3.2. Hiện trạng cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới
3.2.4. Đánh giá thành phần cảnh quan trong các phân khu chức năng
3.2.4.1. Đánh giá thành phần cảnh quan trong các phân khu chức năng tại công viên Nhật Lệ
Hình 3.6. Mặt bằng phân khu công viên Nhật Lệ
Hiện nay, công viên Nhật Lệ được chia làm 5 phân khu chức năng, mỗi phân khu có một vai trò riêng biệt và hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đầy đủ nhu cầu của người dân cũng như du khách. Bao gồm, khu tập dưỡng sinh, khu ngoạn cảnh, khu quảng trường, khu Nhà thờ, và khu dạo ven sông.
Hình 3.7. Mặt bằng tổng thể cảnh quan công viên Nhật Lệ
Trong đó, khu quảng trường và khu ngoạn cảnh là nơi thường tập trung đông người nhất. Tại khu quảng trường thường diễn ra các lễ hội như lễ hội Bài chòi đầu năm, các cuộc thi văn hóa văn nghệ do thành phố tổ chức. Khu ngoạn cảnh bao gồm đồi ngoạn cảnh và bể nước lớn, không gian thích hợp dành cho bố mẹ và trẻ em vui chơi. Cho nên hai phân khu chức năng này cần có đủ diện tích để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, diện tích của hai khu này lại tương đối nhỏ, diện tích cây xanh của khu vực ngoạn cảnh tương đối lớn (67,6%), điều này hạn chế phần nào sinh hoạt của người dân. Độ che phủ của cây xanh của khu ngoạn cảnh tương đối thấp do
cây xanh chủ yếu là những loài như Phương, Cau, Dừa,… cho nên cần bố trí thêm một số loài cây để tăng thêm mảng xanh cho khu vực đồng thời tạo bóng mát cho người dân nghỉ ngơi.
Đối với khu dạo ven sông, mật độ cây xanh ở đây tương đối cao, do trước đây là nơi ươm cây của Trung tâm Công viên – Cây xanh. Mật độ cao nhưng cự ly, khoảng cách cây không đồng đều, cây bố trí lộn xộn, không theo một bố cục nhất định, cây cao phía mặt tiền, cây thấp trồng phía trong, điều này ít nhiều làm cho tầm nhìn ra hướng biển bị che khuất.
Hình 3.8. Cây xanh che khuất tầm nhìn tại khu dạo ven sông Bảng 3.16. Cơ cấu phân khu chức năng trong công viên Nhật Lệ
STT Tên Đơn vị DIỆN TÍCH (m2) TỶ LỆ (%)
1 Khu tập dưỡng sinh m2 4.294 11,14
2 Khu ngoạn cảnh m2 8.744 22,68
3 Khu quảng trường m2 6.356,6 16,49
4 Khu Nhà thờ m2 14.731 38,21
5 Khu dạo ven sông m2 4.424,5 11,48
TỔNG CỘNG m2 38.550 100,00
Tỷ lệ kiến trúc tại công viên Nhật Lệ tương đối thấp, chỉ xuất hiện ở khu vực dạo ven sông. Tại đây gồm công trình tháp đồng hồ cao 8m, tuy nhiên nếu nhìn từ phía khu dân cư thì tòa tháp đồng hồ này có chiều cao chưa hợp lý, do khu này bao gồm nhiều cây lớn và mật độ tương đối dày nên công trình đã bị che khuất bởi tán cây. Tại khu dạo ven sông và khu ngoạn cảnh về đêm có rất nhiều người dân tới để đi bộ hoặc ngồi ngắm cảnh, nhưng số lượng ghế đá để khách nghỉ chân tương đối ít, cần bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện tại, tại công viên Nhật Lệ số lượng tiểu cảnh tương đối ít, nhìn tổng thể công viên chỉ là các hàng cây xanh, chưa có điểm nhấn. Đặc biệt, hệ thống đường dạo tại công viên đang xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt của du khách đồng thời, hành lang dọc bờ sông và sát đường giao thông chưa có rào chắn, gây nguy hiểm cho hoạt động vui chơi, giải trí của con người.
Hình 3.9. Đường dạo bị xuống cấp trong công viên Nhật Lệ
Bảng 3.17. Số lượng các yếu tố trang trí tại công viên Nhật Lệ
STT Hạng mục Đơn
vị
Khu tập dưỡng
sinh
Khu ngoạn
cảnh
Khu quảng trường
Khu Nhà thờ
Khu dạo ven sông
Tổng
1 Đèn đường cao 10m Cái 4 4 6 3 4 21
2 Đèn trang trí cao
3,5-5m Cái 1 4 1 3 2 11
3 Thùng rác Cái 2 1 1 3 3 10
4 Ghế đá Cái 1 2 6 4 2 15
5 Tháp đồng hồ Cái 0 0 0 0 1 1
6 Bể phun nước Cái 1 0 0 1 0 2
7 Đá mồ côi Viên 0 0 7 2 0 9
Bảng 3.18. Tỷ lệ các thành phần cảnh quan trong phân khu chức năng tại công viên Nhật Lệ
Hạng mục
Khu tập dưỡng sinh
Khu ngoạn cảnh
Khu quảng trường
Khu Nhà thờ
Khu dạo ven sông Diện
tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%) Cây xanh 2613,4 60,9 5.913 67,6 4.515,7 71,0 6.731,9 45,7 3.012,8 68,1 Giao thông 1.680,6 39,1 2.752,5 31,5 1.840,9 29,0 6.565,3 44,6 1.404,6 31,7 Mặt nước 0 0,0 78,5 0,9 0,0 0.0 0,0 0,0 0,0 0,0 Kiến trúc 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1.433,8 9,7 7,1 0,2 TỔNG CỘNG 4.294 100,0 8.744 100,0 6.356,6 100.0 14.731 100.0 4424,5 100,0
3.2.4.2. Đánh giá thành phần cảnh quan trong các phân khu chức năng tại Sun Spa Resort
Đối với Sun Spa Resort được chia thành 6 phân khu chức năng, bao gồm khu tiếp đón – điều hành; khu nghỉ dưỡng gồm các Villa và Bulgalow; khu dịch vụ công cộng gồm phòng tái chế, nhà hàng, cửa hàng, Kỹ thuật, Cafe, Massager,...; khu thể thao và khu ngoạn cảnh. Trong resort vẫn còn một diện tích nhà dân nằm trong quy hoạch của Resort nên tác giả vẫn tiến hành thống kê đưa vào số liệu.
Hình 3.10. Mặt bằng phân khu Sun Spa Resort
Cảnh quan tại Sun Spa Resort được thiết kế, quy hoạch chi tiết lấy cảm hứng và khai thác đặc thù địa hình của khu vực, tận dụng lợi thế nằm ở bán đảo, cách đất liền 1km nên việc thiết kế cảnh quan mang hơi hướng nhiệt đới là rất hợp lý, trong đó cây xanh chiếm một tỷ lệ lớn. Mặt nước cũng là một lợi thế của Sun Spa Resort khi mà địa hình cho phép tạo ra các hồ nhân tạo lớn. Tỷ lệ mặt nước ở đây được phân bố khá đồng đều, hầu như phân khu nào cũng xuất hiện yếu tố mặt nước. Điều này thể hiện sự đa dạng trong phong cách thiết kế và bố trí. Tuy nhiên, với một diện tích lớn gần 28ha thì việc phân bố hệ thống giao thông hợp lý là rất quan trọng. Tổng diện tích của hệ
thống giao thông 5,3%, trong đó hệ thống giao thông chính chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, trong công tác quy hoạch giao thông cần bổ sung thêm hệ thống giao thông phụ để nâng cao tính kết nối giữa các phân khu chức năng.
Bảng 3.19. Cơ cấu phân khu chức năng trong Sun Spa Resort
STT Tên phân khu chức năng Đơn vị Diện tích Tỷ lệ (%)
1 Khu tiếp đón - điều hành ha 1,23 4,33
2 Khu nghỉ dưỡng ha 10,87 38,25
3 Khu dịch vụ công cộng ha 2,69 9,47
4 Khu nhà dân ha 2,94 10,34
5 Khu thể thao ha 6,49 22,84
6 Khu ngoạn cảnh ha 4,2 14,78
TỔNG CỘNG ha 28,42 100,00
Hình 3.11. Mặt bằng tổng thể cảnh quan Sun Spa Resort
Bảng 3.20. Tỷ lệ các thành phần cảnh quan trong phân khu chức năng tại Sun Spa Resort
Hạng mục
Khu tiếp đón - điều hành
Khu nghỉ dưỡng
Khu dịch vụ công cộng
Khu nhà dân
Khu thể thao
Khu ngoạn cảnh
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Diện Tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diệ n tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Diệ n tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Cây xanh 0,3 26,0 8,0 73,7 1,2 42,8 - - 4,5 68,6 1,5 34,5 Giao thông 0,1 11,4 1,9 17,2 0,8 29,0 - - 0,9 13,1 1,7 39,7 Mặt nước 0,3 24,4 0,3 3,1 0,1 4,8 - - 0,7 11,2 0,9 21,8 Kiến trúc 0,5 38,2 0,7 6,0 0,6 23,4 - - 0,5 7,1 0,2 4,0
TỔNG
CỘNG 1,2 100 10,9 100 2,7 100 2,9 - 6,5 100 4,2 100 Tiểu cảnh tại resort tương đối nhiều, chủ yếu là các tiểu cảnh đèn đá Nhật bản nhưng chỉ phân bố ở trong các Villa và Bulgalow. Các chòi nghỉ tương đối ít. Nhìn chung, số lượng tiểu cảnh và cảnh quan để du khách có thể dừng chân ngăm cảnh tương đối ít. Do đó, việc đi lại, tham quan và dừng chân của du khách rất hạn chế, du khách chỉ tham quan tập trung ở khu vực nghỉ dưỡng hoặc khu dịch vụ công cộng.
Đây là điểm hạn chế lớn nhất đối với cảnh quan Sun Spa Resort. Vì vậy, trong công tác quy hoạch, nên phân bố thêm nhiều nơi dừng chân, tham quan ví dụ như giàn Pegola, ghế ngồi, chòi nghỉ,...
Bảng 3.21. Số lượng một số yếu tố trang trí tại Sun Spa Resort
STT Hạng mục Đơn vị
Khu tiếp đón - điều
hành
Khu nghỉ dưỡng
Khu dịch vụ công
cộng
Khu thể thao
Khu ngoạn
cảnh
Tổng
1 Đèn chiếu sáng
cao >5m Cái 4 15 6 0 6 31
2 Đèn sân vườn Cái 0 0 7 0 6 13
3 Đèn đá Nhật
Bản Cái 3 32 3 0 2 40
4 Thùng rác Cái 3 5 1 2 4 15
5 Pegola Cái 1 0 2 0 1 4
6 Chòi nghỉ Cái 0 0 5 1 3 9
3.2.4.3. Đánh giá về hình thức phối kết cây xanh và các yếu tố cảnh quan khác a) Đánh giá về hình thức phối kết cây xanh và các yếu tố cảnh quan khác tại Công viên Nhật Lệ
Qua khảo sát và đánh giá cây xanh trồng tại công viên Nhật Lệ, tác giả đánh giá nhìn chung, các loài cây gỗ tương đối đa dạng và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên chủng loại cây bụi, cây tạo hình, cây cảnh và và phủ nền tương đối ít, chỉ tập trung vào một số loài như Dương liễu, Cau trắng, Ngâu bun, Cẩm tú mai, Chuỗi ngọc, Chè tàu,... Với số lượng loài ít nhưng trồng với mật độ tương đối nhiều gây nên sự nhàm chán. Ví dụ đối với cây Xà cừ tuy thích hợp với khí hậu địa phương song lại không phù hợp trồng ở khuôn viên công viên, vì cây Xà cừ khi trưởng thành có thể chiếm một khoảng không gian lớn ảnh hưởng tới các cây trồng khác. Đặc biệt hướng nhìn của công viên Nhật Lệ hướng ra cửa sông Nhật Lệ nên việc cây có sự sinh trưởng lớn như vậy sẽ che khuất tầm nhìn đẹp của công viên. Phượng vĩ thích hợp trồng xen kẽ ở các khoảng trống.
Phượng vĩ là loài cây ưa sáng mạnh và rụng lá vào mùa đông, nếu trồng dày hoặc ở nơi thiếu ánh sáng cây sẽ chậm phát triển và ít hoa. Tương tự như vậy, cây Sữa không nên trồng nhiều và nhất là trồng gần khu dân cư. Mùa hoa Sữa với nồng độ cao là một trong nguyên nhân gây nên viêm mũi nếu hít thở trong thời gian dài.
Đối với công viên Nhật Lệ, số chủng loại cây gỗ tương đối nhiều tuy nhiên số lượng một số loài còn ít, một số loài chiếm đa số; chủng loại và số lượng cây cảnh, cây tạo hình, cây bụi và phủ nền tương đối thấp, chỉ tập trung một số loài. Đa số các cây có phẩm chất tốt, tuy nhiên hiện tượng lệch tán, lệch thân chiếm khá phổ biến. Một số
loài cây bụi và trồng thảm chất lượng kém cho có sự dẫm đạp của người dân. Sự bố trí và phối kết cây xanh còn kém, chưa có chủ đích cụ thể đa số đều bố trí cây đơn lẻ và theo hàng, hình dáng tán và màu sắc còn chưa đa dạng, điều này gây nên sự nhàm chán đối với mặt nhìn. Mật độ cây xanh của một số nơi chưa hợp lý, có nơi quá dày, có nơi lại quá thưa, không đảm bảo độ che phủ của tán cây trong khuôn viên.
Tổng thể công viên Nhật Lệ được quy hoạch theo một trục chạy dọc song song với đường bờ sông Nhật Lệ, việc quy hoạch theo trục như vậy đã phát huy tối đa hướng nhìn từ phía khu dân cư, đồng thời tạo nên một hệ thống xuyên suốt theo chiều dài của sông.
Hình 3.12. Hình thức phối kết cây xanh chủ yếu tại công viên Nhật Lệ
Hình thức phối kết giữa các loại cây trồng tại công viên Nhật Lệ còn chưa đa dạng và chưa phù hợp, chỉ tập trung ở hình thức bố trí cây độc lập và cây theo hàng.
Một số địa điểm còn yếu về hình thức bố trí và chủng loại cây. Ví dụ như thảm cây hoa lá màu được cắt tỉa vuông vức, chưa có sự sáng tạo trong thiết kế.
Ở khu dạo ven sông, cây xanh được trồng chủ yếu theo hàng, tuy nhiên chủng loại cây được sắp xếp lộn xộn không theo một quy luật nhất định. Cây được trồng với khoảng cách rất gần từ 2-3 m. Điều này cho thấy cách bố trí cây xanh ở khu vực dạo ven sông có sự đơn điệu. Đặc biệt, với mật độ dày đặc đã làm tầm nhìn ra cửa sông bị
hạn chế, làm mất mỹ quan cho công trình. Đây là khu vực có thiết kế chưa được hài hòa và thiếu tính thẩm mỹ nhất trong công viên. Ở đây còn có sự quy hoạch, thiết kế lại đường đi, lối dạo để tăng thêm vẻ đẹp của công trình.
Công viên Nhật Lệ có hướng nhìn ra biển cho nên việc bố trí một hàng cây dày đặc như trên khiến cho tầm nhìn bị hạn chế. Đồng thời, việc bố trí lặp đi lặp lại chủng loại cây trên thành một hàng dài cũng gây nhàm chán đối với người nhìn.
Việc bố trí tiểu cảnh ở các phân khu chức năng tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn còn sơ sài và chưa đa dạng. Hệ thống đài phun nước tường xuyên bị hư hỏng do người dân gây nên và bắt đầu xuống cấp cũng gây mất mỹ quan cho công viên.
b) Đánh giá về hình thức phối kết cây xanh và các yếu tố cảnh quan khác tại Sun Spa Resort
Hình thức phối kết cây xanh tại Sun Spa Resort tương đối đa dạng và phong phú. Cây xanh được bố trí với nhiều hình thức, nhịp điệu và màu sắc khác nhau tạo nên nhiều cảnh quan cây xanh đẹp. Đối với cảnh quan ven biển, Resort tập trung trồng các chủng loại cây có thân cao như Dừa, Cọ dầu có tán lá thưa, khiến cho tầm nhìn ra biển được thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ. Trong khu hành chính chủ yếu trồng các chủng loại Cây như Bàng đài Loan, thảm cỏ Nhật và một số loài trồng thảm có nhiều màu sắc gây chú ý cho du khách. Khu nghỉ dưỡng tập trung trồng các chủng loại cây bụi và cây cảnh có nhiều màu sắc, phối kết với nhiều hình dáng khác nhau tạo nên sự thích thú cho người ở, đồng thời bố trí nhiều đèn đá Nhật Bản trong từng khu Villa độc lập, mang hơi hướng hiện đại nhưng vẫn hoài cổ. Xuyên suốt theo đường đi qua từng phân khu Resort, có thể thấy đã được bố trí sáng tạo nhiều tiểu cảnh và các yếu tố trang trí ví dụ như Pegola, chòi nghỉ chân, suối nhân tạo, hang động giả, cầu gỗ, đường dạo bằng đá tự nhiên,...rất đa dạng và phong phú, có sự kết nối và hài hòa với nhau.
Đối với Sun Spa Resort, chủng loại cây xanh ở đây tương đối đa dạng và phong phú. Một số thảm cây và cây bụi có sức sống kém do không thích hợp trồng ở nơi đất cát và nhiều gió biển. Đa số ở đây trồng những loài ít rụng lá, thường xanh, tuy nhiên một số khu vực vẫn xuất hiện hiện tượng cây mọc bụi, cây không khống chế tán khá nhiều, chẳng hạn như khu vực nghỉ dưỡng, khu ngoạn cảnh. Điều này làm cho một số loài dưới tán của cây phát triển kém, mất thẩm mỹ. Cây xanh một số nơi gần nhà dân và hồ nhân tạo còn hạn chế, mọc dại khá nhiều.
Phong cách thiết kế với các loài cây chủ đạo là Dừa, Cọ dầu, Cau, Agao, … đem lại một không gian độc đáo, đẹp mắt, hài hòa nhưng không thiếu tính chất Á Đông trong đó. Điển hình là lối đi hàng tre, các con sông và hang đá nhân tạo, cổng
villa và Bulgalow theo phong cách Trung Quốc đã tăng thêm tính đa dạng trong lối thiết kế.
Hình 3.13. Hiện trạng cảnh quan trong khu Bugalow
Nhìn chung, hình thức và việc bố trí các yếu tố cảnh quan tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, tại khu vực khu ngoạn cảnh, các yếu tố cây xanh và trang trí khác còn sơ sài, cây xanh chủ yếu là cây Dừa, Cọ dầu, Ngâu, Cỏ Nhật,...một số yếu tố khác như hồ nhân tạo, chòi nghỉ cơ sở vật chất đang xuống cấp, chưa được tu sửa gây mất mỹ quan. Đồng thời, do thời điểm điều tra vào cuối mùa du lịch nên một số cảnh quan bị xuống cấp, chưa bảo dưỡng.
Hình 3.14. Hồ nhân tạo tại Sun Spa Resort