3.2. Hiện trạng cảnh quan tại các khu nghỉ dưỡng ở thành phố Đồng Hới
3.2.3. Đánh giá phẩm chất cây xanh tại các khu nghỉ dưỡng
Do yêu cầu của đề tài cho nên tác giả không đi sâu vào việc đánh giá chất lượng sinh trưởng của các chủng loài thông qua các chỉ tiêu như: Lượng tăng trưởng bình quân, suất tăng trưởng của các đại lượng về đường kính, chiều cao. Tác giả điều tra ở mức độ khảo sát dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài như: hình dạng thân cây, tán cây, tình hình sâu bệnh, mức độ phát triển tốt hay xấu... Xuất phát từ tiêu chí đó tác giả phân chia ra làm ba loại:
- Loại tốt (ký hiệu A): Là những cây phát triển bình thường, tán cây cân đối, cây không có bạnh vè, không bị cụt ngọn, không gãy cành, không rỗng ruột, không bị ký sinh.
- Loại trung bình (ký hiệu B): Là những cây phát triển bình thường nhưng bị lệch tán, bị kiến làm tổ, gãy cành, cây cong queo, có sự xuất hiện của cây ký sinh nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn 30%.
- Loại xấu (ký hiệu C): Là những cây kém phát triển, cong queo, rỗng ruột, có cây ký sinh với tỷ lệ lớn hơn 30%.
3.2.3.1. Đánh giá phẩm chất cây xanh tại công viên Nhật Lệ
Qua quá trình điều tra, dựa vào các tiêu chí phân loại như trên, kết quả được thể hiện ở bảng 3.13. Nhìn chung, tại công viên Nhật Lệ, đa số cây gỗ có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ số cây có phẩm chất tốt (A) chiếm tỷ lệ lớn là 76,16%, tỷ lệ cây có phẩm chất trung bình (B) chiếm 19,35%, tỷ lệ cây có phẩm chất kém (C) chiếm tỷ lệ rất ít là 4,3%.
Trong đó, có những loài có tỷ lệ phẩm chất tốt cao như Sao đen, Xoài, Nhạc ngựa, Lim xẹt, Ngô Đồng. Thông qua việc đánh giá cây gỗ tại công viên Nhật Lệ, đa số các cây được lựa chọn trồng đều có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết tại địa phương và môi trường sống vùng ven biển. Một số loài có tỷ lệ sống cao và phẩm chất tốt như Dừa, Sao đen, Xoài, Nhạc ngựa, Lim, Phượng, Ngô Đồng, Đa, Chuông vàng, Lát hoa, Nhội, Vú sữa, Cau bụng, Dương liễu. Tuy nhiên, nhiều cây đã đến tuổi trưởng thành bị mối đục thân hoặc mục gốc, thân cành có thể gãy đổ gây nguy hiểm trong mùa mưa bão ví dụ như Dừa, Xoài, Hoa Sữa. Một số cây trồng hiện có là các loài cây có nhiều sâu, cong xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹquan đô thị và an toàn cho người. Các cây này cần được thay thế bằng các loài cây đảm bảo chất lượng.
Từ kết quả trên sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch cảnh quan trong các khu nghỉ dưỡng sau này.
Bảng 3.13. Đánh giá phẩm chất cây gỗ tại công viên Nhật Lệ
TT
Phẩm chất Tên cây
Loại A Loại B Loại C
Tổng cộng Số cây Tỷ lệ
(%) Số cây Tỷ lệ (%)
Số cây
Tỷ lệ (%)
1 Dừa 86 75,4 26 22,8 2 1,8 114
2 Cọ Dầu 70 81,4 15 17,4 1 1,2 86
3 Sao đen 30 90,9 3 9,1 0 0,0 33
4 Xoài 29 90,6 1 3,1 2 6.3 32
5 Nhạc ngựa 6 100,0 0 0,0 0 0,0 6
6 Ngô đồng 6 100,0 0 0,0 0 0,0 6
7 Tre 4 66,7 2 33,3 0 0,0 6
8 Lim xẹt 1 100,0 0 0,0 0 0,0 1
9 Bàng 18 66,7 8 29,6 1 3,7 27
10 Phượng 15 55,6 4 33,3 6 11,1 20
11 Hoa sữa 10 55,6 6 33,3 2 11,1 18
12 Bồ đề 4 66,7 2 33,3 0 0,0 6
13 Đa 3 100,0 0 0,0 0 0,0 3
14 Liễu 1 20,0 3 60,0 1 20,0 5
15 Bằng lăng 12 37,5 15 46,9 5 15,6 32
16 Xà cừ 21 72,4 5 17,2 3 10,3 29
17 Chuông vàng 1 100,0 0 0,0 0 0,0 1
18 Viết 5 33,3 9 60,0 1 6,7 15
19 Lát hoa 1 100,0 0 0,0 0 0,0 1
20 Điệp vàng 2 66,7 1 33,3 0 0,0 3
21 Nhội 1 100,0 0 0,0 0 0,0 1
22 Vú sữa 1 100,0 0 0,0 0 0,0 1
23 Cau Bụng 29 100,0 0 0,0 0 0,0 29,0
24 Dương liễu 74 89,2 8 9,6 1 1,2 83
TỔNG 425 76,2 108 19,36 25 4,48 558
Biểu đồ 3.1. Phân bố cây gỗ tại công viên Nhật Lệ theo phẩm chất
Đối với cây bụi và cây tạo hình tại công viên Nhật lệ, thông qua kết quả điều tra từ bảng 3.14, cây bụi và cây tạo hình có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường vùng ven biển và thích hợp tại khí hậu tại địa phương. Trong đó, cây có tỷ lệ phẩm chất tốt khá cao 217/257 cây chiếm 84,4%, tỷ lệ cây có phẩm chất trung bình là 27/257 cây chiếm 10,5%, tỷ lệ cây có phẩm chất kém là 13/257 cây chiếm 5,1%.
Trong đó, cây Cọ cảnh, Tùng bách tán, cau trắng có tỉ lệ loại A là lớn nhất, thấp nhất là Hoa giấy chiếm 66,7%. Đại đa số cây trồng đảm bảo về chất lượng, tuy nhiên cành nhánh một số loài vẫn chưa được đẹp hoặc bị gãy ngọn ví dụ như Phượng, Mai, Lộc vừng, Bàng... Những cây có tỷ lệ phẩm chất kém chủ yếu là do thiệt hại sau bão số 10 năm 2017 gây ra tại tỉnh Quảng Bình.
Hình 3.3. Hiện trạng cây Phượng tại công viên Nhật Lệ
Hình 3.4. Cây bị nghiêng đổ do thiệt hại bão số 10 năm 2017
Do vậy, những chủng loại cây bụi và tạo hình trên rất thích hợp trong việc trồng cây xanh tại địa bàn nghiên cứu, có thể đưa vào công tác quy hoạch cây xanh của địa phương. Tuy nhiên, do số lượng mỗi chủng loại và số loài còn ít cho nên cần bổ sung thêm để tăng tính đa dạng trong địa bàn nghiên cứu.
Đối với cây trồng viền và cây phủ nền, do được chăm sóc, tưới nước bón phân thường xuyên nên cây có khả năng sinh trưởng tốt; số lượng cây phẩm chất kém tương đối ít và, số cây bị chết chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khuôn viên nên tác giả không tiến hành đo đạc mà chủ yếu đánh giá theo trực quan.
Hình 3.5. Hiện trạng viền cây Chuỗi ngọc bị hư hỏng
Một số thảm cây bị gãy, hư hỏng đa phần là do con người dẫm đạp và thời tiết khắc nghiệt, chủ yếu là thảm Chuỗi Ngọc trồng viền xung quanh bồn hoa. Số cây các chủng loại còn lại diện tích bị hư hại không đáng kể, sinh trưởng phát triển tốt. Qua kết quả điều tra cho thấy, những chủng loại cây trồng viền và phủ nền tương đối phù hợp với khí hậu địa phương, tuy nhiên cần bổ sung thêm nhiều chủng loại khác để tăng thêm tính đa dạng loài trong khuôn viên.
Bảng 3.14. Đánh giá phẩm chất cây bụi và cây tạo hình tại công viên Nhật Lệ
TT
Phẩm chất Tên cây
Loại A Loại B Loại C
Tổng cộng Số cây Tỷ lệ
(%) Số cây Tỷ lệ (%)
Số cây
Tỷ lệ (%)
1 Cau trắng 33 91,7 1 2,8 2 5,6 36
2 Hoa giấy 12 66,7 5 27,8 1 5,6 18
3 Tùng bút 13 86,7 2 13,3 0 - 15
4 Cọ cảnh 2 100,0 0 - 0 - 2
5 Ngâu bun 19 95,0 1 5,0 0 - 20
6 Dương 122 84,7 14 9,7 8 5,6 144
7 Hồng lộc 15 71,4 4 19,0 2 9,5 21
8 Tùng bách tán 1 100,0 0 - 0 - 1
TỔNG 217 84,4 27 10,5 13 5,1 257
3.2.3.2. Đánh giá phẩm chất cây xanh tại Sun Spa Resort
Để đánh giá phẩm chất cây gỗ, tác giả đã tiến hành thống kê và phân loại cây gỗ trong Sun Spa Resort theo 3 loại A, B, C, phương pháp tương tự như đã tiến hành với công viên Nhật Lệ, kết quả được thể hiện ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Đánh giá phẩm chất cây gỗ tại Sun Spa Resort
TT Phẩm chất
Loại A Loại B Loại C
Tổng cộng Số cây Tỷ lệ
(%) Số cây Tỷ lệ
(%) Số cây Tỷ lệ (%)
1 Xoài 21 91,3 2 8,7 0 0,0 23
2 Hoàng nam 35 94,6 2 5,4 0 0,0 37
3 Sứ đỏ 48 98,0 1 2,0 0 0,0 49
4 Sứ trắng 53 98,1 0 0,0 1 1,9 54
5 Dừa 749 95,8 15 1,9 18 2,3 782
6 Cọ dầu 411 95,4 19 4,4 1 0,2 431
7 Chuông vàng 15 83,3 3 16,7 0 0,0 18
8 Muồng hoàng yến 11 84,6 2 15,4 0 0,0 13
9 Muồng anh đào 8 88,9 1 11,1 0 0,0 9
10 Phượng vĩ 6 75,0 1 12,5 1 12,5 8
11 Bàng đài loan 312 99,4 2 0,6 0 0,0 314
12 Móng bò tím 3 42,9 4 57,1 0 0,0 7
13 Osaka đỏ 7 58,3 4 33,3 1 8,3 12
14 Giáng hương 24 92,3 2 7,7 0 0,0 26
15 Lộc vừng 5 100,0 0 0,0 0 0,0 5
16 Bằng lăng nước 7 87,5 1 12,5 0 0,0 8
17 Lát hoa 34 97,1 1 2,9 0 0,0 35
18 Nhạc ngựa 9 81,8 2 18,2 0 0,0 11
19 Si 42 89,4 4 8,5 1 2,1 47
20 Sanh 44 95,7 2 4,3 0 0,0 46
21 Liễu rủ 85 82,5 16 15,5 2 1,9 103
22 Tre 24 100,0 0 0,0 0 0,0 24
23 Dương liễu 14 82,4 3 17,6 0 0,0 17
TỔNG CỘNG 1.965 94,6 87 4,2 27 1,2 2.079
Biểu đồ 3.2. Phân bố cây gỗ tại công viên Sun Spa Resort theo phẩm chất Qua kết quả điều tra từ bảng 3.15 cho thấy, tỷ lệ cây gỗ có phẩm chất loại A tương đối lớn chiếm 94,6%, loại B chiếm 4,2 % và loại C chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,2%.
Cây có tỷ lệ phẩm chất tốt (loại A) ví dụ như Xoài, Hoàng Nam, Sứ đỏ, Sứ trắng, Dừa, Cọ Dầu, Bàng Đài Loan, Lộc Vừng, Lát hoa, Si, Sanh, Tre...Cây có tỷ lệ phẩm chất kém nhiều nhất là cây Osaka, chủ yếu là cụt ngọn và hư thân. Qua đây cho thấy loài cây này mặc dù có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường đất cát, tuy nhiên do đặc thù của khu Resort nằm ở bán đảo sát cửa sông thường xuyên đón gió mạnh nên cây dễ bị hư hại. Vì vậy, trong tương lai cần tiến hành thay thế chủng loại cây này bằng loài khác có sức sống cao hơn để đảm bảo thẩm mỹ mỹ quan của Resort.
Đối với Sun Spa Resort, cây xanh đa phần có phẩm chất tốt tuy nhiên xuất hiện hiện tượng mật độ cây một số nơi quá dày đặc, điển hình như khu nghỉ dưỡng, dẫn đến hiện tượng chèn ép tán cây, cây thường bị lệch tán, lệch thân, diện tích tán không được phát triển tốt đa, hình dáng cây và tán lá xấu. Một số loài cây bụi mọc lộn xộn, đan xen lẫn nhau, khiến cho tình trạng mọc dại phát triển nhiều, ví dụ như Hoa giấy, Tre,…
Những loài cây này cần được chú ý chăm sóc, quản lý để đảm bảo thẩm mỹ cũng như các giá trị cảnh quan khác.
Do diện tích Resort tương đối lớn và số lượng loài cây trồng viền và cây phủ nền, cây bụi và tạo hình rất nhiều, vì vậy tác giả tiến hành đánh giá phẩm chất cây dựa vào trực quan. Nhìn chung, đa số các chủng loại cây đều sinh trưởng và phát triển tốt.
Ngoài ra, vì thời gian điều tra không nằm trong mùa du lịch của Resort nên một số diện tích Cỏ Nhật bị khuyết và phát triển kém chưa được chăm sóc và thay thế.