Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Nông nghiệp

Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp liên tiếp được mùa, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng giống mới được đẩy mạnh theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật và cơ giới hoá vào sản xuất nên năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng cao dần theo từng năm.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đến năm 2015 là 18.085 ha, tổng sản lượng lương thực 50.565 tấn.

Năm 2015, toàn huyện trồng mới 200 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su lên 9.445 ha, đa ̣t 111,6%KH, tăng 29,6% so năm 2014; trong đó cao su tiểu điền 6.275 ha, đã đưa vào khai thác trên 1.700 ha, sản lượng mủ khô thu hoạch 1.500 tấn, tăng 1,4%

so với cùng kỳ, giá trị thu được gần 45 tỷ đồng.

Năm 2015, huyện đã hỗ trợ giá giống với tổng kinh phí 2,3 tỷ đồng; xây dựng nhiều mô hình khuyến nông đạt hiệu quả kinh tế cao, chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ thực vật; vận hành hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới, tiêu hợp lý; thường xuyên theo dõi có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai.

Chăn nuôi: Phát triển theo hướng chất lượng và giá trị, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong nông nghiệp. Tổng đàn có xu hướng tăng, nhất là tỷ lệ bò lai, lợn nái ngoại. Đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển và thực hiện chính sách hỗ trợ theo Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2 kịp thời nên số lượng gia trại, trang trại tăng lên rõ rệt và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.

Các loại dịch bệnh được kiểm soát an toàn; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và việc vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc.

Lâm nghiệp : Tập trung chỉ đạo công tác quản lý, chăm sóc bảo vệ rừng, nhất là phòng, chống cháy rừng. Năm 2015, toàn huyện trồng mới 700 ha rừng tập trung, khoảng 275 ngàn cây phân tán. Có trên 150 ngàn ha rừng được giao cho các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình quản lý, chăm sóc, bảo vệ, chiếm trên 75% diện tích rừng hiện có. Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép kịp thời, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Thuỷ sản:Thời tiết thuận lợi, cùng với các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời, bà con ngư dân mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu công suất lớn đánh bắt vùng biển xa, bám biển dài ngày. Việc thành lập các tổ hợp tác, đội sản xuất trên biển đã tạo điều kiện cho hoạt động đánh bắt an toàn và có hiệu quả hơn với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nuôi trồng thuỷ sản vẫn duy trì ổn định, diện tích nuôi tăng, đã hình thành một số chi hội, tổ hợp tác nuôi trồng theo hướng bền vững, ngày càng phát huy hiệu quả. Sản xuất thuỷ sản có sự chuyển biến tích cực cả về khai thác và nuôi trồng, năm 2015 sản lượng thuỷ sản đạt 23.100 tấn, đạt 104,7%KH, tăng 6,2% so cùng kỳ; trong đó, khai thác 20.650 tấn, đạt 105,3% KH, tăng 6,5% so cùng kỳ; nuôi trồng 2.450 tấn, đạt 96% KH, tăng 0,2% so cùng kỳ.

b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN (theo giá so sánh 2010) thực hiện 670 tỷ đồng, đạt 97% KH, tăng 9,2% so cùng kỳ. Một số ngành sản xuất đã khai thác tốt tiềm năng, tiếp tục duy trì sản xuất ổn định và đạt mức tăng trưởng cao.

Thực hiện một số dự án điện đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hoàn thành công tác chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn củ a các HTX di ̣ch vu ̣ điê ̣n sang cho ngành điện quản lý. Hỗ trợ vốn khuyến công cho 17 cơ sở tổng kinh phí 275 triệu đồng; hưởng ứng các hoạt động chào mừng Lễ hội Hang động Quảng Bình năm 2015 có hiê ̣u quả. Duy trì, phát triển mô ̣t số mô hình tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có lợi thế về nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp-TTCN của huyện vẫn trong tình trạng hoạt động không ổn định, quy mô nhỏ, hình thành tự phát, sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ, tính cạnh tranh không cao.

c. Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều chuyển biến tích cực; phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ đọng XDCB, hạn chế xây dựng công trình mới... Năm 2015, Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 897 tỷ đồng, đạt 90,6% KH, tăng 1,7% so cùng kỳ.

Làm tốt công tác tạo quỹ đất, quy hoạch chi tiết đất ở, công tác quản lý quy hoạch xây dựng, cấp phép, quản lý chất lượng công trình XDCB. Công tác GPMB đáp ứng yêu cầu thực hiện các dự án.

Triển khai thực hiê ̣n Quyết đi ̣nh của UBND tỉnh về phê duyê ̣t nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Hoàn Lão và vùng phụ cận đến năm 2030 để từng bước hoàn thành lộ trình nâng cấp Hoàn Lão lên đô thị loại IV. Triển khai nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Đô thị - Du lịch Phong Nha tiến tới thành lâ ̣p thi ̣ trấn Phong Nha. Thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) nguồn vốn ngân sách cấp huyện.

Chỉ đạo quản lý chặt chẽ hệ thống đường GTNT, quản lý phương tiện vận tải đường bộ và tình hình hoạt động của bến đò khách ngang sông có hiệu quả. Công tác rà soát, thẩm định công trình giao thông đường bộ được thực hiện theo đúng quy định.

Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn XDCB còn đạt thấp, công tác xử lý nợ đọng XDCB ở cấp xã còn chậm. Tiến đô ̣ thi công một số công trình còn kéo dài. Công tác quy hoạch ở một số địa phương còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chất lượng chưa cao nên phải điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới nhiều lần; tình trạng xây dựng không phép nhưng chính quyền không xử lý vẫn còn xảy ra.

d. Thương mại, dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, du lịch thực hiện 4.140 tỷ đồng, đạt 113,4%KH, tăng 12,6%

so cùng kỳ.

Công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ, du lịch được tăng cường.

Hệ thống dịch vụ, du lịch được đầu tư nâng cấp với nhiều loại hình du lịch mới và thu được kết quả khá. Trong năm, có 761 ngàn lượt khách đến tham quan, du lịch, đạt 108,7% KH, tăng 21,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế có hơn 87 ngàn lượt người. Doanh thu về du lịch 118 tỷ đồng, đạt 147,5% KH, tăng 14,6% so cùng kỳ.

Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, du lịch chưa đáp ứng nhu cầu, hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống, vui chơi, giải trí còn thiếu nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ du lịch chưa cao. Kim ngạch hàng hoá xuất, nhập khẩu đạt thấp do ảnh hưởng của yếu tố thị trường.

e. Lĩnh vực Tài nguyên, môi trường

Thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) và công tác dịch vụ hành chính công về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Công tác giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất đạt hiệu quả; hoàn thiện hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai tại các xã, thị trấn.

Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước tiếp tục được tăng cường, kịp thời xử lý tình trạng khai thác cát sỏi lòng sông trái phép trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng vì môi trường, biển đảo. Tập trung giải quyết dứt điểm các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, môi trường tại một số địa phương còn hạn chế; việc giải quyết các kiến nghị, tranh chấp, khiếu nại về đất đai ở cơ sở thực hiện còn chậm, chưa đúng trình tự thủ tục gây nên tình trạng vượt cấp. Tiến độ thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ đo đạc bản đồ địa chính chậm, chất lượng chưa cao.

3.1.3.2. Điều kiện xã hội

Về xây dựng nông thôn mới, có chuyển biến tích cực, nhiều xã đã có sự thay đổi về số lượng và chất lượng xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, cụ thể: dự kiến đến hết năm 2015 có 7 xã đạt 19 tiêu chí, 4 xã đạt 15-18 tiêu chí, 10 xã đạt 10-14 tiêu chí, 7 xã đạt 5-9 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao.

Tuy vậy, so với kế hoạch, một số địa phương chỉ đạo còn thiếu quyết liệt, hiệu quả chưa cao, nhất là việc huy động và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện; chỉ chú trọng về xây dựng hạ tầng, chưa chú trọng quy hoạch phát triển sản xuất.

Vấn đề y tế toàn huyện đã có những bước phát triển tốt. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được cải thiện, chỉ đạo thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Triển khai thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Duy trì và nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, y đức, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ y tế; đội ngũ cán bộ y tế thôn bản cơ bản đủ số lượng; cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo.

Công tác dân số, gia đình, trẻ em được triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Tổ chức chiến dịch tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ đạt 100%KH. Mạng lưới chuyên trách về dân số ở cơ sở được duy trì và hoạt động tích cực. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 1% so cùng kỳ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm xuống còn 10,01%o.

Chú trọng các hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đã tiến hành cấp mới 1.312 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em nhân dịp lễ, Tết và hỗ trợ kịp thời cho trẻ em bị nạn. Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 92%KH. Triển khai tốt tháng hành động “Vì trẻ em” cấp tỉnh năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên vẫn còn ở mức cao (14%).

Hoạt đô ̣ng văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thanh có sự kết hợp tuyên truyền cổ động trực quan với việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao từ huyện đến cơ sở chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và phục vụ các sự kiện quan trọng của huyện với tinh thần đảm bảo trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn, tạo hiệu ứng xã hội, cổ vũ tinh thần lao động sản xuất của nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dịch vụ văn hóa. Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động phòng, chống bạo lực, bình đẳng giới, xây dựng đạo đức, lối sống trong gia đình.

Tuy nhiên, công tác gia đình vẫn chưa được chú trọng ở một số xã, thị trấn nên hiệu quả thực hiện chưa cao. Một số dịch vụ văn hóa vi phạm chưa được xử lý nghiêm, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần trong nhân dân. Một số xã, thị trấn chưa tích cực

tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn huyện.

Việc xây dựng làng, đơn vị văn hoá còn thiếu bền vững.

Về chính sách xã hội, lao động và việc làm, huyện Bố Trạch đã chăm lo thực hiện, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Năm 2015, huyện Bố Trạch đã chi trả đầy đủ chế đô ̣ cho các đối tượng chính sách với số tiền trên 115 tỷ đồng. Rà soát, lập danh sách 54 đối tượng đề nghị phong, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 2015. Tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng người có công và chính sách xã hội trên địa bàn huyện.

Công tác giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo, chú trọng công tác đào tạo nghề, tăng cường đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Triển khai nhiều giải pháp phù hợp, huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện các phong trào, các cuộc vận động đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo với nhiều hình thức. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 4,5% năm 2015, hiện còn 4,3%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 3,5%, hiện còn 9,2%. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định 268/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tạo quỹ đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)