Hiện trạng sử dụng các loại đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biển huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. QUY MÔ PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐẤT CÁT

3.2.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của vùng nghiên cứu là 5840,15 ha, chiếm 16,5% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó: Diện tích đất đã đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau là 5058,24 ha, chiếm 86,61% trong tổng diện tích tự nhiên của vùng; diện tích đất chưa đưa vào sử dụng là 781,91 ha, chiếm 13,39

%. Với dân số toàn vùng nghiên cứu là 19.211, nên diện tích đất đã sử dụng tính trên đầu người là 0,26 ha/người. Cụ thể được thể hiện qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 như sau:

Bng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu tính đến 01/01/2017

Thứ tự LOẠI ĐẤT Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Bình quân (ha/người) Tổng diện tích đất tự nhiên 5840,15 100,00 0,30

1 Nhóm đất nông nghiệp 3605,09 61,73 0,19

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2403,15 41,15 0,13

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1737,39 29,75 0,09

1.1.1.1 Đất trồng lúa 1149,56 19,68 0,06

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 587,83 10,07 0,03

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 665,76 11,40 0,03

1.2 Đất lâm nghiệp 958,64 16,41 0,05

1.2.1 Đất rừng sản xuất 699,82 11,98 0,04

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 258,82 4,43 0,01

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 234,29 4,01 0,01

1.4 Đất làm muối 0,00 - -

1.5 Đất nông nghiệp khác 9,00 0,15 -

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 1453,15 24,88 0,08

2.1 Đất ở 274,43 4,70 0,01

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 274,43 4,70 0,01

2.2 Đất chuyên dùng 896,57 15,35 0,05

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 2,69 0,05 -

2.2.2 Đất quốc phòng 0,00 - -

2.2.3 Đất an ninh 0,00 - -

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 32,60 0,56 - 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 281,65 4,82 0,01 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 579,63 9,92 0,03

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 3,22 0,06 -

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 15,25 0,26 -

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng 150,25 2,57 0,01

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 68,94 1,18 -

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 44,49 0,76 -

3 Nhóm đất chưa sử dụng 781,91 13,39 0,04

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 667,81 11,43 0,03

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 94,99 1,63 -

3.3 Núi đá không có rừng cây 19,11 0,33 -

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất của vùng nghiên cứu

Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp của vùng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất, đạt 61,73% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng, đây là lợi thế thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp trên vùng đất cát ven biển. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đạt 0,19 ha/người. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 24,88% tổng diện tích toàn vùng, chủ yếu là đất ở và đất sử dụng vào mục đích công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng còn lại không đáng kể với 781,91 ha, chiếm 13,39 %, trong đó có 94,99 ha là đất đồi núi chưa sử dụng và 19,11 ha đất núi đá. Bình quân diện tích đất chưa sử dụng trên đầu người là 0,04ha/người. Với đặc điểm là vùng phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, quy mô dân số ngày càng lớn thì việc đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng với các mục đích khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết.

3.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG NGHIÊN CỨU

Toàn vùng nghiên cứu có 2403,15 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 41,15%

tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm là 1737,39 ha chiếm 72,3%

tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng cây lâu năm là 665,76 ha, chiếm 27,7% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của đất trồng cây hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu tính đến 01/01/2017 được thể hiện qua bảng 3.4.

Bng 3.4. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.403,15 100,00

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.737,39 72,30

1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.149,56 47,84

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 587,83 24,46

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 665,76 27,70

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu phân bố không đồng đều giữa các xã, điều này được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 3.2 như sau:

Biểu đồ 3.2. Phân bố đất sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu

Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho thấy, ở 05 xã trong địa bàn nghiên cứu, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, chiếm 72,3% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Thạch Hội là lớn nhất với 645,36 ha và nhỏ nhất là xã Thạch Hải với 279,13 ha

Nhìn chung, trên địa bàn vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà thì việc sử dụng các thành phần quỹ đất trong quỹ đất nông nghiệp nói chung không đồng đều nhau, cụ thể trong đó đất sản xuất nông nghiệp đang chiếm tỷ lệ lớn là 41,15%. Những năm gần đây, huyện Thạch Hà đã có nhưng cố gắng trong việc ứng dụng công nghệ

tiên tiến vào sản xuất trên vùng đất này như là mô hình trồng dưa đỏ trên cánh đồng Bắc Văn, xã Thạch Văn và đã gặt hái được những thành công bước đầu.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu có sự biến động từ năm 2014 so với năm 2016 thể hiện qua bảng 3.5 như sau:

Bng 3.5. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: ha

TT Mục đích sử dụng đất

loại đất

2014 2015 2016 Tăng (+) Giảm (-) 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2409.45 2407.13 2403.15 - 6,30 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1740.35 1738.09 1737.39 -2,96 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1150.16 1149.62 1149.56 -0,60 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 590.19 588.47 587.83 -2,36 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 669.10 669.04 665.76 -3,34 Nguồn: Văn phòng đăng ký Qsd đất huyện Thạch Hà Diện tích đất sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu năm 2016 là 2403,15 ha, giảm 6,30 ha so với năm 2014, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do chuyển đổi sang sử dụng vào mục đích khác như đất ở, đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh...

Đất trồng cây hàng năm giảm 2,96 ha so với năm 2014, nguyên nhân chủ yếu là chuyển sang đất ở và đất sản xuất kinh doanh. Trong đó, đất trồng lúa giảm 0,60 ha và đất trồng cây hàng năm khác giảm 2,36 ha. Diện tích đất trồng lúa là 1149,56 ha, đất trồng cây hàng năm khác là 587,83 ha. Cây lúa là loại cây trồng truyền thống từ lâu đời nhưng khi ngành nông nghiệp bước sang giai đoạn sản xuất hàng hóa thì đất trồng lúa ở đây ngày càng thu hẹp. Lúa ở đây được trồng một vụ trong năm chủ yếu là lấy rơm rạ để phục vụ chăn nuôi và lấy phân hữu cơ dùng vào việc trồng các loại cây hàng năm khác cho giá trị kinh tế cao hơn.

Đất trồng cây lâu năm giảm 3,34 ha so với năm 2014, nguyên nhân chủ yếu là chuyển sang đất ở.

Thực trạng sản xuất các cây trồng chính ở vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà

Tại vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà, người ta áp dụng nhiều loại cây trồng khác nhau, phần lớn không theo một quy luật chung nhất trên từng thửa đất cụ thể mà

tùy vào điều kiện thời tiết, giá cả và nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp trên thị trường để áp dụng các cây trồng khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu cũng như khảo sát ý kiến của các hộ dân tại địa phương, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu canh tác một số cây trồng chính được thể hiện qua bảng 3.6.

Bng 3.6. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của vùng nghiên cứu Đơn vị tính: ha

Lúa Ngô Khoai lang Lạc Rau

các loại

Toàn vùng 2066,2 51,9 85 309,5 259,5

1. Thạch Hải 54,5 - 20 76 43

2. Thạch Lạc 516,0 8,5 15 32,5 52

3. Thạch Văn 424,5 20 10 43 70,2

4. Thạch Trị 290,7 13,4 51 97 57,3

5. Thạch Hội 780,5 10 20 61 37

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Hà năm 2016

* Cây lúa:

Lúa vẫn là cây trồng chủ lực của ngành trồng trọt của vùng nghiên cứu, tính đến ngày 01/01/2017, diện tích đất trồng lúa của vùng nghiên cứu là 1149,56 ha, giảm 0,6 ha so với năm 2014 do chuyển sang các loại cây rau màu khác có giá trị cao hơn và một phần chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2016 là 2066,2 ha. Năng suất lúa cả năm đạt 43,2 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân toàn huyện là 6,4 tạ/ha. Sản lượng lúa cả năm 2016 của vùng đạt 8.926 tấn, chiếm 11,75% so với sản lượng lúa toàn huyện (sản lượng lúa toàn huyện đạt 75.939.8 tấn), năng suất lúa giữa các xã trong vùng có sự khác nhau đáng kể. Về giống lúa, huyện Thạch Hà đã đưa vào thử nghiệm các giống lúa có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng thích ứng rộng như giống lúa lai SV181, HĐ9, TL6, J02… Thị trường tiêu thụ hàng hóa ở đây chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ, phục vụ đời sống người dân và phục vụ cho chăn nuôi.

* Cây Ngô:

Ngô cũng là một cây lương thực được trồng khá nhiều ở vùng đất cát ven biển, những năm gần đây, huyện cũng đã triển khai khảo nghiệm các giống ngô nguyên liệu chất lượng cao như LVN146, SK100 và NK6326, triển khai mô hình liên kết trồng ngô

sinh khối phục vụ chăn nuôi đạt hiệu quả bước đầu. Diện tích trồng ngô năm 2016 của vùng nghiên cứu là 51,9 ha, chiếm 18,7% trong tổng diện tích ngô huyện Thạch Hà.

Năng suất ngô bình quân của vùng đạt 36,22 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất ngô bình quân toàn huyện là 0,57 tạ/ha; Sản lượng ngô của vùng năm 2016 đạt 187 tấn. Sản phẩm của cây ngô chủ yếu cung cấp cho thị trường trong vùng, một phần nhỏ cung cấp cho các vùng lân cận, ngoài ra một phần sản phẩm được dùng cho chăn nuôi.

* Cây Khoai lang:

Là cây truyền thống lâu đời trên đất cát ven biển miền Trung, nó đóng vai trò quan trọng cung cấp chất bột làm lương thực cho người dân trước đây. Hiện nay, cây khoai lang vẫn được người dân trồng với diện tích khá lớn nhưng chủ yếu để phát triển chăn nuôi. Ở địa bàn vùng nghiên cứu, năm 2016 cây khoai lang được trồng với diện tích 85 ha, chiếm 45,6% so với tổng diện tích khoai lang toàn huyện. Trong đó tập trung chủ yếu ở xã Thạch Trị, còn lại phân bố rải rác khắp các xã trong vùng. Khoai lang được trồng trong vùng chủ yếu là giống khoai lang ruột vàng chất lượng cao KCL 266. Theo số liệu điều tra nông hộ thì đây là giống khoai có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích hợp trồng trong vụ xuân, có tiềm năng năng suất khá cao, trung bình đạt 8,5 tấn/ha. Ngoài ra, đây là giống khoai có dây, lá phát triển mạnh phù hợp làm nguồn thức ăn xanh để phát triển chăn nuôi. Xu hướng chung hiện nay, diện tích khoai lang đang co lại để nhường chỗ cho các cây màu có hiệu quả kinh tế cao hơn như ớt, rau đậu thực phẩm các loại.

* Cây lạc:

Những năm gần đây, diện tích gieo trồng lạc tại vùng đất cát ven biển có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm diện tích gieo trồng là do giảm diện tích canh tác, đây là dấu hiệu của việc thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp để lấy đất làm vườn ở cũng như phục vụ cho việc sản xuất các ngành kinh tế khác.

Về giống lạc, những vụ qua người dân đã đưa vào sản xuất các giống lạc cao sản chất lượng tốt như V79, L14, L17, L18 cho kết quả năng suất cao và khá ổn định.

* Rau các loại:

Hiện nay, đây là loại cây trồng chủ đạo của vùng cát ven biển Thạch Hà. Diện tích trồng rau của vùng là 259,5 ha, chiếm 35,7% diện tích trồng rau toàn huyện. Rau ở các xã này rất phong phú về chủng loại gồm các loại rau như măng tây, hành tây, hành lá, cà rốt, khoai lang, củ cải trắng, cải bẹ,dưa hấu, dưa chuột, cải thảo, cà chua, đậu tứ quý, ớt Đà Lạt, bí ngòi Israel. Diện tích trồng rau tập trung chủ yếu ở xã Thạch Văn và xã Thạch Trị, năng suất đạt từ 20 – 30 tấn/ha, cho doanh thu từ 100 – 200 triệu đồng/ha.

Nhóm cây hàng năm tại vùng đất cát ven biển cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Điển hình như: Khoai lang cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 31.185 nghìn đồng và 207.90 nghìn đồng, lạc là 17.662,5 nghìn đồng và 117,75 nghìn đồng, ngô cho hiệu quả tương đối thấp là 8.428 nghìn đồng và 84,28 nghìn đồng. Các cây lương thực cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng ổn định như lúa xuân cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 13.569 nghìn đồng và 113,08 nghìn đồng, lúa hè thu là 12.048 nghìn đồng và 93,94 nghìn đồng.

Bng 3.7. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính

Cây trồng GTSX (1000đ)

CPSX (1000đ)

GTGT (1000đ)

(Công)

GTSX/LĐ (1000đ)

GTGT/LĐ (1000đ)) 1. Lúa đông xuân 24.930,00 11.361,00 13.569,00 120 207,75 113,08 2. Lúa hè thu 23.462,06 11.250,00 12.212,06 130 180,48 93,94 3. Ngô 16.072,00 7.644,00 8.428,00 100 160,72 84,28 4. Khoai lang 40.040,00 8.855,00 31.185,00 150 267,00 207,90 5. Lạc 26.850,00 9.187,50 17.662,50 150 179,00 117,75 6. Rau các loại 207.640,00 80.382,50 127.257,50 360 576,78 353,49 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2017 Nhìn chung, ở vùng nghiên cứu đã phát triển một số cây lương thực, thực phẩm đặc trưng, bước đầu phát triển sản xuất rau màu theo hướng tập trung nhưng diện tích còn nhỏ lẻ, chưa phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa mà chủ yếu là theo hộ gia đình. Ngoài ra, ngành trồng trọt vùng cát này còn một hạn chế là chưa phá triển được diện tích các cây ăn quả. Hệ thống cây ăn quả chủ yếu là chuối, xoài, ổi nhưng chỉ được trồng rải rác ở các hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình, phần lớn không tiêu thụ trên thị trường nên không thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng này.

3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ

3.4.1. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biển đa dạng về loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất, tuy nhiên các kiểu sử dụng đất chủ yếu là sản xuất tự phát trong các hộ gia đình nhỏ lẻ. Qua tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, tôi tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng một số kiểu sử dụng đất chính, sản xuất mang tính tập trung sau:

Bng 3.8. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên vùng đất cát ven biển Loại hình

sử dụng đất

hiệu

Diện tích

(ha) Kiểu sử dụng đất 1. Chuyên lúa LUT1 896,2 1. Lúa xuân – Lúa hè thu 2. Chuyên lúa – màu LUT2 136,9

1. Lúa xuân – Lúa Hè Thu – Ngô 2. Lúa xuân – Lúa Hè thu – Khoai lang 3. Chuyên màu LUT3 259,5 3. Lạc xuân – Rau các loại

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017 Nhìn chung, vùng đất cát ven biển đa dạng về các kiểu sử dụng đất. Trong đó, loại hình sử dụng đất chuyên lúa với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa hè thu là loại hình sử dụng đất truyền thống của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với các loại hình sử dụng đất khác nhưng là kiểu sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân, chiếm diện tích tương đối lớn, tập trung chủ yếu tại xã Thạch Hội.

Loại hình sử dụng đất lúa – màu với 2 kiểu sử dụng đất và loại hình chuyên màu với 1 kiểu sử dụng đất chính là các kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao trong sản xuất nông nghiệp. Đây là các kiểu sử dụng đất cần được quan tâm đầu tư, nhân rộng mô hình để phát triển kinh tế.

3.4.2. Hiệu quả kinh tế

Với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ngày càng mở rộng làm cho hiệu quả sử dụng đất tăng lên. Vùng đất cát ven biển có 4 kiểu sử đụng đất chính, trong đó kiểu sử dụng Lạc xuân – Rau các loại cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

- LUT chuyên lúa: Kiểu sử dụng đất chính lúa xuân – lúa hè thu cho giá trị kinh tế thấp so với các loại hình sử dụng đất khác, GTGT/ha đạt 25.781 nghìn đồng. Tuy giá trị kinh tế thấp nhưng có ý nghĩa trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực.

- LUT 2 lúa - 1màu: Có 2 kiểu sử dụng đất, trung bình giá trị gia tăng gấp 1,8 lần LUT chuyên lúa. Cụ thể kiểu sử dụng đất cho GTSX/ha, GTGT/ha cao như: kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa hè thu – khoai lang (lần lượt là 88.432 nghìn đồng và 56.966 nghìn đồng), giá trị gia tăng cao gấp 1,7 lần kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa hè thu - ngô.

- LUT chuyên màu: Có 1 kiểu sử dụng đất, cho GTSX/ha là 234.490, GTGT/ha là 144.920, cao gấp 2,5 lần so với kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa hè thu – khoai lang.

Các kiểu sử dụng đất này còn có ý nghĩa lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, tận dụng tối đa nhất quỹ đất nông nghiệp, nhất là thời điểm giá cả thực phẩm tăng nhanh và giải quyết được lao động nông nhàn.

Bng 3.9. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Loại hình

sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX

(1000đ)

CPSX (1000đ)

GTGT (1000đ)

(Công)

GTSX/LĐ (1000đ)

GTGT/LĐ (1000đ))

1. Chuyên lúa

Trung bình 48.392 22.611 25.781 250 193,57 103,12

1. Lúa xuân - lúa hè thu 48.392 22.611 25.781 250 193,57 103,12

2. 2 lúa - 1 màu

Trung bình 76.448 30.860 45.588 375 186,14 121,59

2. Lúa xuân - lúa hè thu - ngô 64.464 30.255 34.209 350 184,18 97,74

3. Lúa xuân - lúa hè thu – Khoai lang 88.432 31.466 56.966 400 221,08 142,42

3. Chuyên màu

Trung bình 234.490 89.570 144.920 510 459,78 284,16

4. Lạc xuân – Rau các loại 234.490 89.570 144.920 510 459,78 284,16

Biểu đồ 3.3. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất ở vùng nghiên cứu 3.4.3. Hiệu quả về xã hội

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu: Giá trị ngày công lao động, mức thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất ở vùng nghiên cứu và thu nhập của các nông hộ từ sản xuất nông nghiệp.

* Giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn vùng đất cát ven biển là một vấn đề lớn, đang được quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Trong khi công nghiệp dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.

Phát triển sản xuất hàng hóa tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây nên. Mặt khác, tâm lý và tập quán sản xuất thay đổi nâng cao trình độ thâm canh, từ sản xuất theo kinh nghiệm đến kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Để đánh giá được hiệu quả xã hội của quá trình sản xuất nông nghiệp, chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất cát ven biển huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)