Đánh giá chung về công tác thanh tra thuế đối với NNT tại Cục thuế tỉnh Hà Giang thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra thuế ở cục thuế tỉnh hà giang (Trang 71 - 83)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI

3.3. Đánh giá chung về công tác thanh tra thuế đối với NNT tại Cục thuế tỉnh Hà Giang thời gian qua

Mục tiêu của hoạt động thanh tra thuế là chống thất thu NSNN, phát hiện, ngăn ngừa, và xứ lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ vào NSNN, đảm bảo công bằng đối với người nộp thuế. Hoạt động thanh tra thuế nhằm nâng cao tính tự giác trong việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT đồng thời qua thanh tra thuế phát hiện những bất cập trong chính sách thuế sẽ đƣợc phát hiện để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.

Thanh tra thuế phải đảm bảo các yêu cầu, chuẩn mực: Phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, xử lý đúng người đúng tội, không bao che, quy chụp cho các đối tƣợng đƣợc thanh tra; Thanh tra thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời; phải đảm bảo thực hiện đúng các luật thuế, ngăn ngừa, loại trừ các hành vi trốn, lậu thuế

Đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động thanh tra thuế công tác thanh tra thuế có những tích cực và hạn chế yếu kém chính sau:

3.3.1. Những mặt tích cực

Trong 3 năm 2011- 2013, Cục thuế tỉnh Hà Giang đã tổ chức thanh tra đƣợc 198 lƣợt doanh nghiệp; đã kiến nghị xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính vào ngân sách Nhà nước với số tiền là 43 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng kê khai sai quy định là 3,3 tỷ đồng, giảm lỗ là 14,4 tỷ. Kết quả xử lý qua thanh tra trong 3 năm từ 2011- 2013 cho thấy số thuế truy thu và phạt năm sau cao hơn năm trước. Công tác thanh tra thuế đã góp phần tăng thu, chống thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế.

Hoạt động thanh tra xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế: hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra dần đƣợc khẳng định; góp phần tăng số thu, tạo lập công bằng về

nghĩa vụ nộp thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kết quả xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế cũng góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách.

Cùng với công tác tuyên truyền hỗ trợ; công tác thanh tra thuế đã góp phần nâng cao tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế. Đạt được mục tiêu, yêu cầu của hoạt động thanh tra thuế.

Cụ thể trên một số mặt nhƣ sau:

- Công tác thanh tra thuế đã đƣợc thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ Các văn bản pháp luật về thuế, về Quản lý thuế, về Thanh tra chuyên ngành và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong quá trình áp dụng đã kiến nghị kịp thời những bất cập chƣa phù hợp với cấp có thẩm quyền để chỉnh sửa bổ xung theo quy định.

- Chấp hành Quy trình, thủ tục thanh tra thuế theo đúng quy định từ khâu lập kế hoạch thanh tra đến khâu kết thúc thanh tra, hoạt động thanh tra đã đi vào nề nếp, khoa học, hợp lý, các bước tiến hành đơn giản, đảm bảo thanh tra đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện cho CQT và NNT.

CQT tăng cường giám sát, quản lý, điều hành việc tổ chức công tác thanh tra của phòng thanh tra (qua nhật ký thanh tra, báo cáo phân tích hồ sơ trước thanh tra và báo cáo kết quả sau thanh tra). Lãnh đạo phòng, lãnh Cục Thuế và bộ phận kiểm tra thanh tra nội bộ nghành, bộ phận pháp chế ngành trực tiếp kiểm tra việc chấp hành quy trình đối với bộ phận thanh tra thuế.

Hoạt động thanh thuế từng bước đã được minh bạch, rõ ràng, giảm phiền hà cho NNT.

- Tổ chức bộ máy thanh tra thuế đã được sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa. Số lƣợng, chất lƣợng và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra ngày càng tăng. Với tiêu chí xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lƣợng, công tác tuyển dụng cán bộ đƣợc Cục thuế quan tâm. Cục thuế đã xây

dựng những tiêu chuẩn rõ ràng, nghiêm ngặt đối với cán bộ làm công tác thanh tra nhƣ: trình độ phải tối thiểu đại học chính quy trở lên. CQT đã chú trọng hơn vào việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra thuế. Một số công chức làm công tác thanh tra thuế đã đƣợc đào tạo tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên và thanh tra viên chính để thực hiện công tác thanh tra thuế. Hàng năm ngành đã triển khai đào tạo kỹ năng thanh tra cơ bản và chuyên sâu cho toàn bộ cán bộ công chức làm công tác thanh tra.

- Cơ sơ vật chất đặc biệt là trang thiết bị công nghệ đã đƣợc tăng cường, CQT đã tích hợp được tương đối đầy đủ các thông tin về NNT, ngành thuế đã xây dựng đƣợc hệ thống mạng máy tính đồng bộ để kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu trong toàn ngành và một số ngành liên quan.

- Công tác bảo mật thông tin trong hoạt động thanh tra thuế đã đƣợc quan tâm đúng mức. Các thông tin về hoạt động thanh tra, thông tin về doanh nghiệp được cung cấp, lưu trữ theo đúng quy định.

Tóm lại: Thời gian qua công tác thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Hà Giang đã đạt đƣợc những kết quả tích cực từ khâu kiến nghị để hoàn thiện về cơ chế, chính sách; xây dựng và thiện hệ thống quy trình nghiệp vụ, cơ chế giám sát đến củng cố kiệntoàn bộ máy nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho công tác thanh tra.

3.3.2. Những hạn chế, yếu kém.

Hoạt động thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Hà Giang thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, tuy nhiên, trong thực tế, thanh tra thuế Cục thuế tỉnh Hà Giang vẫn còn tồn tại một số hạn chế, tập trung chủ yếu ở một số vấn đề: chƣa ngăn chặn và đẩy lùi đƣợc các hành vi gian lận của NNT; chƣa bao quát hết các hành vi gian lận mới phát sinh, chƣa mang tính răn đe cao mà nặng về số thuế truy thu.

- Khâu lập kế hoạch thanh tra:

Việc xây dựng kế hoạch thanh tra đã dựa phân tích rủi ro, nhƣng chất lƣợng chƣa cao, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch. Do CBTT mới tiếp cận với phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, đặc biệt là phân tích NNT trước và sau thanh tra nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm, đồng thời do trình độ của CBTT không đồng đều nên việc lập kế hoạch thanh tra chƣa thực sự sát đúng với khả năng thực hiện của CQT.

Việc phân tích rủi ro trong thanh tra thuế mới chỉ dừng lại ở một số bước đánh giá cơ bản, chưa chi tiết. Việc thu thập thông tin NNT từ các bên liên quan vẫn còn rất nhiều khó khăn, CQT chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng.

- Khâu thực hiện thanh tra

+ Thanh tra tại trụ sở CQT mới chỉ thực hiện bước phân tích thông tin, phần lớn nguồn lực vẫn tập trung cho thanh tra tại cơ sở NNT, nhƣng hiệu quả chƣa cao

Từ trước đến nay, hình thức thanh tra tại trụ sở CQT ít được áp dụng, mới chỉ dừng lại ở việc coi đó nhƣ một khâu công việc “tiền thanh tra” của hình thức thanh tra tại cơ sở NNT. Về thực chất một cuộc thanh tra tại trụ sở CQT có đầy đủ các bước tiến hành, hoàn chỉnh như một cuộc thanh tra tại cơ sở NNT. Việc chuyển đổi hình thức thanh tra chủ yếu tiến hành thanh tra tại cơ sở NNT chuyển sang tiến hành thanh tra tại trụ sở CQT chƣa rõ rệt. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện giữa thanh tra tại trụ sở CQT và cơ sở NNT vẫn còn có sự nhầm lẫn, chồng chéo. Chính vì vậy, việc đánh giá kết quả của từng loại hình thanh tra trên là rất khó khăn do ngành thuế chƣa tách bạch mà luôn gộp chung hai hình thức thanh tra này vào làm một khi đánh giá kết quả thanh tra

Thời gian thanh tra tại trụ sở CQT ít, CBTT còn tập trung phần lớn thời gian và quá chú trọng vào thanh tra tại cơ sở NNT.

+ Chất lƣợng các cuộc thanh tra tại cơ sở NNT chƣa cao do chƣa giới hạn phạm vi thanh tra (nội dung thanh tra còn quá rộng), vẫn còn hiện tƣợng một số biên bản lập không đúng quy định. Việc thanh tra quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp có doanh thu khoảng trên 300 tỷ thường được CQT thực hiện bằng cách kiểm tra toàn bộ các nội dung liên quan đến các loại thuế phải nộp của NNT. Khi tiến hành thanh tra tại cơ sở NNT, các nghiệp vụ nhƣ quan sát, tham quan cơ sở kinh doanh, phỏng vấn, truy lần chƣa đƣợc đoàn thanh tra chú trọng và áp dụng một cách khoa học, kết quả tính toán thu đƣợc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của CBTT nên vẫn còn hiện tƣợng bỏ sót gian lận, sai phạm.

+ Thời gian thanh tra tại cơ sở một số NNT còn bị kéo dài

Do các đoàn thanh tra thường chọn hình thức thanh tra toàn diện các sắc thuế, các nội dung liên quan đến nghĩa vụ thuế trong nhiều năm mà chƣa giới hạn nội dung, phạm vi thanh tra nên mất nhiều thời gian vào việc thu thập tài liệu, đối chiếu (nhất là các tài liệu đối với các đối tác nước ngoài, thời gian xác minh hoá đơn còn kéo dài...).

- Khâu xử lý kết quả sau thanh tra :

Thời gian qua việc xử lý kết quả sau thanh tra của CQT còn chƣa kiên quyết, các bộ phận liên quan chƣa thực sự phối kết hợp tốt trong việc đôn đốc, xử lý NNT tuân thủ kết luận thanh tra thông qua các biện pháp theo quy trình nghiệp vụ. Việc đôn đốc đơn vị nộp tiền vào ngân sách gặp khó khăn do đơn vị không có tiền nộp vào ngân sách, nguyên nhân cũng một phần so thiếu chế tài nghiêm minh để xử lý NNT chây ỳ, dây dƣa. Việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm sau thanh tra chất lƣợng chƣa cao.

- Khâu xử phạt vi phạm hành chính qua công tác thanh tra thuế nói chung chƣa nghiêm, chƣa có tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, chủ yếu là xử phạt hành vi khai sai, khai thiếu.

- Công tác bảo mật thông tin trong hoạt động thanh tra thuế cũng còn hạn chế. Một số cuộc thanh tra nội dung, phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ thanh tra NNT còn nắm được trước khi thanh tra. Nên đã né tránh, hoàn thiện, chỉnh sửa trước khi thanh tra dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra không cao.

- Công tác phối hợp với các ngành chức năng trong công tác thanh tra thuế hiệu quả còn thấp, rất ít vụ việc vi phạm pháp luật về thuế đƣợc chuyển cho cơ quan công an xử lý mặc dù vì phạm về thuế của NNT còn phổ biến.

3.3.3. Nguyên nhân.

Hoạt động thanh tra thuế thời gian qua có những hạn chế là do xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Vướng mắc về chính sách

+ Luật Quản lý thuế: Khi thực thi Luật Quản lý thuế, thanh tra thuế gặp một số khó khăn, vướng mắc. Một số quy định của Luật Quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi gần đây chƣa đầy đủ, rõ ràng, chƣa phù hợp với thực tế thực hiện: Luật Quản lý thuế không quy định quyền điều tra cho CQT nên khi các vụ vi phạm số tiền thuế lớn, phạm vi rộng...CQT không xử lý đƣợc mà phải chuyển sang cơ quan công an để thụ lý giải quyết. Căn cứ ấn định số thuế phải nộp của NNT theo quy định của Luật Quản lý thuế chƣa rõ ràng:

chƣa quy định cách xác định căn cứ cụ thể để ấn định giá bán của sản phẩm tương đương, tỷ suất lợi nhuận của những doanh nghiệp cùng ngành nghề, địa bàn hoặc trong trường hợp doanh nghiệp mới ra kinh doanh, kinh doanh ngành nghề địa phương chưa có, CQT không có dữ liệu và không có cơ sở so sánh để làm căn cứ ấn định…

+ Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn

Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 là văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước ta về lĩnh vực thanh tra chỉ quy định những vấn đề lớn, cơ bản về công tác thanh tra, không thể quy định hết mọi vấn đề liên quan tới công tác thanh tra ở các cấp, các ngành, nhất là các nội dung mang tính nghiệp vụ, quy trình trong hoạt động thanh tra hiện nay. Chẳng hạn theo quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra ban hành trên cơ sở Luật Thanh tra hiện hành thì sau khi thành lập đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải giám sát đoàn thanh tra hoặc cử người giám sát. Tuy nhiên, quá trình áp dụng quy định này trên thực tế đã gặp không ít khó khăn, do số lƣợng biên chế của bộ phận thanh tra ngành thuế còn hạn chế, trong khi cùng thời điểm phải tổ chức nhiều đoàn thanh tra, dẫn đến không đủ người để giám sát... Khi thanh tra tại cơ sở NNT, để biết đƣợc nội dung của các hóa đơn, chứng từ hàng hóa có thật hay không thì bắt buộc CBTT phải đối chiếu với chứng từ thanh toán tiền, hàng của bên cung ứng... Tuy nhiên, hiện nay theo quy định hiện hành thì việc kiểm tra tại các doanh nghiệp cung ứng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Do theo Luật Thanh tra, các cơ quan chức năng thanh tra doanh nghiệp này, rồi mới đƣợc ra quyết định các doanh nghiệp khác có liên quan và khi kiểm tra các doanh nghiệp cung ứng bắt buộc đoàn thanh tra phải có Quyết định thanh tra, trong khi các doanh nghiệp cung ứng cho NNT thì lại rất nhiều, vì vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức cho CQT.

+ Các luật thuế

Hệ thống pháp luật về thuế và văn bản liên quan đến thuế GTGT, TNDN, TNCN…thay đổi quá nhanh, lại thiếu đồng bộ, vừa gây khó khăn cho việc thực thi của NNT, vừa gây ra sự bị động, lúng túng cho công tác thanh tra thuế. Nội dung các luật thuế còn phức tạp, vẫn còn lồng ghép nhiều chính

sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế gây khó khăn cũng nhƣ dễ phát sinh ra tiêu cực.

+ Các luật khác: Luật Doanh nghiệp tạo thuận lợi trong việc thành lập doanh nghiệp nhƣng không có biện pháp quản lý chặt chẽ nên nhiều doanh nghiệp ra đời, hoạt động một thời gian ngắn rồi bỏ trốn, các cơ quan quản lý không nắm bắt kịp thời nên vẫn xảy ra tình trạng lợi dụng hoá đơn GTGT chiếm đoạt tiền thuế.

Các bất cập về chính sách khác

Nhiều NNT có vướng mắc về chính sách thuế và đề nghị CQT cho tạm dừng thanh tra để có văn bản hỏi Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính, tuy nhiên việc đợi văn bản trả lời của cơ quan cấp trên dẫn đến thời gian thanh tra bị kéo dài.

Một số văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hướng dẫn quản lý từng ngành nghề cụ thể đã ban hành cách đây nhiều năm, chƣa đƣợc sửa đổi để sát với thực tế, nhiều hoạt động chƣa có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn đơn vị thực hiện. Chính sách chưa đồng bộ, rõ ràng đã ảnh hưởng đến việc xử lý kết quả thanh tra thuế, ảnh hưởng lớn đến thời gian xử lý hồ sơ theo quy trình.

+ Thẩm quyền của thanh tra thuế chƣa đủ mạnh. Do quy định của khung pháp lý hiện hành, thanh tra thuế gần nhƣ chỉ xử lý đƣợc các sai phạm trong lĩnh vực thuế một cách “giơ cao đánh khẽ” bằng các biện pháp nhƣ truy thu lại thuế, thu hồi thuế giá trị gia tăng đã hoàn hoặc giảm trừ số lỗ, truất quyền ưu đãi thuế…Những biện pháp này thực ra chỉ giải quyết được trước mắt mà không đủ tính nghiêm khắc để có thể coi nhƣ cảnh báo đối với NNT khi có ý định trốn thuế. Do CQT chƣa đƣợc giao chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế nên các vụ trốn thuế, gian lận tiền thuế từ 50 triệu đồng trở lên CQT đều phải chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra,

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra thuế ở cục thuế tỉnh hà giang (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)