Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý hệ thống khu vực cảnh quan nghỉ dưỡng ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 40)

Công viên Nhật Lệ có tổng diện tích 64.728 m2, thuộc địa phận phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, trải dài từ Cầu Hải Thành tới tượng đài Mẹ Suốt, chạy dọc theo đường cửa Sông Nhật Lệ. Phía Bắc giáp phường Hải Thành, phía Nam Giáp phường Hải Đình, phía Đông giáp cửa sông Nhật Lệ, phía Tây giáp với khu dân cư phường Đồng Mỹ.

Hình 3.1. Vị trí Công viên Nhật Lệ (http//:Maps.Google.com/Donghoi)

Đây là nơi có vị trí đắc địa của thành phố Đồng Hới, có tầm nhìn đẹp nhất ra hướng cửa sông và bán đảo Bảo Ninh. Tại trung tâm công viên có di tích nhà thờ Tam Toàn chỉ còn lại tháp chuông. Nhà thờ Tam tòa được xây dựng năm 1886. Trong chiến tranh từ năm 1964 đên năm 1972, nhà thờ bị đánh sập, chỉ còn lại tháp chuông, thị xã Đồng Hới khi đó cũng bị san phẳng.

Đi ngược theo đường bờ kè có di tích bến đò và tượng đài mẹ Suốt nổi tiếng.

Mẹ Suốt là biểu tượng hào hùng của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Bến đò mẹ chèo năm xưa đã trở thành một Di tích lịch sử tiêu biểu ở Đồng Hới trong thời kỳ chống Mỹ với tên gọi Bến đò mẹ Suốt.

Công viên Nhật Lệ bao gồm 5 khu chính: khu quảng trường, khu vui chơi trẻ em, khu tập thể dục dưỡng sinh, khu vực Nhà thờ Tam Tòa, khu ngoạn cảnh; được quy

hoạch hợp lý và thiết kế linh hoạt với nhiều điểm nhất như: hồ phun nước, đồng hồ lớn, đồi ngoạn cảnh,… Bên cạnh đó, công viên cũng được bố trí nhiều loài thực vật khác như: Chè tàu, cẩm tú mai, chuỗi ngọc, trang thái, thảm lá màu, cỏ ba lá , cau bụng, ca trắng, hoa giấy, tùng bút, cọ, ngâu, dương, cây xanh các loại,…

Công viên được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cư dân đô thị thành phố và khách du lịch. Với việc quy hoạch công viên theo hướng công viên mở, không có hàng rào xung quanh, công viên đã thu hút rất đông khách du lịch và người dân, đặc biệt là các hoạt động thanh niên thiếu nhi tham gia.

3.1.2. Sun Spa Resort

Sun Spa Resort có vị trí đắc địa, tọa lạc trên bán đảo Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, được nối với trung tâm thành phố qua hai cây cầu Nhật Lệ 1 và Nhật Lệ 2.

Hình 3.2. Vị trí Sun Spa Resort (http//:Maps.Google.com/Donghoi)

Đây là khu du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn 5 sao, cách trung tâm thành phố 1km với khoảng 10 phút đi bộ qua cầu Nhật Lệ, cách bến xe Đồng Hới 1km; ga Đồng Hới 4km; sân bay Đồng Hới 7km; suối nước nóng Bang 105oC 40km, đặc biệt cách khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường có chiều dài 31,4km được xếp hạng kỷ lục là Động khô dài nhất và đẹp nhất Châu Á do chính Tập đoàn Trường Thịnh là chủ đầu tư trực tiếp khai thác và quản lý kinh doanh - nằm trong quần thể Di sản thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

Kiến trúc tinh tế mang tính nghệ thuật độc đáo, thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ xưa, hài hòa với tầm không gian du khách vào hoà mình với thiên nhiên, nắng vàng, cát trắng và biển xanh. Khu Villa 5 sao có diện tích 8 ha, giáp mặt với biển,

được thiết kế hạ tầng cây xanh, rừng sinh thái, bờ tre, khóm trúc thanh bình mang vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Khu Villa 5 sao được chia thành 4 khu vực: khu đón tiếp, nhà hàng 2 tầng, khu spa và 34 Villa với 75 phòng ngủ cao cấp. SunSpa Resort nằm trên một đảo cát trắng tuyệt đẹp, được ví von như “hình nàng tiên cá xoãi mình giữa hai làn nước xanh thẳm, một bên là đại dương bao la, một bên là dòng sông Nhật lệ hiền hòa”.

3.1.3 Thực trạng chung của công tác quản lý và quy hoạch cảnh quan trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Công tác quy hoạch cây trồng đô thị nói riêng và quy hoạch cảnh quan đô thị thành phố Đồng Hới nói chung triển khai còn chậm so với yêu cầu phát triển của đô thị.

Cho đến thời điểm hiện nay, có thể nói hầu hết các đô thị ở nước ta chưa có quy hoạch về cây trồng đô thị. Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, công tác quy hoạch liên quan đến cây xanh đô thị cũng chỉ mới dửng lại ở quy hoạch không gian xanh là chính, chưa có quy hoạch cây trồng đô thị và chưa có quy hoạch cây trồng đường phố. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao cho đến nay các đô thị ở nước ta vẫn chưa có được những cảnh quan cây xanh thực sự mang tính đặc sắc riêng; Hệ thống cảnh quan cây xanh còn mang mún, cây trồng lộn xộn, không đảm bảo sự an toàn, thậm chí còn có những nơi cây mới trồng được vài năm lại phải nhổ đi hàng loạt để trồng lại, vừa tốn kém vừa tạo ra dư luận không tốt trong xã hội.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý cây xanh với các đơn vị khác.

Tiêu chuẩn cây giống thiếu cụ thể, thiếu chủ động về nguồn giống cây.

Chưa khai thác tốt nguồn giống cây bản địa.

Cây bản địa là những cây đóng góp vai trò tạo nên cảnh sắc cây xanh đặc trưng cho môi trường đô thị. Chính vì chưa khái thác tốt nguồn tài nguyên này, nên thực tế, đi đến đô thị nào cũng ta cũng bắt gặp những loài cây trồng tương tự nhau và đều tập trung vào một số loài phổ biến, có khả năng thích ứng rộng như Sao đen (Hopea odorata Roxtb), Bằng lăng nước (Lagerstroemia flosreginae Rezt), Sấu ( (Dracontomelum duperreanum Pierre), Phượng vĩ (Delonix regia Raf),…

Cây xanh chưa được thiết kế kết hợp với thảm trang trí, đôi khi cũng che khuất tầm nhìn của người đi lại. Một số cây xanh bị chết nên việc khôi phục và nâng cấp là hết sức cần thiết. Nghiên cứu thực trạng hệ thống cây trồng trong các khu nghỉ dưỡng tại thành phố Đồng Hới hiện nay cho thấy hệ thống cây trồng không được quy hoạch, thiết kế tuyển chọn và bố trí trên các cơ sở khoa học. Hệ thống cây xanh đang bộc lộ những yếu kém cả về hình thức, chất lượng cũng như trong công tác quản lý và bảo vệ cây xanh cũng còn nhiều bất cập.

Các quy định luật pháp về hướng dẫn quy hoạch cảnh quan trong đô thị hiện nay còn chưa đủ và thiếu thực tế. Thiếu sự nhất quán trong việc định nghĩa cây xanh

sử dụng công cộng, khu nghỉ dưỡng, trong các văn bản quy phạm pháp luật (TCVN 362 về việc QCVN 01-2008…) tạo ra cách hiểu khác nhau, dẫn đến thông tin không chính xác và không đồng bộ cho mục đích quy hoạch và quản lý.

Quy định về quy trình tham gia của người dân trong quy hoạch còn thiếu hiệu quả.

Nhận thức của chính quyền về tầm quan trọng của cảnh quan trong khu nghỉ dưỡng còn thấp.

Ý thức của một bộ phận người dân và du khách còn kém, thường xuyên tụ tập ăn uống dưới gốc cây.

Mặc dù có nhiều kết quả trong quá trình phát triển, việc tổ chức trồng, chăm sóc được toàn xã hội quan tâm và đang trở thành phong trào sâu rộng, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại như phá hoạt cây xanh từ cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý hệ thống khu vực cảnh quan nghỉ dưỡng ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)