CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
3.1. Tình hình hoạt động của Vietcombank
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank với mã chứng khoán VCB, chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Qua hơn năm mươi năm năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo ra ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank hiện nay đã trở thành ngân hàng đa năng, đa lĩnh vực, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính trong thương mại quốc tế; kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế trong ứng dụng công nghệ để xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ
ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ như VCB Internet
Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã thu hút đông đảo được một số lượng khách hàng sử dụng nhất định.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường tài chính – ngân hàng, Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam Đến cuối năm 2017, hệ thống của Vietcombank bao gồm 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện, 101 chi nhánh, 397 phòng giao dịch hoạt động tại 52/63 tình, thành phố trong cả nước.. Bên cạnh đó, Vietcombank đã có hệ thống Autobank với hơn 2.300 máy ATM và trên 69.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng của Vietcombank còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" cũng như là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn Tạp chí The Banker công bố.
Vietcombank đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong số 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
3.1.2. Tổng quan về nhóm KHDN FDI BB tại Vietcombank
Phát triển các khách hàng doanh nghiệp là không dễ, phát triển KHDN FDI còn phức tạp hơn, vì đối tượng khách hàng này không những khác biệt về ngoại hình, ngôn ngữ, văn hoá, mà còn khác biệt với các khách hàng doanh nghiệp trong nước cả về nhu cầu cũng như mức độ đòi hỏi về chất lượng dịch vụ Ngần hàng cung cấp. Tuy nhiên,nhận thấy mảng KHDN FDI bán buôn có tiềm năng phát triển lớn, Vietcombank đã có những bước đi đón đầu xu hướng, vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược mở rộng thị phần FDI và bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhất định
Theo số liệu trên báo cáo tài chính năm 2017 của Vietcombank, huy động vốn của đến cuối năm 2017 đạt 889.724 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bán buôn 19,6%. Huy động vốn từ khối FDI đạt
72.380 tỷ đồng, tăng 28,1% so với 2016, đạt 113,3% kế hoạch 2017. Trong tổng nguồn vốn, huy động vốn không kỳ hạn thị trường I tăng 27,2% so với 2016 (chiếm tỷ trọng 29,4% vốn huy động). Huy động vốn ngoại tệ đạt gần 6 tỷ USD, tăng 17,6% so với 2016, chiếm tỷ trọng 18,2%, đạt 109,7% kế hoạch 2017. Dư nợ tín dụng đạt 553.053 tỷ đồng, tăng 17,2% so với 2016. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo đúng định hướng gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ và giảm dần tín dụng bán buôn. Tỷ trọng tín dụng bán buôn/bán lẻ tương ứng là 59,2%/40,8%; trong khi 2016 cơ cấu là 66,9%/33,1%. Chất lượng tín dụng của Vietcombank tăng trưởng dư nợ ở mọi phân khúc, cơ cấu tín dụng chuyển dịch mở rộng cho cả FDI, khách hàng bán lẻ và khách hàng DN vừa và nhỏ.
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được cơ cấu theo hướng mở rộng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tiếp tục kiểm soát tỷ trọng tín dụng trung dài hạn dưới mức 46%.
Dư nợ cho vay khách hàng FDI đạt 39.692 tỷ đồng, tăng 27% so với 2016, thực hiện 90,7% kế hoạch 2017. Về hoạt động dịch vụ, doanh số mua bán ngoại tệ (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 45,1 tỷ USD, tăng 27,2% so cùng kỳ, thực hiện 120,3% kế hoạch 2017. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14,9% so cùng kỳ.
3.1.3. Các chính sách, định hướng chung về phát triển các đối tượng KHDN FDI BB của Vietcombank
3.1.3.1. Định hướng phát triển khách hàng dựa trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng FDI dùng riêng cho KHDN FDI bán buôn, bao gồm KHDN FDI thông thường và tiềm năng, bao gồm cả DN mới thành lập.
Các tiêu chí đánh giá về tài chính, phi tài chính và các yếu tô điều chỉnh đối với xếp hạng tín dụng của DN. Bên cạnh những tiêu chí đánh giá chung dành cho KHDN tương tự khách hàng trong nước, hệ thống xếp hạng chú trọng mức độ gắn
kết chủ đầu tư tại Việt Nam, uy tín và sự hỗ trợ của Công ty mẹ, đầu ra, đầu vào của khách hàng, cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng.
3.1.3.2. Định hướng phát triển khách hàng FDI bán buôn phân theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 3 1 - Dư nợ cho vay theo ngành năm 2016 – 2017 của Vietcombank (Nguồn: Vietcombank)
Dư nợ cho vay theo ngành
(đvt: triệu VND) 31/12/2016 31/12/2017 % tăng trưởng 2017/2016 Sản xuất và gia công chế biến 140.793.745 147.736.460 4,9%
Thương mại, dịch vụ 117.623.973 118.528.188 0,8%
Xây dựng 25.148.575 32.115.297 27,7%
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt
và nước 28.619.537 26.547.170 -7,2%
Khai khoáng 18.477.439 16.311.491 -11,7%
Nông, lâm, thủy hải sản 12.740.155 11.296.702 -11,3%
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 26.914.695 23.016.953 -14,5%
Nhà hàng, khách sạn 8.471.154 9.441.003 11,4%
Các ngành khác 82.019.167 158.441.196 93,2%
Tổng 460.808.440 543.434.460 17,9%
Dựa theo tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề năm 2016 – 2017, có thể thấy định hướng ngành của Vietcombank ưu tiên phát triển khách hàng liên quan đến sản xuất, gia công chế biến; thương mại, dịch vụ; xây dựng; điện, năng lượng…
Định hướng này cũng phù hợp với định hướng về đầu tư FDI của nước ta hiện nay, chú trọng những lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.
Biểu đồ 3 1 - Dư nợ cho vay theo ngành năm 2016 – 2017 của Vietcombank (Nguồn: Vietcombank)
Biểu đồ 3 2 - Cơ cấu thu nhập năm 2017 của Vietcombank (Nguồn: Vietcombank)
Sản xuất và gia công chế biến
27%
Thương mại, dịch vụ
22% Xây dựng
6% Sản xuất và phân phối điện, khí đốt
và nước 5%
Khai khoáng 3%
Nông, lâm, thủy hải sản
2%
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc Nhà hàng, khách 4%
sạn 2%
Các ngành khác 29%
Dư nợ cho vay theo ngành năm 2017 của Vietcombank
Thu nhập lãi thuần 74%
Lãi thuần từ dịch vụ
9% Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối
7%
Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh
2%
Lỗ thuần từ chứng khoán đầu tư
0%
Lãi thuần từ hoạt động khác
7%
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
1%
Thu nhập hoạt động năm 2017
Bảng 3 2 - Cơ cấu thu nhập năm 2017 của Vietcombank (Nguồn: Vietcombank)
STT Thu nhập 31/12/2016 31/12/2017 % tăng trưởng 2017/2016
1 Thu nhập lãi 37.718.211 46.158.768 22,4%
Cho vay 29.024.053 36.165.352 24,6%
Kinh doanh chứng khoán nợ 6.563.613 7.197.869 9,7%
Từ nghiệp vụ bảo lãnh 313.407 390.347 24,6%
Khác 1.817.138 2.405.200 32,4%
2 Hoạt động dịch vụ 4.326.483 5.378.176 24,3%
Thanh toán 2.765.256 3.451.048 24,8%
Ngân quỹ 215.643 243.295 12,8%
Ủy thác và đại lý 21.722 30.477 40,3%
Khác 1.323.862 1.653.356 24,9%
3 Hoạt động ngoại hối 2.970.019 3.454.912 16,3%
Ngoại tệ giao ngay 2.657.525 3.033.367 14,1%
Phái sinh tiền tệ 304.878 333.649 9,4%
Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 2.687 921 -65,7%
Lãi đánh giá lại các hợp
đồng phái sinh 4.929 86.975 1664,6%
4 Thu nhập từ mua bán chứng
khoán kinh doanh 595.413 598.033 0,4%
5 Thu nhập từ mua bán chứng
khoán đầu tư 52.590 338 -99,4%
7 Thu nhập từ hoạt động khác 2.122.701 2.185.100 2,9%
8 Thu nhập từ vốn góp 71.556 331.761 363,6%
Tổng 47.856.973 58.107.088 21,4%
Nhìn vào cơ cấu hoạt động thì thấy cơ cấu huy động vốn của Vietcombank có sự chuyển dịch tích cực, tín dụng tập trung vào lĩnh vực an toàn, hiệu quả. Nỗ lực tái cơ cấu, xử lý nợ xấu toàn diện, đưa về tỷ lệ 1,1% của Vietcombank cũng được ghi nhận.
Về lĩnh vực trọng tâm ưu tiên đầu tư, dự thảo Chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018-2030 đưa ra danh mục các ngành trọng điểm gồm: Công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất kim loại/khoáng sản/hóa chất/nhựa phẩm cấp cao và linh kiện công nghệ cao), máy móc, thiết bị công nghiệp, logistics, sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo, dịch vụ ứng dụng CNTT. Cùng với đó là các ngành dịch vụ xuyên suốt quan trọng cần tiếp tục mở cửa để tạo điều kiện tiếp tục tăng trưởng, chẳng hạn như dịch vụ tài chính và giáo dục, đã được chọn sơ bộ và được sự tán thành của các bên liên quan. Dự thảo cũng nhấn mạnh, do tốc độ thay đổi nhanh chóng và liên tục có các ngành mới xuất hiện, cần thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường cũng như đánh giá lại các ngành nghề ưu tiên để xúc tiến đầu tư Quốc gia của chủ đầu tư. Do đó, Vietcombank cũng định hướng phát triển khách hàng có các ngành nghề kinh doanh theo định hướng của Dự thảo trên.
3.1.3.3. Định hướng phát triển khách hàng FDI bán buôn phân theo quốc gia của nhà đầu tư
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2017 có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, nhưng theo cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài, đóng góp nhiều nhất vẫn xoay quanh các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Doanh nghiệp của hai quốc gia này rót đến gần 60% tổng nguồn vốn ngoại vào Việt Nam. Cụ thể Nhật Bản dẫn đầu với 9,11 tỉ đô la (chiếm 25,4%), và Hàn Quốc đứng thứ hai với 8,49 tỉ đô la (chiếm 23,7%).
Bên cạnh đó, Singapore cũng duy trì ổn định nằm trong tốp cao của những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam với vị trí thứ ba. Đảo quốc sư tử này đã cam kết đầu tư 5,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm 14,8%. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy nguồn vốn
cam kết của Trung Quốc đứng vị trí thứ tư. Cụ thể trong năm 2017, quốc gia này cam kết gần 2,17 tỉ đô la thông qua 284 dự án đầu tư mới (vốn 1,4 tỉ đô la); 83 dự án tăng vốn (271 triệu đô la) và 817 lượt góp vốn, mua cổ phần (hơn 487 triệu đô la).
Từ đó có thể thấy, nguồn vốn đầu tư đến từ 4 quốc gia trên chiếm khoảng 70% nguồn vốn cam kết đầu tư. Do đó, đây cũng là những khách hàng tiềm năng lớn mà Vietcombank quan tâm và định hướng phát triển do khối lượng đầu tư khá lớn. Bên cạnh đó, với lợi thế đến từ những nền kinh tế phát triển, trình độ công nghệ kỹ thuật cao, quy trình sản xuất kinh doanh chặt chẽ, nhóm khách hàng FDI Âu – Mỹ cũng nằm trong danh sách khách hàng cần chú ý phát triển của Vietcombank.
Biểu đồ 3 3 - Cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam theo quốc gia nhà đầu tư năm 2017 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
3.1.3.4. Định hướng phát triển KHDN FDI BB dựa trên uy tín, năng lực và phương án kinh doanh của khách hàng.
Dựa trên thực tế thẩm định khách hàng, thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thu thập thông tin CIC trong nước và quốc tế, Vietcombank thực hiện đánh giá mức độ uy tín của khách hàng, đặc biệt là không thể thiếu đối với sản phẩm tín dụng.
Đối với những KHDN FDI hoạt động độc lập tại Việt Nam hoặc quy mô nhỏ, lẻ, Vietcombank chú trọng đánh giá mức độ gắn kết và kế hoạch đầu tư lâu dài tại Việt Nam của khách hàng. Tình trạng “tay không bắt giặc”, vốn mỏng chủ yếu xuất hiện ở các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực gia công, đến Việt Nam để tận dụng ưu đãi về thuế, chi phí đất và nhân công rẻ. Những doanh nghiệp này thường dùng vốn tự có xây dựng nhà xưởng, nhập khẩu máy móc dây chuyền giá trị
không lớn nhưng nâng khống giá trị, tạo ra mức vốn góp ảo. Do đó, cam kết gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở vốn đầu tư của chủ sở hữu, mức độ đầu tư tài sản cố định, dây chuyền sản xuất, sử dụng đòn bẩy tài chính, tài sản bảo đảm… cũng được Vietcombank quan tâm xem xét để hạn chế các rủi ro về mặt tín dụng. Phương án kinh doanh khả thi, sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh có lợi nhuận và dòng tiền tốt là những yếu tố tiên quyết để xem xét cho vay tại Vietcombank. Có thể đánh giá, quy trình tín dụng của Vietcombank, thông qua các định hướng tín dụng, báo cáo ngành, chi tiêu tài chính, phi tài chính, hạn chế thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh…. khá chặt chẽ khi xem xét nhiều yếu tố tổng thể ở mức độ rủi ro chấp nhận được, ưu tiên phát triển những khách hàng hoạt động hiệu quả và có tỷ lệ tài sản bảo đảm cao, thanh khoản tốt. Điều đó thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank ở mức 1,1% vào cuối năm 2017, đây là một con số khá ấn tượng trong thực trạng nợ xấu đang là bài toán nhức nhối đặt ra cho ngành Ngân hàng hiện nay.
Đối với những khách hàng thuộc tập đoàn, công ty đa quốc gia có sự hỗ trợ lẫn chi phối từ tập đoàn, công ty mẹ, khi thẩm định, lựa chọn phương án kinh
doanh, dự án FDI để tài trợ, Vietcombank không chỉ đánh giá khách hàng tại Việt Nam mà còn tập trung đánh giá một số yếu tố quan trọng như kinh nghiệm hoạt động trong ngành của công ty mẹ. Tuy phương án kinh doanh, dự án mới triển khai tại Việt Nam nhưng kinh nghiệm của công ty mẹ trong ngành là rất quan trọng để có thể được triển khai hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong xây dựng nhà máy, lắp đặt máy móc thiết bị, thiết kế quy trình sản xuất.Vietcombank ưu tiên lựa chọn các dự án FDI mà Công ty mẹ đã có người mua truyền thống, ngành hàng đang trong giai đoạn phát triển tốt.Sự hỗ trợ từ tập đoàn, công ty mẹ cũng là một điểm cộng trong thang điểm đánh giá uy tín dành cho khách hàng.
Về đầu ra của các khách hàng, đối với các phương án kinh doanh,dự án FDI mà chủ đầu tư tự triển khai tại Việt Nam có độ rủi ro cao về thị trường đầu ra thì rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Đây cũng là định hướng tín dụng tăng trưởng an toàn mà Vietcombank theo đuổi.
Một số yếu tố khác cũng được Vietcombank xem xét về khách hàng. Kinh nghiệm, năng lực quản lý của Ban lãnh đạo.nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp, dự án cần là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, từng đảm nhận các vị
trí tương tự tại các quốc gia khác.Bên cạnh đó, năng lực tài chính của chủ đầu tư, khả năng huy động đủ phần vốn tự có tham gia dự án cũng có vai trò hết sức quan trọng. Việc thẩm định được thông qua Báo cáo tài chính của công ty mẹ, thông tin xếp hạng tín dụng quốc tế, thông tin công bố (nếu là công ty niêm yết đại chúng).
Ngoài ra, tính khả thi của dự án, độ nhạy, hiệu quả tài chính của dự án cũng là yếu tố để Vietcombank căn cứ vào các thông số này để tư vấn, đàm phán với khách hàng về cơ cấu tài chính tối ưu cho khách hàng, tạo điều kiện để triển khai dự án, đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Bên cạnh đó,trong bối cảnh các hành vi rửa tiền, lừa đảo xảy ra càng nhiều không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, Vietcombank cũng có quy trình tiếp nhận và xử lý khi khách hàng có những hành vi, giao dịch đáng ngờ nhằm phát