Đánh giá công tác quản lý tại các khu nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý hệ thống khu vực cảnh quan nghỉ dưỡng ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 76)

3.3.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Công viên – Cây xanh Đồng Hới

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, do điều kiện kinh doanh và thị trường có nhiều biến đổi nên Trung tâm đã hoàn thiện được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và mạng lưới hoạt động của các bộ phận, bộ máy quản lý của Trung tâm được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm Công viên Cây xanh Đồng Hới

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm bao gồm: Lãnh đạo Trung tâm gồm có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc; các phòng ban chức năng, các đội, tổ trực thuộc.

- Lãnh đạo Trung tâm

+ Giám đốc Trung tâm: Do UBND thành phố ra quyết định và bãi nhiệm, là đại diện pháp nhân của Trung tâm, có quyền hạn cao nhất trong Trung tâm. Là người quyết định toàn bộ phương hướng, kế hoạch, mục tiêu hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức, theo dõi kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh của các bộ phận, ký kết các hợp đồng kinh tế, có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật hoặc đình chỉ công tác đối với các cá nhân vi phạm nội quy của Trung tâm. Đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên, với nhà nước về việc hoàn thành kế hoạch phục vụ công ích, kinh doanh, chất lượng, phục vụ quản lý tài sản, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước cũng như việc tuân thủ pháp luật và vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong Trung tâm.

+ Phó giám đốc: Là người giúp việc, tham mưu cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Với chức năng này, phó giám đốc phải luôn luôn theo dõi giám sát việc thực hiện tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng bộ phận; kiểm tra và báo cáo với giám đốc về toàn bộ tình hình kinh doanh của Trung tâm cùng với giám

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ trách TCHC)

PHÒNG TC-HC PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KH-KT

ĐỘI CÔNG

VIÊN 4

ĐỘI CÂY XANH

ĐỘI VƯỜN

ƯƠM

TỔ CÂY CẢNH

TỔ ĐIỆN NƯỚC

ĐỘI BẢO VỆ ĐỘI

CÔNG VIÊN 1

TỔ XE MÁY PHÓ GIÁM ĐỐC

(Phụ trách SXKD)

ĐỘI CÔNG

VIÊN 2

ĐỘI CÔNG

VIÊN 3

đốc nghiên cứu vạch ra kế hoạch, chương trình kinh doanh, các phương hướng mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh điều chỉnh các bộ phận cho thật phù hợp.

- Các phòng chức năng

+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Có chức năng nghiên cứu, đề xuất, tham mưu hoạt động các chiến lược trong kinh doanh, lập kế hoạch ngắn và dài hạn, thực hiện các phương án kinh doanh của Trung tâm. Phối kết hợp với các phòng ban chức năng khác nắm bắt nhu cầu, đề xuất các phương án tiếp thị, tìm kiếm nguồn ngân sách, nguồn hàng giá cả, tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm tiếp nhận và ký kết các hợp đồng kinh tế bảo đảm công tác phục vụ kinh doanh.

+ Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện tất cả những công việc liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự, tham mưu việc tuyển chọn, sắp xếp bố trí, đào tạo cán bộ, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh. Có kế hoạch đào tạo thi tay nghề, tham mưu trong việc xét nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời theo dõi kiểm tra việc thực hiện các công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, các chế độ chính sách, các quy định đối với cán bộ công nhân viên trong toàn Trung tâm bảo đảm sự công bằng và dân chủ.

+ Phòng Tài vụ: Có chức năng giúp giám đốc Trung tâm quản lý tốt về mặt tài chính, thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật, lập dự thảo về kế hoạch tài chính trên cơ sở thống nhất với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm, quản lý và theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản. Tổ chức ghi chép, hạch toán đầy đủ kịp thời, chính xác, đúng nguyên tắc hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm với phương châm giảm tối đa chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Trung tâm. Đồng thời chấp hành đúng chế độ tài chính kế toán do Bộ tài chính ban hành.

- Các bộ phận trực thuộc: Các bộ phận chức năng và kinh doanh trên đều có sự thống nhất với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất để đưa Trung tâm ngày càng phát triển.

Công viên Nhật Lệ thuộc sự quản lý của Trung tâm Công viên – Cây xanh Đồng Hới. Bộ máy của Trung tâm bao gồm 01giám đốc, 02 phó giám đốc, 03 phòng chức năng (phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, phòng Tài vụ), với 07 đội (đội Công viên 1, Công viên 2, Công viên 3, Công viên 4, đội Cây xanh, đội Vườn Ươm, đội Bảo vệ) và 03 tổ trực thuộc (Tổ Cây cảnh, Tổ xe máy, Tổ Cơ khí – điện nước).

Tổng số lao động: 250 người.

Trình độ Đại học và trên Đại học: 58 người; Trình độ Cao đẳng, Trung cấp: 65 người; Lao động phổ thông: 127 người.

Trình độ lý luận chính trị, Cao cấp chính trị: 03 người, Trung cấp: 01 người.

Hợp đồng lao động, Viên chức: 62 người, Hợp đồng không xác định thời hạn:

180 người, Hợp đồng thời vụ: 08 người.

Chức năng và nhiệm vụ:

- Hoạt động công ích: (theo kế hoạch do tỉnh, thành phố Đồng Hới giao).

+ Quản lý hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh đô thị, cây xanh đường phố.

+ Quản lý, duy trì, tôn tạo và xây dựng mới các khuôn viên, công viên, vườn hoa, điểm xanh đô thị.

+ Sản xuất các loại cây giống, cây bóng mát, cây hoa, cây cảnh... phục vụ cho nhu cầu của ngành công viên đô thị và các ngày lễ hội của tỉnh, thành phố.

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và các thành tựu kỹ thuật mới trong lĩnh vực công viên cây xanh.

+ Nghiên cứu, sưu tầm động, thực vật phục vụ cho chuyên ngành công viên cây xanh.

- Hoạt động cung ứng dịch vụ:

Thực hiện các dịch vụ phục vụ công cộng, hoa cây cảnh, cây giống phục vụ cho công tác phát triển cây xanh đô thị, cây trang trí, điện chiếu sáng sân vườn, công viên, vườn hoa, khuôn viên và các hoạt động tư vấn thiết kế, giám sát, thi công đáp ứng cho đầu tư, phát triển hệ thống công viên, cây xanh, điện chiếu sáng sân vườn, công viên, vườn hoa, khuôn viên.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Thi công xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội đô thị; Điện trang trí, điện chiếu sáng sân vườn, công viên, vườn hoa, khuôn viên.

3.3.1.2 Thực trạng về công tác bảo vệ cây xanh và cảnh quan tại công viên Nhật Lệ

Đối với Công viên Nhật Lệ, TTCV-CX có vai trò quản lý, bảo vệ hệ thống cây xanh và cảnh quan hiện hữu tại công viên, giữ gìn vệ sinh. Đồng thời theo dõi chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ đối với cảnh quan bao gồm: hệ thống nước tưới; hệ thống nước phun; hệ thống cây xanh, thảm lá màu, thảm cỏ; hệ thống điện chiếu sáng và trang trí; các yếu tố trang trí và biểu tượng khác như đồng hồ lớn, bể phun,...

Kiểm tra, giám sát hoạt động vui chơi, giải trí; đảm bảo an ninh trật tự đối với các hoạt động thanh thiếu nhi 24/7, tránh các sự cố xảy ra trên địa bàn.

Có đội ngũ bảo vệ luôn túc trực kiểm tra 24/7, với số lượng: 02 người/ ngày;

trong và cuối giờ làm việc có cán bộ đi kiểm tra cho nên cập nhật được tình hình chung và khắc phục sự cố kịp thời.

Đội ngũ chăm sóc bảo dưỡng: 04 người/ngày. Khi có sự cố xảy ra như mất điện, mất nước hay cây nghiêng đổ kịp thời phát hiện và khắc phục kịp thời. Hệ thống cảnh quan được chăm sóc theo định kỳ.

Mặc dù Trung tâm Công viên - Cây xanh Đồng Hới đạt nhiều kết quả trong quá trình phát triển, song công tác bảo dưỡng với bảo vệ cảnh quan và cảnh quan hiện cũng còn nhiều tồn tại:

Do địa bàn quản lý tương đối rộng và ngân sách hạn chế, có đội ngũ bảo vệ (2 người/ ngày) tại công viên Nhật Lệ tuy nhiên vẫn chưa ngăn chặn triệt để được các hành vi phá hoại cây xanh từ cộng đồng với các hình thức: Cố tình chặt, đổ hóa chất, axit, đổ nước sôi vào gốc cây; khoanh, cắt, tróc vỏ, cưa trộm cây...

Thường xuyên xảy ra hỏng hóc do hệ thống cảnh quan đã cũ: hệ thống nước tưới, hệ thống phun nước, hệ thống điện, đường dạo, các yếu tố trang trí khác...

Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý chưa chặt chẽ, công tác thông tin tuyên truyền chưa kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch nên khi xảy ra sự cố mất mát, hư hại chưa kịp thời phát hiện và khắc phục.

Việc gắn kết giữa quy hoạch, xây dựng đô thị gắn với quản lý và phát triển cây xanh, công viên chưa chặt chẽ.

3.3.2. Công tác quản lý tại Sun Spa Resort

3.3.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý cảnh quan tại Sun Spa Resort

Hiện nay, công tác quản lý và bảo dưỡng cảnh quan thuộc Sun Spa Resort do bộ phận Sân Vườn đảm nhiệm. Cơ cấu bộ phận quản lý Sân vườn của Sun Spa Resort bao gồm: 01 đội trưởng, 02 đội phó, 3 giám sát viên. Trong đó có 01 giám sát viên thuộc bộ phận sân vườn, 02 giám sát viên thuộc các bộ phận khác trong Resort chuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc của đội.

Đội trưởng: Có trách nhiệm giám sát chung toàn bộ hoạt động của đội, là người đưa ra phương hướng, kế hoạch đảm bảo công việc của đội hoàn thành tốt. Có trách nhiệm tham mưu và đề xuất với chủ đầu tư (Sun Spa Resort) trong các vấn đề liên quan đến bảo dưỡng và quản lý cảnh quan.

Đội phó: Là người hỗ trợ, tham mưu cho đội trưởng, thống kê, lập kế hoạch bảo dưỡng và quản lý cảnh quan. Do quy mô của đội tương đối gọn và khép kín, không có cán bộ kỹ thuật riêng nên đội phó là người luôn giám sát công nhân làm việc và tình hình của hệ thống cảnh quan.

Giám sát viên: Chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của công nhân, tình hình cảnh quan tại khu vực mình quản lý, đồng thời báo cáo kịp thời các tình huống phát sinh đối với bộ phận sân vườn để khắc phục.

Nhân lực: 39 người, trong đó 6 nam, 33 nữ 03 người: Sân Gold

03 người: Vườn ươm 02 người: Cây nội thất 02 người: Cắt tỉa cây xanh

29 người: chia đều cho các khu Villa 1, Villa 2, Bulgalow 1, Bulgalow 2, A, A1, A2, B, B1, B2, Dịch vụ, Khối nhà phụ, Sảnh chính,...

Chức năng nhiệm vụ:

Đảm bảo hệ thống cảnh quan trong Resort luôn được theo dõi và phát triển tốt.

Bón phân mỗi tháng 1 lần, chống cây trong mùa mưa bão, tưới nước, làm cỏ, chăm sóc và bảo dưỡng cảnh quan,...

Đảm bảo nguồn cung ứng các cây xanh có thể gây trồng trong vườn ươm của Resort.

Tham mưu với chủ đầu tư về vật tư, nhân lực để kịp thời cung ứng được vật tư chăm sóc cây xanh, ứng phó trước bão.

3.3.2.2. Thực trạng về công tác bảo vệ cây xanh và cảnh quan tại Sun Spa Resort

Hệ thống cảnh quan tại Sun Spa Resort được bộ phận sân vườn trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm chăm sóc, theo dõi tình hình và khắc phục kịp thời sự cố.

Hoạt động bảo vệ: 24/7 do đội bảo vệ của Resort quản lý, tuy nhiên do không trực tiếp quản lý cảnh quan nên việc theo dõi còn chưa sâu sát, kịp thời.

Việc phát hiện các sự cố chủ yếu xuất phát từ nhân viên của các phòng, bộ phận khác. Khi xảy ra sự cố, người phát hiện báo cáo với bộ phận sân vườn, từ đây tổng hợp, báo cáo lên chủ đầu tư (đối với các yếu tố cảnh quan: đèn nhật sân vườn, cây lớn, cây cảnh có giá trị không gây trồng trong vườn ươm, ghế đá, tiểu cảnh,...) để kịp thời khắc phục hoặc thay thế.

Đối với hoạt động chăm sóc bảo dưỡng cảnh quan, do nhân lực của bộ phận còn hạn chế, diện tích của Sun Spa Resort tương đối lớn (gần 28,5 ha, trong đó diện tích cỏ chiếm gần 50%), khối lượng công việc trong 1 ngày rất nhiều nên việc quản lý toàn bộ cảnh quan trong còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý hệ thống khu vực cảnh quan nghỉ dưỡng ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)