chế độ chính sách hiện nay sẽ tác động như thế nào giúp cải thiện thiện tình hình kiểm sót nguồn NSNN

Biến X15: Động lực thu hút giáo viên

Biến động lực thu hút giáo viên được tác giả đánh giá dựa trên tình trạng thực tế hiện nay vì đây là nguyên nhân dẫn đến việc tăng lượng giáo viên hằng năm, biến này được tác giả khảo sát sẽ dưa trên sự đánh giá khách quan của các cán bộ công tác tại trường thông qua lương, các khoàn tăng thu và khoản chi kích thích giao viên làm việc.

Biến X16: Tính minh bạch trong công tác kiểm soát

Wang’ombe và Kibati (2016) nhận định Kiểm soát hiệu quả cần tập trung vào tính minh bạch, hài hòa cả về mặt trách nhiệm và phương pháp. Minh bạch là một biểu hiện của nguyên tắc đòi hỏi chính phủ phải chịu trách nhiệm trước công chúng.

Ntsele (2014) cho rằng, trách nhiệm công khai và minh bạch trong công tác tài chính được thực hiện bởi các trường công lập để đảm bảo tài chính tại các trường này được kiểm soát hiệu quả.

Oundo (2017) cho rằng một ngân sách minh bạch là một NS có sự tham gia của công dân trong suốt quá trình thực hiện. Ngày nay, đây là một yêu cầu trước

27

trong quy trình lập NS với sự tham gia của công chúng. Để thể hiện tinh thần trách nhiệm, cần có một cơ chế kiểm soát tốt đòi hỏi việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời.

Bài nghiên cứu của tác giả tiến hành nghiên cứu biến minh bạch dựa trên cuộc khảo sát về công tác công khai, đánh giá mức độ đạo đức và trình độ kiểm soát của người quản lý.

Biến X17: Khả năng kiểm soát

Horngren (2002) cho rằng để kiểm soát thành công, các nhân viên tại các doanh nghiệp cần trang bị các chuyên môn đầy đủ để xử lý thủ tục kiểm soát.

Khả năng kiểm soát NSNN được tác giả khảo sát dựa trên các tiêu chí tác động gián tiếp đến việc kiểm soát NSNN như yếu tố đạo đức, những sáng tạo trong công tác nhằm cải thiện kiểm soát NSNN, nhận định của người được khảo sát để hạn chế thất thoát NSNN,..

Biến X18: Trình độ cán bộ kiểm soát NSNN

Trình độ cán bộ kiểm soát nguồn NSNN được khảo sát dựa trên đánh giá chung của cán bộ về việc tuyển chọn cán bộ phải có chuyên môn như thế nào để phù hợp với công tác kiểm soát, nhận định của người được khảo sát về cách nâng cao trình độ chuyên môn của người kiểm soát NSNN.

Biến X19: Chủ trương, chính sách của Đảng – Nhà nước

Theo World bank (1998), kiểm soát NS Chính phủ thường theo chu kỳ hằng năm và cần nhiều thời gian vì các quyết định về chính sách có ý nghĩ kinh tế. Chính sách đề cập đề cập đến vấn đề Chính phủ sẽ thông qua đó để đưa ra các quyết định liên quan đến thuế, chi tiêu công cà nợ công cho các mục tiêu cụ thể (Gupta, 2013).

Oundo (2017) cho rằng Chính phủ sẽ thông qua các chính sách nhằm cố gắng duy trì nền kinh tế bằng cách phân bổ nguồn lực theo ưu tiên của các quốc gia đảm bảo công bằng xã hội cho công dân.

Chủ trương về chính sách Nhà nước về nâng cao NSNN được tác giả khảo sát dựa trên nhận định của người khảo sát về kiến nghị, đóng góp cho cơ chế Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nguồn NSNN

28

Bảng 2.4. Tên các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu

STT Ký hiệu

biến số Tên biến số Kỳ vọng

dấu

1 X1 Tiền thưởng -

2 X2 Các khoản đóng góp -

3 X3 Thanh toán cá nhân -

4 X4 Cơ sở hạ tầng -

5 X5 Quỹ phát triển sự nghiệp -

6 X6 Phúc lợi +

7 X7 Công tác phí -

8 X8 Chi phí thuê mướn -

9 X9 Sửa chữa tài sản duy tu cơ sở hạ tầng -

10 X10 Chi phí PVCM -

11 X11 Chi khác -

12 X12 Lương cán bộ -

13 X13 Ổn định thu nhập +

14 X14 Cơ chế chính sách -

15 X15 Động lực thu hút giáo viên +

16 X16 Tính minh bạch trong kiểm soát +

17 X17 Khả năng kiểm soát nguồn NSNN +

18 X18 Trình độ cán bộ kiểm soát +

19 X19 Chủ trương, chính sách của Đảng – Nhà nước - (Nguồn: Tác giả, 2018)

Sau khi đã tìm hiểu kỹ các biến từ các nghiên cứu trước và có kỳ vọng dấu như bảng 2.4, và từ đó tác giả đưa ra phương trình nghiên cứu như sau:

0 1 1 2 2 3 3 ... 19 19

YKSHQ     X   X   X    X  

29

Tóm tắt chương 2: Trong phần chương 2 này, tác giả đã nêu được khái quát lý thuyết về Kiểm soát NSNN. Tác giả cũng đã nghiên cứu từ những bài nghiên cứu trước của các tác giả khác trên thế giới và đưa ra mô hình dự kiến trong nghiên cứu này. Đây là bước nền tảng để từ đó tác giả tìm mẫu kết hợp xử lý trong nghiên cứu, vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3

30

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hiệu quả chi ngân sách nhà nước (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)