CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
3.1. Tình hình hoạt động của Vietcombank
3.1.3. Các chính sách, định hướng chung về phát triển các đối tượng KHDN FDI BB của
3.1.3.4. Định hướng phát triển KHDN FDI BB dựa trên uy tín, năng lực và phương án kinh doanh của khách hàng
Dựa trên thực tế thẩm định khách hàng, thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thu thập thông tin CIC trong nước và quốc tế, Vietcombank thực hiện đánh giá mức độ uy tín của khách hàng, đặc biệt là không thể thiếu đối với sản phẩm tín dụng.
Đối với những KHDN FDI hoạt động độc lập tại Việt Nam hoặc quy mô nhỏ, lẻ, Vietcombank chú trọng đánh giá mức độ gắn kết và kế hoạch đầu tư lâu dài tại Việt Nam của khách hàng. Tình trạng “tay không bắt giặc”, vốn mỏng chủ yếu xuất hiện ở các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực gia công, đến Việt Nam để tận dụng ưu đãi về thuế, chi phí đất và nhân công rẻ. Những doanh nghiệp này thường dùng vốn tự có xây dựng nhà xưởng, nhập khẩu máy móc dây chuyền giá trị
không lớn nhưng nâng khống giá trị, tạo ra mức vốn góp ảo. Do đó, cam kết gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở vốn đầu tư của chủ sở hữu, mức độ đầu tư tài sản cố định, dây chuyền sản xuất, sử dụng đòn bẩy tài chính, tài sản bảo đảm… cũng được Vietcombank quan tâm xem xét để hạn chế các rủi ro về mặt tín dụng. Phương án kinh doanh khả thi, sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh có lợi nhuận và dòng tiền tốt là những yếu tố tiên quyết để xem xét cho vay tại Vietcombank. Có thể đánh giá, quy trình tín dụng của Vietcombank, thông qua các định hướng tín dụng, báo cáo ngành, chi tiêu tài chính, phi tài chính, hạn chế thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh…. khá chặt chẽ khi xem xét nhiều yếu tố tổng thể ở mức độ rủi ro chấp nhận được, ưu tiên phát triển những khách hàng hoạt động hiệu quả và có tỷ lệ tài sản bảo đảm cao, thanh khoản tốt. Điều đó thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank ở mức 1,1% vào cuối năm 2017, đây là một con số khá ấn tượng trong thực trạng nợ xấu đang là bài toán nhức nhối đặt ra cho ngành Ngân hàng hiện nay.
Đối với những khách hàng thuộc tập đoàn, công ty đa quốc gia có sự hỗ trợ lẫn chi phối từ tập đoàn, công ty mẹ, khi thẩm định, lựa chọn phương án kinh
doanh, dự án FDI để tài trợ, Vietcombank không chỉ đánh giá khách hàng tại Việt Nam mà còn tập trung đánh giá một số yếu tố quan trọng như kinh nghiệm hoạt động trong ngành của công ty mẹ. Tuy phương án kinh doanh, dự án mới triển khai tại Việt Nam nhưng kinh nghiệm của công ty mẹ trong ngành là rất quan trọng để có thể được triển khai hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong xây dựng nhà máy, lắp đặt máy móc thiết bị, thiết kế quy trình sản xuất.Vietcombank ưu tiên lựa chọn các dự án FDI mà Công ty mẹ đã có người mua truyền thống, ngành hàng đang trong giai đoạn phát triển tốt.Sự hỗ trợ từ tập đoàn, công ty mẹ cũng là một điểm cộng trong thang điểm đánh giá uy tín dành cho khách hàng.
Về đầu ra của các khách hàng, đối với các phương án kinh doanh,dự án FDI mà chủ đầu tư tự triển khai tại Việt Nam có độ rủi ro cao về thị trường đầu ra thì rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Đây cũng là định hướng tín dụng tăng trưởng an toàn mà Vietcombank theo đuổi.
Một số yếu tố khác cũng được Vietcombank xem xét về khách hàng. Kinh nghiệm, năng lực quản lý của Ban lãnh đạo.nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp, dự án cần là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, từng đảm nhận các vị
trí tương tự tại các quốc gia khác.Bên cạnh đó, năng lực tài chính của chủ đầu tư, khả năng huy động đủ phần vốn tự có tham gia dự án cũng có vai trò hết sức quan trọng. Việc thẩm định được thông qua Báo cáo tài chính của công ty mẹ, thông tin xếp hạng tín dụng quốc tế, thông tin công bố (nếu là công ty niêm yết đại chúng).
Ngoài ra, tính khả thi của dự án, độ nhạy, hiệu quả tài chính của dự án cũng là yếu tố để Vietcombank căn cứ vào các thông số này để tư vấn, đàm phán với khách hàng về cơ cấu tài chính tối ưu cho khách hàng, tạo điều kiện để triển khai dự án, đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Bên cạnh đó,trong bối cảnh các hành vi rửa tiền, lừa đảo xảy ra càng nhiều không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, Vietcombank cũng có quy trình tiếp nhận và xử lý khi khách hàng có những hành vi, giao dịch đáng ngờ nhằm phát
hiện kịp thời và hạn chế rủi ro xảy ra. Thông qua các chương trình và quy trình phòng chống rửa tiền, tuân thủ ISO về bảo mật thông tin, … Vietcombank cũng hạn chế các đối tượng khách hàng có nghi ngờ thiếu minh bạch.
Các doanh nghiệp FDI có hệ thống xử lý thải bài bản, thực hiện nghiêm túc kiểm soát thải, có biện pháp bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy được Vietcombank đánh giá cao bởi thực tế chi phí đầu tư vào hạng mục này rất lớn và thể hiện doanh nghiệp cam kết làm ăn lâu dài, bài bản tại Việt Nam.
Đối với các dự án thuộc danh mục định hướng phát triển của các cấp chính quyền và Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank luôn dành các chính sách ưu đãi về giá cũng như điều kiện tín dụng để tạo điều kiện cho việc triển khai dự án được thuận lợi, hiệu quả.
Biểu đồ 3 4 - Cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam theo lĩnh vực năm 2017 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)