1.3. Tổng quan về thành phố Đồng Hới
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên
* Diện tích tự nhiên: 155,54 km2
* Dân số: 103.988 người Trong đó:
Đất nội thị: 55,58km2
Dân số nội thị: 68.165 người
Mật độ dân số nội thị: 1.226 người/ km2 Đất ngoại thị: 99,69 km2
Dân số ngoại thị: 35.823 người
Mật độ dân số ngoại thị: 359 người/ km2 1.3.2.1. Địa hình
Địa hình, địa chất của Đồng Hới đa dạng bao gồm vùng gò đồi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Thành phố Đồng Hới nằm trên dãi đất hẹp của miền Trung. Phía Tây là dãy Trường Sơn đồi núi hiểm trở, phía Đông ven biển là
các cồn cát lớn kéo dài. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Đông. Đồng Hới bị chia cắt bởi các cồn cát và sông ngòi.
Đại bộ phận lãnh thổ Đồng Hới là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình dốc đều từ Tây sang Đông, nằm giữa các dãy núi đá vôi (karst) và biển. Về cơ bản, phần đất này phát triển trên cơ sở sườn lục địa phía Tây bị bào mòn và bờ biển bồi tụ phía Đông, lượng phù sa ít, phân hoá thành 3 dạng địa hình như sau:
Địa hình đồi núi chiếm 15% diện tích tự nhiên, nằm ở phía Tây, phân bố chủ yếu ở xã Thuận Đức, phường Đồng Sơn, xã Nghĩa Ninh. Địa hình có độ cao khoảng từ 350 đến 510m so với mực nước biển, có rừng nguyên sinh, rừng trồng và các dãy đồi thấp có điều kiện để phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
Địa hình mấp mô và đụn cát chiếm 40% diện tích, nằm ở phía Bắc và một phần ở phía Tây, phân bố dọc theo các xã Quang Phú, Lộc Ninh, Bắc Lý, Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa. Địa hình có độ cao khoảng từ 30 - 350m so với mực nước biển, là vùng sản xuất lương thực hoa màu, cây công nghiệp, vùng vành đai rau xanh phục vụ cho thành phố, có điều kiện phát triển các khu công nghiệp, chăn nuôi gia súc, kinh tế trang trại.
Địa hình duyên hải là vùng trung tâm thành phố (chiếm 45% diện tích) gồm Đồng phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải, Đức Ninh Đông, Đức Ninh, Nam Lý, Bắc Lý. Đây là vùng đồng bằng, thuận lợi cho việc trồng lúa, nuôi thuỷ sản, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của thành phố. Phía Đông thành phố là dải cát ven biển gồm các xã Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh. Vùng này thuận lợi cho phát triển thuỷ sản, du lịch biển và một số chương trình rau sạch của thành phố, song cũng xuất hiện các yếu tố bất lợi từ việc xâm thực và bất ổn của các cồn cát, cần phải có giải pháp về
môi trường và rừng phòng hộ.
Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho thành phố phát triển kinh tế khá đa dạng theo hướng kết hợp giữa biển và đất liền.
Phía tây Đồng Hới là dãy núi bao bọc, phía trước là sông và biển có đồi cát Bảo Ninh. Trước đây, Bảo Ninh vị cách trở với Đồng Hới nhưng sau khi có cầu Nhật Lệ, khu vực này đã đô thị hóa, là nơi có các khu nghỉ dưỡng.
1.3.2.2. Khí hậu
Tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm trong khí hậu Duyên Hải miền Trung. Chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc. Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Đồng Hới chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: Gió Tây Nam khô nóng thổi về mùa hè và có sự chắn của Đèo Ngang nên khi gió mùa về thì hay có mưa lớn; Gió Đông Bắc ẩm ướt thổi về mùa đông có thể chia khí hậu ở Đồng Hới chia làm hai mùa chính:
Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ bình quân hàng ngày là 250C, tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 tháng 7. Có ngày nhiệt độ lên đến 35-390C, có gió Tây Nam khô nóng gây hạn hán nghiêm trọng. Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất trong năm (tháng 4, tháng 8) là 290C.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 7,80C.
Số giờ nắng trong năm: 1.786 giờ/năm.
Độ ẩm bình quân tháng cao nhất: 93% (tháng 10, tháng 11).
Độ ẩm bình quân tháng thấp nhất: 35-40% (tháng 5, tháng 6).
Lượng bốc hơi trong các tháng mùa hè (tháng 5, tháng 7) chiếm tới 70-75%
lượng bốc hơi cả năm.
Mùa rét: Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình là 200C. Trong đó tháng rét nhất là tháng 2, nhiệt độ có lúc xuống đến 80C, kèm theo gió mùa Đông Bắc và mưa phùn.
Với lượng mưa bình quân hàng năm 1.300 đến 4.000mm, lượng mưa tương đối lớn tập trung theo vùng.
Ở Đồng bằng: 2000 - 3000mm trong mấy tháng mùa mưa (tháng 9, 11).
Ở miền núi: 2000 - 2500 mm.
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 9 đến tháng 11 chiếm tới 70-80% tổng lượng mưa cả năm, mưa tập trung với cường độ lớn, gây ngập úng, lở trôi, xói mòn đất khá mạnh. (theo số liệu thống kế 10 năm của trạm khí tượng thuỷ văn Quảng Bình).
Thuỷ văn:
Hệ thống sông ngòi của Đồng Hới có đặc điểm chung của khu vực Bắc Trung Bộ là sông ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa lũ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Đồng Hới theo mùa rõ rệt. Sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Mùa mưa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt trên diện tích rộng. Ngược lại, về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy rất nhỏ. Những năm gần đây, nhờ có các đập thuỷ lợi được xây dựng nên đã điều hoà một phần lưu lượng nước trong năm phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp.
Sông Nhật Lệ là sông lớn nhất chảy qua thành phố chịu ảnh hưởng của bán nhật triều ngày 2 chân, 2 đỉnh xen kẽ. Các vùng đất thấp ở hạ lưu sông Nhật Lệ thường bị nhiễm mặn ảnh hưởng xấu tới nông nghiệp.
Mật độ sông suối ở thành phố Đồng Hới khá thưa thớt, tập trung vào bốn con sông chính:
Sông Đại Giang và Kiến Giang của huyện Lệ Thuỷ chảy qua thành phố Đồng Hới và đổ ra biển.
Sông Mỹ Cương độ quanh co qua các địa phận từ phường Đồng Sơn, xã Đức Ninh qua cầu dài đổ ra sông Nhật Lệ. Thượng nguồn Mỹ Cương có hồ chứa nước Phú
Vinh có trữ lượng 21m3. Dùng cung cấp cho tưới tiêu và nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đồng Hới.
Sông Lệ Kỳ ven phía đông thành phố Đồng Hới.
Sông Cầu Rào: Thuộc địa phận phường Nam Lý và Đồng Phú. Do quá trình xây dựng và san lấp nên đã bị biến đổi nhiều, chỉ còn lại phần nhỏ hiện đang được quy hoạch lại.