ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 51)

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh kế của các hộ dân có đất bị thu hồi đất tại các dự án trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, cụ thể là ở các dự án:

TT Tên dự án Địa điểm Nhóm

đại điểm

Số hộ gia đình bị

ảnh hưởng

Diện tích thu hồi

(m2) 1 Tạo quỹ đất Khu dân cư Tỉnh lộ 2 Thị trấn

Hoàn Lão Đồng bằng 107 128.064,30 2 Phân lô đất ở tại xã Phú Trạch Xã Phú

Trạch Đồng Bằng 2 11.433,10 3 Phân lô đất ở tại thị trấn Hoàn Lão Thị trấn

Hoàn Lão Đồng Bằng 8 17.903,40 4 Tạo quỹ đất ở khu vực Lòi Huyện

và khu vực Động Cát Xã Đại Trạch Ven biển 11 22.174,40 5 Tạo quỹ đất tại thôn 1 Xã Lý Trạch Ven biển 31 28.807,60 6 Phân lô đất ở tại xã Đại Trạch Xã Đại Trạch Ven biển 14 7.710,30 7 Phân lô đất ở tại xã Xuân Trạch Xã Xuân

Trạch Đồi núi 22 19.744,00 8 Xây dựng điểm dân cư nông thôn

xã Vạn Trạch

Xã Vạn

Trạch Đồi núi 10 6.086,50

9 Phân lô đất ở tại xã Vạn Trạch Xã Vạn

Trạch Đồi núi 4 5.117,90

10 Tạo quỹ đất thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch

Xã Nam

Trạch Đồi núi 8 16.955,30

11 QH chi tiết đất ở, chợ Troóc Xã Phúc

Trạch Đồi núi 10 13.713,00

Tổng hợp số hộ gia đình bị ảnh hưởng theo từng nhóm địa điểm như sau:

TT Nhóm địa điểm Số hộ gia đình bị ảnh hưởng

1 Đồng bằng 117 hộ

2 Ven biển 56 hộ

3 Đồi núi 54 hộ

TỔNG CỘNG 227 hộ

- Phạm vi thời gian

Đề tài thực hiện đối với các dự án có thu hồi đất từ năm 2013 đến năm 2016.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Bố Trạch.

- Tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư phục vụ các dự án trên địa bàn huyện.

- Các ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân.

- Giải pháp góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất thực hiện các dự án tạo quỹ đất trên địa bàn huyện Bố Trạch.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu

a. Số liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp được khai thác cho việc tổng quát hóa các vấn đề có liên quan tới nghiên cứu, như chính sách kinh tế, xã hội, chính sách thu hồi đất, GPMB, điều kiện của địa bàn nghiên cứu, Các Quyết định, hồ sơ GPMB của các dự án cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế nghiên cứu và phân tích trong quá trình nghiên cứu.

b. Số liệu sơ cấp:

Chọn mẫu điều tra các hộ gia đình có đất bị thu hồi. Xác định cỡ mẫu áp dụng công thức Slovin. Nghiên cứu đối với 11 dự án tạo quỹ đất tại huyện Bố Trạch trong những năm gần đây, với tổng số hộ gia đình bị ảnh hưởng do thu hồi đất là 227 hộ.

Áp dụng công thức Slovin để tính toán số mẫu điều tra:

n =

N

=

227

= 79,96 (1 +N.e2) ( 1 + 227.0,092 )

Trong đó:

n : Kích cỡ mẫu được tính N : Tổng số mẫu

e : Sai số chuẩn, với mức chính xác tương đối, chọn e có giá trị từ 0,05 đến 0,1, ở đây chọn giá trị sai số e = 0,09

Số hộ cần điều tra để đưa ra kết quả thống kê chính xác đối với 227 hộ là 80 hộ gia đình.

Chọn mẫu điều tra sử dụng phương pháp chọn mẫu chùm để có tính đại diện cho từng vùng có đặc trưng địa lý khác biệt. Cụ thể khu vực nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm vùng đồng bằng, nhóm vùng đồi núi và nhóm vùng ven biển.

Mục đích của việc chia nhóm chọn mẫu giúp đơn giản hóa quá trình điều tra thực địa, ngoài ra trong quá trình tổng hợp phân tích số thấy được sự khác nhau của sinh kế người dân bị thu hồi đất tùy từng vị trí địa lý cụ thể.

Các hộ gia đình thuộc cùng một nhóm thường mang những đặc trưng giống nhau do đó để hạn chế sai số lấy mẫu trong số 80 hộ cần điều tra, chọn trọng số cho từng nhóm cụ thể như sau:

Nhóm các vùng đồng bằng chọn p1=117/227 Nhóm các vùng đồi núi chọn p2=56/227 Nhóm các vùng ven biển chọn p3=54/227 Số hộ cần điều tra theo từng nhóm là:

Nhóm các vùng đồng bằng: n1 = n.p1 = 80.117/227 = 41 hộ Nhóm các vùng đồi núi chọn n2 = n.p2 = 80.56/227 = 20 hộ Nhóm các vùng ven biển chọn n3 = n.p3 = 80.54/227 = 19 hộ

Ở mỗi nhóm, ta liệt kê danh sách và đánh số thứ tự. Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản chọn ra các con số ngẫu nhiên để xác định các mẫu cần cần điều tra.

Bảng phỏng vấn được soạn thảo sẵn trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng gồm 3 phần, phần I thu thập thông tin chung của chủ hộ gia đình gồm tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Phần II của phiếu điều tra nhằm thu thập các thông tin để làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá sinh kế của người dân theo ngũ giác sinh kế là nguồn vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất. Phần III của phiếu điều tra nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc ổn định cuộc sống mới, ý kiến và đề xuất của người dân về chính sách, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm của Nhà nước khi thu hồi đất.

2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm các phần mềm Microsoft Excel và IBM SPSS Statistics 20 để nhập, phân tích và xử lý số liệu.

2.3.3. Phương pháp so sánh

So sánh sinh kế của người dân trước và sau khi thu hồi đất theo ngũ giác sinh kế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)