CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH HÀ TỈNH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biển huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH HÀ TỈNH

Nhóm đất cát biển tỉnh Hà Tĩnh có diện tích 36.237 ha, chiếm 5,98% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố tại các khu vực có độ dốc từ 00đến 30, trên 30 loại đất này hoàn toàn vắng mặt, tập trung tại 5 huyện ven biển: Thạch Hà, Nghi Xuân, Can Lộc, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.

- Thành phần cơ giới: nhẹ từ trên mặt xuống tầng giới phẫu diện, về cơ bản là cát trong đó cát mịn là thành phần chiếm ưu thế nhất (71 – 94%), limon và sét chiếm dưới 30% phân lớp rõ có nơi còn lẫn vỏ sò, hến…

Đối với đất cồn cát thường thô và nghèo dinh dưỡng hơn so với các loại đất cát khác, tỷ lệ cát thô từ 33 – 34%, sét vật lý từ 4 – 5%.

Sự thay đổi các cấp hạt trong đất cát phụ thuộc vào vị trí của chúng so với biển + Tỷ trọng của đất cát là 2,6 – 2,7;

+ Độ xốp khoảng 35 – 40%;

+ Đất thường phản ứng chua đến ít chua pHkcl < 5.0 ở tất cả các tầng đất.

- Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của đất cát biển phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất, phụ thuộc vào quá trình phong hóa và thảm thực vật tự nhiên ngoài ra còn phụ thuộc vào sự tác động của con người. Nhìn chung rất phức tạp.

+ Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đất nghèo (0,59-1,25%) càng xuống tầng dưới càng giảm, đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình càng xuống sâu càng giảm.

+ Lượng cation kiềm trao đổi thấp, tỷ số Ca++/Mg++>1.0 chứng tỏ canxi trao đổi chất kém hơn Magie.

+ Dung tích hấp thu (CEC) thấp: 3.05meq/100g đất ở tầng mặt, chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N<5).

+ Một số chất hữu cơ khác: Nito: 0.04-0.08, P2O5: 0,01-0,03, mùn: 0,5-2,6%.

Đất cát biển Hà Tĩnh từ hơi chua đến chua, mùn đạm nghèo, hàm lượng các chất hữu cơ đều thấp, đặc biệt là nghèo lân.

Qua kết quả điều tra, đánh giá, phân tích thì dải ven biển Hà Tĩnh có 5 loại sử dụng đất đai chính như sau:

1- Lúa nước 2- Lúa màu 3- Chuyên màu

4- Kết hợp nông lâm trong rừng ngập mặn 5- Nuôi trồng thủy sản

Sử dụng đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh chủ yếu thành 3 vụ chính là Đông Xuân, vụ Mùa và Hè Thu.

Sản xuất vụ Hè Thu - Mùa: thường trồng lúa Hè Thu, Lúa Mùa: tập trung tại các huyện Nghi Xuân: 581ha, Lộc Hà: 434ha, Kỳ Anh 374ha. Lạc Hè thu có diện tích khá lớn ở các huyện như: Kỳ Anh, Can Lộc.

+ Cây vừng trồng ở các huyện có diện tích gieo trỉa lớn như: Lộc Hà: 269ha, Kỳ Anh: 344ha, Nghi Xuân: 302ha, Cẩm Xuyên: 184ha.

+ Cây khoai lang: các huyện có diện tích khá lớn như: Kỳ Anh: 212ha, Nghi Xuân 188ha, Can Lộc 164ha.

Sản xuất vụ Hè Thu thường diễn ra trong điều kiện thời vụ gieo trồng không thuận lợi. Thời tiết đầu vụ nắng nóng gây hạn cục bộ ở một số địa phương như Kỳ Anh, Can Lộc,... Giai đoạn lúa trổ nhiệt độ cao, gió tây nam mạnh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của cây lúa, giai đoạn lúa chín nếu có mưa lớn có thể gây ngập, mùa vụ này thường dẫn đến sản phẩm đầu ra thấp, chi phí chăm sóc cao.

Sản xuất vụ Đông Xuân: thường trồng lúa Đông Xuân ở các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên,…

+ Lạc Đông Xuân: các huyện có diện tích trồng lạc lớn như: Kỳ Anh: 2.858ha;

Nghi Xuân: 2.049ha.

Và các cây trồng màu khác như vừng, ngô; sắn trồng ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên;

Vụ Đông Xuân triển khai trong điều kiện thời tiết nhiều thời điểm rét nhất trong năm, số giờ nắng ít hơn nhiều, lượng mưa trung bình cao. Do đó, mỗi vụ mùa cần có những biện pháp cụ thể để đối phó với thời tiết khắc nghiệt như gieo cấy lại kịp thời nếu mạ chết vì rét, hay các biện pháp chống chọi rét của vụ. Ngoài ra, còn trồng một số cây lâu năm như: chè, cao su, cây ăn quả (cam, bưởi).

Lâm nghiệp trong vùng nghiên cứu gồm: khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng tập trung trong đó bao gồm rừng phòng hộ đặc dụng và rừng sản xuất.

Nuôi trồng thủy sản năm 2016, đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở nuôi tôm đầu tư phát triển nuôi tôm trong ao đất lót bạt, cải tiến kỹ thuật trong nuôi tôm như: xây dựng nhà ươm tôm, tăng cường hệ thống sục oxy đáy cho nuôi tôm công nghệ cao trên cát, nuôi tôm trong ao đất lót bạt...; xây dựng các mô hình điểm về nuôi tôm trong ao đất có sử dụng quạt nước, mật độ 30 - 40 con/m2 theo hướng bền vững;

diện tích nuôi tôm trên cát, nuôi thâm canh, công nghệ cao đạt khá.

Công tác thu hút, xúc tiến đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản đạt được một số kết quả khá tốt như: Công ty Thông Thuận (Bình Thuận) đầu tư phát triển giống tôm đạt gần 60 triệu con, đang tiếp tục triển khai các dự án nuôi tôm trên cát tại Cẩm Xuyên 250ha; trại tôm Cương Gián; hạ tầng các vùng nuôi tôm trên cát theo quy hoạch chi tiết cũng đang được đầu tư xây dựng.

Hiệu quả các mô hình sản xuất đều cho hiệu quả kinh tế cao nhất là các mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi trên cát; nuôi tôm trong ao đất mật độ 30 - 40 con/m2 có quạt nước theo hướng bền vững; nuôi cá lồng bè trên sông,…[Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2015-2016].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biển huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)